Khi nhắc đến An Giang – một vùng đất miền Tây Nam Bộ, bên cạnh những vườn trái cây sai trĩu quả và những cánh rừng ngập mặn hoang sơ, chắc hẳn bạn sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh những người nông dân chất phác, thật thà đúng không? Nếu đúng vậy thì bạn lầm to rồi, nơi đây có những nét ẩm thực mang đậm bản sắc vùng miền với vô số các đặc sản An Giang nổi tiếng mang hương vị đặc trưng và được chế biến khéo léo, bắt mắt, để lại những vấn vương trong lòng thực khách phương xa. Hãy để Blogamthuc365.edu.vn mách nhỏ cho bạn top 15 đặc sản An Giang không thử thì hơi phí cuộc đời nha.
Bạn đang đọc: Top 15 món đặc sản An Giang ăn thử là nghiền
Resort An Giang – Hành trình khám phá miền Tây sông nước
Top resort miền Tây giá rẻ tiện nghi đáng nghỉ dưỡng
Lẩu mắm
Ở vùng nước nổi có một món đặc sản An Giang ngon đến nỗi đã được dân tình tìm mua, bày bán khắp vùng miền đất nước và luôn xuất hiện trong những lễ hội ẩm thực đặc sắc của Việt Nam, nhưng chỉ khi đến đây, bạn mới được thực sự trải nghiệm hương vị mắm đặc trưng làm nên đặc sản An Giang – lẩu mắm mà không nơi nào có thể sánh được.
Nước lẩu sẽ được nấu chung với cá basa, cá kèo, cá bông lau, cá lóc… Để gia tăng sự đậm đà của món đặc sản An Giang, người ta cho vào cả chả cá và thịt ba rọi. Lẩu mắm ăn kèm với cà tím cắt khúc, bông so đủa, điên điển, bông súng, chuối bào… và bún tươi.
Món lẩu mắm có vị mằn mặn của mắm, vị ngọt của cá vùng sông nước và các loại rau, giá tươi mát hòa quyện tạo nên ấn tượng khó phai.
Nếu bạn nghĩ mùi vị sẽ khó chịu do tên gọi của nó, nước dừa và vị nước xương hầm thơm ngậy sẽ làm bạn phải thay đổi suy nghĩ đó. Blogamthuc365.edu.vn tin rằng với món đặc sản An Giang này, đến những vị khách khó tính nhất cũng sẽ phải xuýt xoa khen ngon.
Bún cá Châu Đốc
Tạm gác lại cuộc sống ồn ào hối hả, bạn hãy đến Châu Đốc, dừng chân tại một quán ăn để thưởng thức tô bún cá nóng hổi, nổi tiếng là đặc sản Châu Đốc An Giang.
Một món ăn không mấy xa lạ, được bán ở nhiều nơi nhưng bạn sẽ phải thốt lên đầy ngạc nhiên với vị ngọt của nước dùng được ninh từ xương gà, nấu cùng cá lóc, hay một số nơi có thể thay thế bằng cá kèo, ăn kèm với rau giá đa dạng và một loại đặc trưng không thể thiếu, bông điên điển.
Đây là loại rau chỉ có vào mùa nước nổi, khi ăn bún cá với bông điên điển, thực khách mới cảm nhận được hết vị ngon ngọt đặc biệt của món bún này. Lựa chọn tô bún cá cho một buổi sáng ấm bụng quả thực là một lựa chọn không tồi đúng không nào?
Gỏi đu đủ đâm Tri Tôn
Mỗi khi có dịp ghé thăm Tri Tôn, An Giang, điều đầu tiên mọi người “kháo nhau” phải làm bằng được chính là xà ngay vào một quán bán đu đủ đâm và thưởng thức hương vị độc đáo, lạ miệng nơi đây. Đu đủ đâm là một món gỏi đu đủ của người Campuchia. Ở Việt Nam, tên gọi này xuất phát từ việc chế biến bằng đâm trong cói.
