Ngày mưa, về Long An đừng quên lẩu mắm!

“Chim tung bay hót vang trong bình minh

Chân cô đơn áo phong sương hành trình

Từ Long An, Mộc Hóa, Mỹ Tho xuôi về Gò Công, Tiền Giang ngút ngàn như một tấm thảm lúa vàng…”

Ai đã từng nghe qua những giai điệu ngọt ngào trên ắt sẽ không thể quên một địa danh là cầu nối giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, đó là tỉnh Long An. Đến Long An, bạn có thể thăm thú cảnh sắc của miền sông nước hữu tình, những cánh rừng tràm đẹp ma mị, những đầm sen tươi mát,…Và hơn hết là đừng quên thưởng thức món lẩu mắm – một món ăn đặc sản của Long An, một món quà của sông, của nước những ngày mưa đang rộn rã ùa về.

Đất nước Việt Nam ta, thật hạnh phúc khi được có đủ cả núi non, đồng bằng, rừng vàng, biển bạc. Nếu có bạn phố núi tự hào về vẻ đẹp như liêu trai chốn ấy; nếu có bạn thủ đô tự hào về vẻ đẹp văn hiến, về nét đẹp trầm lặng nơi bạn ở; thì cũng có người bạn phương Nam tự hào về miền đất nơi đây, với sông nước hữu tình, với những món ăn dân dã, dễ ăn, dễ nhớ. Lẩu mắm của Long An là một trong những món ăn dân dã đó. Lẩu mắm mang hương vị đậm đà, dìu dịu cộng hưởng nhiều vị, ngọt thanh mà thấm thía cái hồn quê đẹp đẽ vô ngần!

Ngày mưa, về Long An đừng quên lẩu mắm!

Sông nước miền Tây đẹp hữu tình là nơi sản sinh ra món lẩu mắm. (ảnh: internet)

Có thể nói, Long An có dòng sông Vàm Cỏ Tây, Vàm Cỏ Đông giàu phù sa, có vùng Đồng Tháp Mười xinh đẹp, sông nước chằng chịt nên được mẹ thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho cơ man nào là cá, tôm, cua, tép,…nhất là khi mùa mưa về và mùa nước nổi. Nhiều tôm cá, người dân chế biến cách này tới cách khác, rồi đem đi làm mắm để ăn được lâu hơn, tích trữ cho những khi khô hạn. Và thế là lẩu mắm ra đời.

Ngày mưa, về Long An đừng quên lẩu mắm!

Cá ở đây dồi dào. (ảnh: internet)
Ngày mưa, về Long An đừng quên lẩu mắm!
Mùa mưa về, người dân thả lưới (ảnh: internet)

Lẩu mắm giàu giá trị dinh dưỡng

Lẩu mắm là một món ăn tổng hợp đầy đủ các sản phẩm từ biển cả, ao hồ, ruộng đồng sông ngòi: cá, tôm, cua, mực, bò, heo… và đặc biệt là một số lượng phong phú, đa dạng của các loại rau. Hầu như nơi mảnh đất hoang dã miền Nam mọc thứ rau gì ăn được là có thể tìm thấy trong đĩa rau của lẩu mắm: rau muống, rau cải trời, cọng súng, bông điên điển, giá sống, rau thơm, khế chua, chuối chát, dưa chuột, rau đắng, ớt đỏ, thơm… Với lượng động vật và thực vật phong phú ấy món ăn đã đem lại cho thực khách ngoài sự ngon mắt, ngon miệng, còn cung cấp một lượng dưỡng chất phong phú, các chất sinh năng lượng và các vitamin..

Ngày mưa, về Long An đừng quên lẩu mắm!

Lẩu mắm là món ăn giàu giá trị dinh dưỡng. (Ảnh: internet)

Đậm đà từ cái tên

Vì sao có tên gọi là lẩu mắm? Trong khi một nồi lẩu mắm lại thập cẩm đủ vị? Câu trả lời rất đơn giản, nước lèo của lẩu mắm được nấu từ mắm chưng, và loại cá sặc đặc trưng nơi đây thường được chọn bên cạnh những loại cá khác như cá linh, cá lóc,…

Ngày mưa, về Long An đừng quên lẩu mắm!

