Cách nấu mì tôm ngon cho bửa sáng chuẩn không phải ai cũng biết. Nếu bạn thường xuyên ăn mì gói, hãy đọc ngay những lưu ý sau để không gây hại cho sức khỏe và luôn được ngon miệng nhé.
Những hiểm họa khi ăn mỳ gói
Mì ăn liền thường được quảng cáo là chiên qua dầu chứ không hề sử dụng “chất bảo quản” để bảo quản. Tuy nhiên, trong dầu lại có chất chống lên men thực phẩm (BHT) – loại chất có thể dẫn làm suy giảm chức năng sinh sản, gây bệnh gan và nhiễm sắc thể dị thường.
Gói gia vị mì ăn nhiều sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến gan, làm cơ thể bị giữ nước và tăng huyết áp bởi chúng chứa chất chống oxy hóa và hàm lượng cao muối natri.
Nếu sử dụng 0,001 mili gam chất Polystyrene một ngày có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Tuy nhiên, nhà sản xuất nhằm tránh tình trạng cốc, bát đựng mì ăn liền bị biến hình khi gặp nước nóng nên có thể đã sử dụng tới 0,015 mili gam chất này.
Hộp mì ăn liền là món khoái khẩu của nhiều người nhưng ăn nhiều không tốt chút nào. Ảnh: foodmakesmehappy.
Nghiên cứu chứng minh, dung nạp lượng chất xơ và canxi phù hợp, giúp phòng chống ung thư trực tràng. Mì tôm được tạo ra từ bột mỳ tinh, bản thân mỳ tôm ít chất xơ, trong quá trình chế biến còn mất đi chất xơ và khoáng chất.
Nếu ăn mì tôm trong thời gian dài, cơ thể do thiếu vitamin và canxi nên dễ bị ung thư trực tràng. Ăn nhiều mì tôm cũng làm cho bệnh táo bón thêm trầm trọng, phân lưu lại thời gian dài trong đại tràng, cũng là một yếu tố dẫn đến ung thư trực tràng.
Ngoài ra, thường xuyên dùng mì ăn liền, bạn có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ cao hơn bình thường. Nguyên nhân nằm ở thành phần chất béo có trong hầu hết các loại mì ăn liền. Loại chất béo này là transfat và chất béo bão hòa, có hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người cao tuổi hay người có tiền sử bệnh tim mạch.
Nấu mì sai cách thường ngày:
Mì tôm là món ăn được ưa chuộng của những người bận rộn. Chính vì thế, tác phong nấu mì cũng rất nhanh chóng. Chúng ta thường cho mì vào bát, đổ nước sôi, cho đầy đủ gia vị, ngâm trong 3 phút rồi đem ra ăn. Hoặc sử dụng ngay mì trong cốc, bát nhựa đựng sẵn rồi đổ nước sôi vào, đậy nắp chờ vài phút là ăn.
Đây là cách làm không đúng bởi nó gây hại cho sức khỏe của bạn. Bởi khi ăn mì chưa được đun sôi, lượng chất béo và một số chất dinh dưỡng không tốt, không bị mất đi và trở thành tác nhân gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Mì tôm nên ăn cùng rau, thịt để đủ chất, cân bằng dinh dưỡng. Ảnh: Noobcook.
Cách nấu mì tôm đúng cách:
Bước 1: Đun sôi nước cùng mì tôm. Chần qua mì tôm, để lọc chất xám cũng như lớp dầu chiên mì. Khi các sợi mì rời nhau và chín đều thì bạn hãy đổ bỏ nước sôi và trút mì ra bát.
Bước 2: Đun một nồi nước sôi khác, đổ mì vừa gắp ra bát vào lại nồi nước. Nhanh tay tắt bếp để mì không bị nát. Sau đó, bạn cho gói gia vị mì vào. Còn nếu muốn ăn mì khô, bạn có thể bỏ nước mì đi và trộn mì với các gói gia vị như bình thường.
Bước 3: Nếu muốn ăn thêm trứng gà hoặc thịt, cá, tôm, rau xanh… thì bạn hãy chế biến chúng riêng rồi thêm vào mì. Tốt nhất mỗi vắt mì nên thêm khoảng 150 gam rau xanh như cải ngọt, súp lơ, cải xanh, giá đỗ… Việc thêm rau vào bữa ăn sẽ làm cho lượng lớn các chất béo được cuốn theo rau ra ngoài cơ thể. Từ đó sẽ hạn chế được thấp nhất những tác hại chính mà mì ăn liền gây ra. Chúc các bạn ngon miệng nhé.