Nghe qua thì món này có vẻ đơn giản, nhưng để tạo nên món ăn đặc trưng An Giang, đu đủ được chọn phải là loại sắp chín, đến khi chế biến sẽ giòn và ngọt, ăn kèm một đĩa trứng vữa và những xiên thịt nướng.
Nhai chậm rãi, bạn sẽ cảm nhận được một chút vị mặn vừa phải của mắm, vị chua của chanh, vị béo ngậy đặc trưng của trứng vữa. Không chỉ vậy, cảm giác sần sật của những miếng gân xen lẫn trong thịt cùng mùi thơm của rau hoà quyện vào nhau sẽ làm bạn bùng nổ vị giác.
Các món ăn từ thốt nốt
“An Giang ơi, Tri Tôn vùng thốt nốt”. Nếu nhắc tới Bắc Giang, người ta nghĩ đến những vườn vải thiều trĩu cành, nhắc đến Bến Tre là những rặng dừa thơ mộng, thì ở An Giang, thốt nốt chính là linh hồn của mảnh đất này, tạo nên một đặc sản An Giang không thể không kể đến. Dù chỉ là một loại trái “bình dân”, dường như nơi nào có những hàng thốt nốt cao vút nhưng những món ăn được làm từ chúng thì không “bình dân” chút nào.
Tưởng tượng một ngày nắng cháy da, dừng chân một gánh nhỏ ven đường, một ngụm nước thốt nốt dường như đánh bay cái nắng gay gắt ngoài kia, đưa đến ta chút gió mát lạnh của chớm đầu thu.
Nếu bạn là một “tín đồ hảo ngọt” thì hãy để Blogamthuc365.edu.vn gợi ý cho bạn một siêu phẩm được nâng cấp từ nước thốt nốt – thốt nốt sữa. Đây là món đặc sản An Giang làm mưa làm gió, rất được giới trẻ truy lùng thời gian gần đây.
Thay vì uống thốt nốt tươi như bình thường, nước thốt nốt được để trong tủ đông lạnh cho sền sệt giống đá bào, sau đó để ra ly cho vào đó cái thốt nốt, chế vào ly 1 ít sữa bò cùng đậu phộng rang thơm giòn. Giá cả thì lại cực kỳ “hạt dẻ” nên mỗi lần đến đây phải “đả” mấy cốc thì mới đã cơn thèm được!
Gà đốt lá trúc Ô Thum
Đến với An Giang, du khách đừng quên thưởng thức món gà đốt Ô Thum lá trúc trứ danh tại đây. Điều tạo nên món đặc sản An Giang này không chỉ nằm ở nguyên liệu mà nằm ở bí quyết chế biến riêng của mỗi quán, ngoài các loại gia vị thường thấy như muối, sả, ớt, tỏi thì lá trúc như một loại gia vị đặc biệt không thể thiếu để tạo nên hương vị đặc trưng không lẫn vào đâu được của món ăn.
Những con gà được đốt trong lu nên thơm nức, các nguyên liệu thấm đều vào gà, dù thịt bên trong vừa chín mềm nhưng lớp da lại rất giòn, vừa giữ được vị ngọt tự nhiên, vừa hòa quyện mùi thơm đặc trưng của lá trúc. Gắp từng miếng thịt gà chấm vào chén muối ớt chanh, ăn kèm gỏi bắp chuối và rau răm thì hương vị đặc sản An Giang như còn đọng lại hoài nơi đầu lưỡi.
Ếch kẹp nướng Tri Tôn
Tiếp tục hành trình lấp đầy cái bụng đói, món đặc sản An Giang tiếp theo mà Blogamthuc365.edu.vn muốn giới thiệu với các bạn là món ếch nướng với hương vị lạ miệng, vừa ngon, vừa hấp dẫn. Ếch được lột sạch da và tẩm gia vị thêm ít nghệ tươi thật bắt mắt, làm chúng ta nhìn chỉ muốn ăn ngay.
Ếch kẹp sau khi được bàn tay điệu nghệ của người dân lật qua lại thì săn lại, mỡ từ thịt tươm ra. Mùi thơm tỏa ra vô cùng quyến rũ. Có thể nói mùi hương này chính là thứ đã lôi kéo được rất nhiều thực khách phương xa đến miền nước nổi. Đây là một món ăn được coi là đặc sản An Giang hiện đang làm mưa làm gió, nên nếu không ăn là uổng phí cả cuộc đời đó nha.
Bánh xèo rau rừng
Muốn tìm một món ăn nhẹ phù hợp với một buổi chiều đói bụng mà vẫn thưởng thức thêm được những đặc sản An Giang khác vào buổi tối ư? Có ngay cho bạn đây.
Bánh xèo rau rừng là một món được làm trực tiếp trên lò củi, tạo cảm giác thân thiện đúng chất miền Tây. Gắp miếng bánh xèo từ từ đưa vào miệng, vị ngọt của tép, mực, vị béo béo của thịt ba rọi, mùi thơm của rau và mùi vị cay của mắm. Mọi thứ như hòa quyện vào nhau tạo nên một hương vị nồng nàn đánh thức mọi giác quan.
Một món ăn đem lại cảm giác thân thuộc đến với chúng ta nơi đất khách quê người, tuy nhiên, ở đây, họ sẽ dùng các loại rau như tía tô, lá cách, đọt chùm ruột non, lá cóc, lá xoài, lá lốt, cải xanh, rau xà lách… để cuốn bánh. Thế nên, đặc trưng để phân biệt bánh xèo miền Tây với bánh xèo ở những nơi khác chính là ở đĩa rau ăn kèm.
Điều làm nên vị ngon cho món đặc sản An Giang chính là sự kết hợp hài hòa hương vị giữa các loại rau thơm khi chấm mắm, ăn kèm với bánh xèo. Đĩa rau rừng ăn kèm với bánh xèo là điểm nhấn bao gồm đầy đủ các loại rau được người dân hái từ núi Cấm nên lúc nào cũng xanh tươi và sạch sẽ. Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy món đặc sản An Giang này ở dọc đường khi đi từ núi Cấm lên đến Châu Đốc.
Cá Lóc Nướng Trui An Giang
Nằm trong top những món ăn đặc sản An Giang, nếu ai đã từng đến đây thì không thể nào bỏ qua món cá lóc nướng trui – một nét ẩm thực độc đáo của vùng Tây Nam Bộ.
Tìm hiểu thêm: Phan Thiết tháng 10 – Cẩm nang khám phá vẻ đẹp thành phố biển
Cá lóc đồng sau khi được làm sạch sẽ được cho lên than hồng nướng vừa chín tới, không bị khô vì quá lửa, cũng chẳng bị nhão vì chưa đủ độ chín. Cá được lật bởi những bàn tay thoăn thoắt, điệu nghệ của người dân nơi đây nên chín đều với phần thịt trắng, khói bốc lên thơm phức ăn kèm với bánh tráng, bún tươi và các loại rau thơm, chuối chát, khế chua, đọt xoài, đọt cóc kèn… chấm cùng nước mắm chua ngọt, nước mắm me.
Ăn một miếng mới thấy quả thực miền nước nổi này có biệt tài biến những món ăn tưởng như đơn giản thành những món đặc sản An Giang, gây thương nhớ cho du khách ghé chơi.
Tung lò mò ( Lạp xưởng bò)
Nghe cái tên chắc hẳn các bạn đang tò mò không biết đây là món gì đúng không? Ẩn sau cái tên thú vị đó là một món ăn đặc trưng của người Chăm ở An Giang.
Tung lò mò được làm từ thịt xay trộn cùng cơm nguội và nhiều loại gia vị. Đây là món ăn ngon, bổ dưỡng và không thể thiếu trong những bữa cơm đãi khách của người dân hiếu khách nơi đây. Cùng với vị chua, dai dai, đồng thời có vị ngọt pha lẫn vị béo của mỡ bò, đây dần trở thành một trong những đặc sản An Giang không chỉ người Chăm mà còn được thực khách ưa chuộng, mua về làm quà.