Mắm cá linh… (ảnh: internet)
Ngày mưa, về Long An đừng quên lẩu mắm!
…cùng mắm cá sặc…(ảnh: internet)
Ngày mưa, về Long An đừng quên lẩu mắm!
…và mắm cá lóc thường được dùng trong lẩu mắm. (ảnh: internet)

Ngon ngọt từ nước lẩu!

Với người miền Tây sông nước, nấu nước lèo lẩu mắm là một nghệ thuật. Nó khác với việc kho mắm đơn thuần, khi nấu sao cho vị mắm vừa đủ, không quá mùi mắm mới là thành công. Vị ngọt của nước lèo lẩu mắm Long An rất đặc biệt, nó không quá béo ngậy như những loại lẩu khác được nấu nước lèo từ xương, thịt. Nước lèo lẩu mắm ngọt dịu, khi ăn kèm với bún tươi thì không còn gì bằng.

Lẩu mắm như một bản nhạc hòa tấu với đủ thể loại. Nào tôm, cá, cua, mực đến thịt heo, thịt bò và hàng loạt loại rau gì ở ở miền sông nước đều có trong nồi lẩu mắm. Đó chính là điều đặc biệt không phải loại lẩu nào cũng có được.

Ngày mưa, về Long An đừng quên lẩu mắm!

Lẩu mắm như một bản nhạc với đủ thể loại, nào tôm, cá, cua,mực…đến hàng loạt loại rau (Ảnh: internet)

Nấu lẩu mắm

Mỗi nơi có cách biến tấu lẩu mắm khác nhau. Nhìn chung, chuẩn bị nấu lẩu bạn phải có xương heo, mắm cá linh, mắm cá sặc, tôm, mực ống, cá lóc hoặc cá bông lau, thịt heo quay, sả cây, sả băm, gia vị, các loại rau ăn kèm như rau nhút, rau muống, cọng súng, bông điên điển, so đũa,…

Xương heo được chặt miếng vừa, hầm lấy nước cho nồi lẩu có vị ngọt của xương, ngon của thịt. Mắm cá linh và mắm cá sặc cũng cho vào nồi nước khác mà nấu rồi rây, lọc ra lấy nước. Mắm cá linh và mắm cá sặc phải được chọn mua khéo léo, mua ở những địa chỉ uy tín.

Ngày mưa, về Long An đừng quên lẩu mắm!

Ảnh: internet

Người dân nơi đây ưa cho sả vào nồi nước hầm xương để thêm vị thanh, thơm cho nước. Hành tím cũng được cho vào để nước thêm ngọt thanh.

Nước xương heo hầm hòa với nước mắm đã được lọc, nấu và nêm nếm vừa phải. Lẩu mắm thường có cà tím được cho vào nước lẩu lúc nấu. Hương vị của lẩu mắm không quá mặn cũng không quá ngọt. Hương vị khó quên ở lẩu mắm Long An là phải biết nêm sao để nước lẩu ngọt vị của xương heo, mằn mặn vị của mắm và thơm thoang thoảng vị của sả, của hành. Mực, tôm, thịt heo quay là những thứ làm cho nồi lẩu phong phú, hấp dẫn hơn.

Lẩu mắm dùng với các loại rau của đồng ruộng thân thương, của sông nước miền Tây như rau muống, kèo nèo, cọng súng, bông so đũa, bông điên điển, chuốt chát,…

Ngày mưa, về Long An đừng quên lẩu mắm!

Lẩu mắm ăn với các loại rau mọc từ ruộng đồng, kênh rạch (ảnh: internet)

Đừng quên lẩu mắm khi về Long An

Lẩu mắm hiện nay có mặt trên khắp cả nước, nhất là miền Tây, xuất hiện nhiều trong các nhà hàng. Tuy nhiên, đến nơi đâu, lẩu mắm Long An cũng có một chỗ đứng riêng, nên về Long An bạn nhớ khám phá và tìm đến món ăn này nhé.

Ngày mưa, về Long An đừng quên lẩu mắm!

Ảnh: internet

Nơi nào ở Long An có lẩu mắm ngon? Đó chính là vùng trũng Đồng Tháp Mười đầy sen hồng tươi mát. Nhớ ghé nơi đây để một lần thử vạn lần mê nha!

Về Long An, ăn lẩu mắm, nghe câu hò, ngồi trên chiếc xuồng ba lá giữa cảnh sông nước mơ mộng, thật là một trải nghiệm khó quên trong đời!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *