Ngọ Môn Huế là một trong những công trình trọng điểm trong quần thể hoàng thành Huế. Hiện tại, đây là một điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch. Vậy nó hấp dẫn như thế nào, hãy cùng Blogamthuc365.edu.vn tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Bạn đang đọc: Khám phá Ngọ Môn Huế – Công trình lịch sử Hoàng thành Huế
Top 20 resort Huế đẹp sang trọng gần trung tâm thành phố 2023
Top 20 villa Huế chuẩn 3-4-5 sao tầm nhìn đẹp 2023
Top 20 khách sạn Huế giá cả phù hợp tại trung tâm thành phố 2023
Top 20 homestay Huế đẹp bắt mắt gần trung tâm thành phố 2023
1. Giới thiệu về Ngọ Môn Huế
Ngọ Môn Huế là công trình nằm ở phía Nam của quần thể di tích Hoàng thành. Cổng được xây dựng trau chuốt trong từng đường nét để thể hiện một sức mệnh hết sức to lớn.
Hình ảnh Ngọ Môn Huế xuất hiện rất nhiều trong thi canh, danh họa. Cũng bởi vì vậy mà đã có không ít du khách tò mò về lịch sử, quá trình hình thành của nó.
Ngày trước, cổng Ngọ Môn chính là lễ đài diễn ra các sự kiện quan trọng của triều đình Nhà Nguyễn. Và đây cũng là cổng duy nhất được dùng để đón sứ thần đi sứ sang nước ta.
Cổng Ngọ Môn Huế được xây để thay thế cho Nam Khuyết Đài thời vua Minh Mạng khi nhà Nguyễn quy hoạch lại Hoàng thành Huế.
Cổng được dựng lên vào năm 1833 tức năm Minh Mạng thứ 14. Đây là lúc nhà Nguyễn quy hoạch lại toàn bộ mặt bằng kiến trúc của Hoàng Thành. Vào năm 1945, vua Bảo Đại đã tuyên bố thoái vị tại đây và trao lại ấn kiếm cho cách mạng, mở ra con đường mới cho nước ta lúc bấy giờ.
2. Địa chỉ và hướng dẫn di chuyển tới Ngọ Môn Huế
Vị trí của Ngọ Môn Huế nằm ở Phú Hậu, thành phố Huế. Với lợi thế nằm ngay bên cạnh sông Hương, cách khu vực trung tâm không quá xa, giao thông thuận lợi để bạn có thể di chuyển đến một cách dễ dàng bằng nhiều phương tiện khác nhau.
Bạn có thể đến Huế để đi du lịch bằng các phương tiện như:
- Máy bay: Đặt vé từ các hãng hàng không đến sân bay của Huế hoặc Đà Nẵng rồi đi taxi hoặc thuê xe đến cổng Ngọ Môn.
- Tàu hỏa: Nếu di chuyển bằng phương tiện này, bạn sẽ được đi qua con đèo đẹp nhất Việt Nam, ngắm bức tranh phong cảnh không phải lúc nào cũng có cơ hội chiêm ngưỡng.
- Xe khách: So với đi máy bay, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể. Tuy nhiên quá trình đi xe khách tương đối vất vả nên bạn hãy chuẩn bị sức khỏe thật tốt từ trước.
Sau khi đến Huế, du khách có thể đi taxi, tham gia tour du lịch hoặc thuê xe máy để đi khám phá Ngọ Môn Huế. Phương tiện được các du khách yêu thích nhất chính là xe máy bởi bạn có thể linh hoạt di chuyển giữa các điểm đến khác nhau.
3. Giá vé tham quan Ngọ Môn Huế
Ngọ Môn Huế mở cửa tham quan vào tất cả các ngày trong hai khung giờ 5h – 17h và 19h – 22h. Giá vé vào cổng như sau:
- Người lớn: 150.000đ/người
- Trẻ em: 30.000đ/người
- Miễn phí vé vào cửa cho trẻ dưới 5 tuổi và vào các dịp lễ tết đặc biệt
4. Khám phá lối kiến trúc độc đáo của cổng Ngọ Môn
Đến thăm Ngọ Môn Huế, du khách sẽ được trở lại với lịch sử hào hùng của dân tộc một thời. Bạn được nghe các câu chuyện lịch sử và khám phá kiến trúc độc đáo của địa danh này.
4.1. Tận mắt chiêm ngưỡng công trình kiến trúc đỉnh cao Ngọ Môn Quan
Ngọ Môn Quan được xếp vào hạng mục kiến trúc độ sộ và nguy nga nhất trong quần thể kiến trúc Hoàng thành. Chiều cao của cổng cũng đủ thể hiện sự oai hùng, khiến cho không gian ấn tượng hơn khi du khách đến tham quan.
Cổng Ngọ Môn được thiết kế theo hình mẫu của Thiên An Môn – Trung Quốc. Sứ thần sau khi tham khảo kiến trúc của nước bạn đã có sự sáng tạo thêm để tạo ra thiết kế riêng, đỉnh cao của nước nhà.
Có thể nói, Ngọ Môn Huế chính là kiệt tác của kiến trúc, nơi giao thoa giữa con người với cảnh sắc thiên nhiên.
Cấu trúc của Ngọ Môn Quan khá đặc biệt với hình chữ U và có phần lõm ở phía ngoài. Thoạt nhìn, bạn có thể liên tưởng đến một cánh tay đang mở rộng chào đón mình. Cụ thể, bên trong cổng sẽ được phân thành 3 phần là nền đài, 5 cửa trổ xuyên qua lầu và lầu Ngũ Phụng.
Điện đài của cổng Ngọ Môn được xây cao 5m so với mặt đất nền. Phần đáy hình chữ U có chiều dài đáy 57,96m, cánh còn lại dài 27,5m. Tổng diện tích của khu nền đài là 1400m2.
Vật liệu xây dựng Ngọ Môn Huế là gạch vồ và đá thanh. Gạch xây dựng có độ dày khá mỏng, được nung ở nhiệt độ cao và được kết hợp với các mảnh vữa trơn để tạo thành tường bằng phẳng.
Đá dùng để dựng cổng được đẽo vuông vắn, kết nối điểm chạy quanh cánh cổng và điểm chân. Tổng thể kiến trúc của Ngọ Môn Quan tôn lên được vẻ đẹp hoàn mỹ và sự vững chắc.
Riêng phần nền đài của Ngọ Môn Huế sẽ có một hệ thống bậc cấp để di chuyển từ mặt đất. Bậc cấy được dựng ở hai bên thân đài và nằm sâu bên trong, rông 5,25m. Cách sắp xếp này lộ thiên nhưng vẫn đảm bảo sự khéo léo, không làm xáo trộn khối hình của thân đài.
Hệ thống bậc sẽ có 21 bậc đá làm từ đá thành, chiều cao mỗi bậc là 22cm. Xung quanh nền đài là tường lan can được tô vẽ bằng gạch đúc rỗng tráng men nhiều màu sắc.
Cửa vào Ngọ Môn Huế được phân thành 5 cánh. 3 cửa khu vực trung tâm nằm song song với nhau. Cửa chính giữa là nơi để vua đi lại. Cổng bên trái, phải là Tả Giáp Môn và Tả Hữu Môn dành cho quan văn, quan võ và đoàn ngự đạo.
Ngoài cùng là Tả Dịch Môn và Hữu Dịch Môn để voi ngựa theo hầu và binh lính đi cùng. Cổng được dựng theo hình chữ L và có thêm một cửa sổ tròn khắc chữ Thọ trên tường hướng về phần thân đài. Cửa sổ của cổn có đường kính 87cm, đặt góc chéo 300 độ để lấy ánh sáng tự nhiên bên trong đường hầm.
Trên 5 cánh cổng được dựng theo kiểu vòm cuốn, ốp bằng đá thanh. Hai bên đầu lối đi trang trí hệ thống xà đồng hình chữ nhật xếp ngang dọc. Điều này sẽ tạo cảm giác vững chắc và rắn rỏi hơn để nâng dỡ d kiến trúc lầu Ngũ Phụng ở trên.
Lầu Ngũ Phụng của Ngọ Môn Huế như 5 con chim phụng hoàng đậu gần nhau. Đây là tổ hợp kiến trúc của 9 căn lầu nhỏ ghép liên tục. Mỗi lầu có hai tầng và có quy mô khá giống nhau.
Lầu Ngũ Phụng được phân thành 5 lầu chính, 4 lầu phụ trong đó có 3 dãy được bố trí thẳng góc. Phần dãy giữa nằm ngay gần đáy chữ U.
Tìm hiểu thêm: Chùa Giác Ngộ – Chốn linh thiêng cho những người yêu thích Phật giáo
9 tòa lầu được dựng nối nhau, kiến trúc rất đẹp, hoàn mỹ từ khung đến mái. Điểm ấn tượng nhất chính là lầu chính được lợp ngói ống lưu ly màu vàng, còn lại sẽ được lợp ngói xanh lưu ly.
Vị trí của lầu Ngũ Phụng cách nền 1,14m và nằm trên nền đài cao hơn 5m. Khung lầu được dựng từ 100 cây gỗ lim, trong đó có 48 cây bên trong đâm xuyên qua 2 tầng. Hệ thống cột vững chãi của lầu sẵn sàng bảo vệ cho 9 mái vòm trước mọi thiên tai.