Lẩu cá linh bông điên điển
Mùa điên điển trổ bông cũng là mùa cá linh từ Biển Hồ trôi dạt xuống vùng đất An Giang. Vì vậy, sự kết hợp của bông điên điển với cá linh được xem là đặc sản An Giang. Lẩu cá linh dễ dàng chinh phục người ăn ngay từ cái nhìn đầu tiên bởi màu sắc bắt mắt. Với hương thơm thoang thoảng cùng vị chua thanh của nước dùng, cá linh béo nhưng không ngán, mềm.
Do có nguyên liệu đặc biệt tươi ngon từ sông nước kênh rạch chằng chịt ở miền Tây mà món lẩu cá linh chỉ cần chế biến đơn giản cũng trở nên thơm ngon, quyến rũ lòng người. Có thể nói đây là “cặp bài trùng” không thể thiếu mỗi dịp ghé thăm An Giang.
Mây Gai An Giang
Mây gai là loại trái cây đặc sản An Giang được bắt gặp nhiều ở vùng Châu Đốc. Vì độ hiếm, ngay cả thành phố lớn cũng ít khi có nên thức đặc sản An Giang này hay được mọi người lựa chọn làm quà.
Dù có vẻ ngoài có xấu xí, gai góc, lởm chởm, không bắt mắt nhưng khi ăn bên trong thì có vị chua chua, ngọt ngọt kèm theo hương vị rừng núi rất đặc biệt. Nếu ai lần đầu nếm thử sẽ nhăn mặt ngay bởi độ chua của nó, sẽ có một chút chua thanh sau đó là ngọt dịu. Nhưng ngồi nhâm nhi một chùm mây gai mà kèm thêm một đĩa muối ớt, các bạn sẽ thấy quen dần mà “nghiện” lúc nào không hay đấy!
Bánh “ha nàm căn”
Nếu bạn nghĩ những món đặc sản phải qua một quá trình kỳ công mới ra lò thì tại đây, món bánh “ha nàm căn”, một món bánh dân dã không khó làm, chỉ với vài nguyên liệu đơn giản, sẵn có, dễ tìm thấy ở bất cứ đâu lại được xướng danh là một món đặc sản.
Chỉ là một món ăn vặt nhưng với một nguyên liệu đặc biệt là đường thốt nốt trứ danh Bảy Núi, bánh “ha nàm căn” dễ dàng ẵm giải thưởng được top những món ăn được ưa chuộng và nghiễm nhiên trở thành một món đặc sản An Giang.
Bánh thích hợp ăn vào mọi lúc trong ngày, có người chọn ăn bánh cho buổi sáng, có người lại thích ăn bữa ngọt lúc xế chiều. Dù ăn vào lúc nào thì nếu có dịp đặt chân đến An Giang, các bạn nhớ dừng lại để thưởng thức chút hương vị ngọt thanh, thơm nhẹ dễ dàng tìm thấy ở nhiều nơi nha!
Bò Leo Núi Tân Châu
Nghe tên của món ăn này chắc hẳn nhiều bạn nghĩ món đặc sản An Giang này được chế biến từ thịt những con bò leo núi hằng ngày đúng không? Không phải đâu, sở dĩ gọi là “bò leo núi” bởi chiếc vỉ nướng có thiết kế độc đáo, nhô lên ở giữa như quả núi đấy!
Món chỉ gồm một chút thịt bò được thái hơi dày và đương nhiên là tẩm ướp với những bí quyết riêng mà chỉ những người đầu bếp ở vùng đất này mới biết, ăn kèm với các loại rau củ quen thuộc như cà rốt, đậu bắp, hành tây, đậu đũa,…
Bình dân là thế nhưng mỗi lần ghé thăm Tân Châu, ta có thể thấy hàng loạt du khách không kháng được mùi thơm hấp dẫn và cách nấu ăn thú vị, biến các quán “bò leo núi” là một trong những địa điểm hút khách vào những tháng du lịch. Với hương vị thơm ngon khác lạ và giá bình dân, món “bò leo núi” dễ dàng chiều lòng được cả những thực khách khó tính, trở thành đặc sản An Giang không thể bỏ lỡ khi ghé thăm.