Hiện tại, lầu dưới của Ngũ Phụng lầu đang được để trống. Cửa trước của lầu trên khu trung tâm dựng cửa lá sách, xung quanh có hệ thống ván. Cửa sổ khu vực xung quanh phong phú với nhiều hình dạng khác nhau như hình rẻ quạt, hình tròn…
Nhìn từ bên ngoài, kiến trúc của Ngọ Môn Huế có nét dịu dàng và thanh tú nhờ điểm nhấn là lan can con tiện, lan can gạch hoa ở viền nền đài.
Phần mái của lầu Ngũ Phụng được chế tác khá công phu. Bờ nóc và bờ quyết được trang trí theo hình con rồng từ chất liệu sành sứ và vôi vữa. Bờ giữa nóc là bình hồng lô màu vàng. Mỗi đường nét đều thể hiện được sự uyển chuyển, duyên dáng, nhẹ nhàng, hấp dẫn đến lạ.
Có thể nói, Ngọ Môn Huế chính là kiệt tác kiến trúc đỉnh cao của nước ta và là niềm tự hào của người dân xứ Huế từ xưa đến nay.
4.2. Check in sống ảo giữa khung cảnh tựa trong phim cổ trang
Không gian của Ngọ Môn Huế như đưa bạn về thế giới cổ trang, dã sử. Tại đây có vô vàn góc chụp ảnh đẹp, đậm chất hoài cổ để bạn chụp ảnh thỏa thích.
Một số bí kíp sống ảo cho dân tình khi đến Ngọ Môn Quan đó là:
- Chụp ảnh góc rộng để lấy bối cảnh đẹp của toàn bộ công trình
- Sử dụng nón lá để tạo điểm nhấn cho bức ảnh
- Nên mặc đồ màu đỏ, vàng để phù hợp với kinh thành và giúp cho ảnh thêm phần nổi bật hơn
- Bạn có thể mặc áo dài chụp ảnh trước cổng thể tăng thêm phần thướt tha hơn
5. Lưu ý khi đi tham quan Ngọ Môn Huế
Thời điểm lý tưởng để du khách đến tham quan Ngọ Môn Huế đó là:
- Mùa xuân từ tháng 1 đến tháng 3. Lúc này tiết trời tươi mát, tràn ngập nhựa sống của đất trời ở khắp mọi nơi. Đứng trên lầu Ngũ Phụng của Hoàng thành, bạn sẽ được nhìn ngắm bức tranh thiên nhiên tươi đẹp nhất.
- Mùa lễ hội từ tháng 4 đến tháng 5. Huế bước vào một mùa hội rực rỡ, lộng lẫy nhờ được trang hoàng ở khắp mọi nơi. Nhất là vào buổi tối, Ngọ Môn Huế đẹp đến mức khó tin.
Bên cạnh vấn đề thời điểm, bạn cũng cần chú ý đến một số vấn đề khác khi đi tham quan cổng Ngọ Môn như:
- Trang phục nên mặc lịch sự hoặc ưu tiên mặc đồ truyền thống để ảnh check in thêm đẹp.
- Tuân thủ các quy định trong công trình kiến trúc.
- Không xả rác, không vẽ bậy lên tường và tự nâng cao ý thức bảo vệ địa điểm tham quan nổi tiếng.
6. Các hình ảnh check-in của du khách tại Ngọ Môn Huế
Bối cảnh tại cửa Ngọ Môn Huế thực sự rất đẹp và thu hút. Bạn chỉ cần mặc đẹp và tạo dáng là đã có được những bức ảnh đẹp, để đời. Nếu du khách vẫn chưa biết chụp ảnh như thế nào thì có thể tham khảo những hình ảnh được Blogamthuc365.edu.vn tổng hợp ngay dưới đây nhé!
>>>>>Xem thêm: Thác 7 tầng – Điểm đến trekking hấp dẫn du khách nhất tại Nghệ An
Khám phá Ngọ Môn Huế là hành trình thú vị khi bạn đi du lịch tại kinh đô của vua chúa triều Nguyễn. Blogamthuc365.edu.vn với các thông tin thú vị được chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu và có thể lên kế hoạch chi tiết khi đi du lịch tại địa danh này.
Kinh nghiệm du lịch Nha Trang chi tiết từ A-Z mới nhất 2023
Kinh nghiệm du lịch Mũi Né chi tiết mới nhất 2023
Kinh nghiệm du lịch Sầm Sơn 2023 – Điểm đến “HOT” nhất miền Bắc
Bỏ túi Kinh Nghiệm Du Lịch Hội An chi tiết nhất 2023