Cốm dẹp An Giang
Hằng năm, cứ mỗi độ thu về, người dân Hà Nội lại nao nao trong lòng, mong đợi nghe thoang thoảng một mùi hương dịu dàng xen lẫn mùi ngai ngái của lá sen – mùa của cốm đến rồi. Nhưng tại An Giang, chúng ta không cần phải chờ đợi mà có thể thưởng thức hương vị beo béo của cốm suốt quanh năm.
Tuy ăn quanh năm là thế nhưng có một chút cốm dẹp trộn cùng cơm dừa rám nạo nhuyễn, rắc thêm tí đường thốt nốt đặc trưng và rưới một chút nước dừa tươi lên rồi trộn đều thì ai có thể từ chối thức quà ấy được!
Đơn giản là thế, nhưng để cho ra lò một ăn làm nên tên tuổi đặc sản An Giang thì quả thật không dễ chút nào. Đối với người Khmer, cốm dẹp đã trở thành vật linh, vừa là món ăn hấp dẫn đầu mùa, vừa là phẩm vật để dâng lên thần linh và trời đất nên mỗi mẻ cốm đều được người dân chăm chút, làm cẩn thận từng tí một.
Vì vậy, Blogamthuc365.edu.vn chắc chắn bạn sẽ không thất vọng khi bốc từng nhúm nhỏ cốm dẹp ngồi nhâm nhi để mùi thơm của nếp sữa, vị ngọt béo dần dần thấm sâu vào lưỡi đâu.
Các món ăn làm từ côn trùng
Vậy là Blogamthuc365.edu.vn đã cùng bạn khám phá một loạt các đặc sản An Giang. Món nào cũng dễ dàng choán lấy ánh nhìn của bạn đúng không? Nhưng cuối series chúng ta có một vài món ăn độc đáo và có lẽ sẽ cần “thử thách” lòng dũng cảm của chúng ta một chút, đó là các món ăn từ côn trùng.
Người mới ăn lần đầu thường cảm thấy rờn rợn vì chúng được làm từ những con vật khiến nhiều người phải kêu “ét o ét” và màu sắc cũng không tươi tắn, hấp dẫn, nhưng sau khi thưởng thức, người ta mới thấy hết cái ngon độc đáo của nó nhờ mùi vị vừa thơm ngon vừa béo và bùi.
>>>>>Xem thêm: Top các quán bún sứa Nha Trang: món ngon nức tiếng vùng biển
Nhìn qua thì có vẻ kinh dị nhưng vị các loại côn trùng cũng khiến người ta chảy nước miếng không kém các món ăn khác đâu nha!
Người ăn chỉ cần đưa vào miệng cắn nhẹ, mùi vị sẽ ngay lập tức lan tỏa, chất béo của thịt thấm vào từng chân răng, không lẫn lộn với bất cứ một hương vị nào khác. Với những ai có “thần kinh thép” để thưởng thức, đây sẽ là một món ăn đặc sản An Giang không thể bỏ qua mỗi lần ghé thăm vùng đất này.
Lời kết
Vậy là chúng mình đã cùng nhau vi vu một vòng An Giang, hy vọng Blogamthuc365.edu.vn đã giải đáp được phần nào thắc mắc đặc sản An Giang là gì trong lòng các bạn. Ở An Giang, mùa nào đặc sản nấy, còn nhiều lắm những đặc sản mà chính du khách phải 1 lần đặt chân đến để trải nghiệm, khám phá và thưởng thức mới cảm nhận hết tất cả những hương vị của từng món ăn. Chắc chắn, vừa thưởng ngoạn khung cảnh núi sông nước thơ mộng, vừa được thưởng thức các món đặc sản An Giang sẽ là những trải nghiệm tuyệt vời mà không nơi nào có được.
Cẩm nang du lịch Phú Quốc từ A đến Z hot nhất năm
Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Vũng Tàu chi tiết nhất
Kinh nghiệm du lịch Cần Thơ – Thông tin bỏ túi hữu ích
Kinh nghiệm du lịch Đà Lạt hot nhất cho bạn