Tọa lạc tại Thủ đô Hà Nội với tuổi đời lên tới hàng trăm năm, từ lâu, cầu Thê Húc đã là một biểu tượng khó phai trong lòng của những người con thủ đô. Cùng Blogamthuc365.edu.vn tìm hiểu về chiếc cầu này cũng như những ý nghĩa sâu xa cả về lịch sử lẫn kiến trúc của Cầu Thê Húc nhé.
Bạn đang đọc: Cầu Thê Húc – Một biểu tượng của Thủ đô ngàn năm văn hiến
Top 20 resort Hà Nội đẹp sang trọng gần trung tâm thành phố
Top 20 villa Hà Nội chuẩn 3-4-5 sao tầm nhìn đẹp
Top 20 khách sạn Hà Nội giá cả phù hợp tại trung tâm thành phố
Top 20 homestay Hà Nội đẹp bắt mắt gần trung tâm thành phố
1. Đôi nét về cầu Thê Húc
Cầu Thê Húc nằm trong cụm di tích có ý nghĩa lịch sử lâu đời – Đền Ngọc Sơn thuộc thủ đô Hà Nội. Để thăm Cầu Thê Húc thì du khách cần phải mua vé vào tham quan khu di tích đền Ngọc Sơn, sau đó đi đến tham quan cầu Thê Húc và các địa danh khác. Giá vé vào tham quan cần Thê Húc sẽ rơi vào khoảng 30 ngàn đồng đến 50 ngàn đồng cho mỗi khách.
Cầu Thê Húc ở đâu?
Địa chỉ: Di tích đền Ngọc Sơn, phố Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
2. Ý nghĩa của cầu Thê Húc
2.1. Ý nghĩa lịch sử
Dưới triều đại nhà Nguyễn mà cụ thể là dưới thời vua Tự Đức, cầu Thê Húc được xây dựng để làm một chiếc cầu nối từ bờ hồ Hoàn Kiếm sang đền Ngọc Sơn.
Tên cây cầu cũng mang một ý nghĩa rất hay ho mà cụ thể là chữ “Thê” trong tên cau The Huc có nghĩa là sự đọng lại, giữ lại hay là sự gửi gắm,.. còn chữ “Húc” mang ý nghĩa là ánh nắng lúc sáng sớm, ánh nắng Mặt Trời lúc ban mai. Do đó, tên cầu Thê Húc có ý nghĩa là “nơi hội tụ ánh hào quang” hay là “nơi mà ánh sáng được giữ lại”.
Cây cầu lúc mới được xây dựng khá đơn sơ bằng gỗ nhưng cau The Huc là cách dễ dàng nhất để có thể đến đền Ngọc Sơn nên khi ấy, các sĩ tử trước khi tham gia vào kì thi Hương sẽ đi qua cầu để đến đền Ngọc Sơn và thắp hương, cầu may mắn.
Do lượng sĩ tử đông đúc qua cầu Thê Húc cùng một lúc nên cầu cũng gặp những tình trạng sắp gãy sập vào thời điểm đầu được làm. Và để khắc phục những sự cố đó thì cau The Huc cũng được trùng tu 2 lần, một lần vào cuối thế kỷ 19 và một lần vào giữa thế kỷ 20.
Lần trùng tu thứ nhất, cầu Thê Húc được trùng tu lại nhằm củng cố và làm cây cầu trở nên chắc chắn hơn. Tuy nhiên, sau lần trùng tu này thì cây cầu vẫn khá đơn sơ và không được chắc chắn lắm. Lần trùng tu thứ 2 là vào sau đêm giao thừa xuân Nhâm Dần, khi mà lượng dân chúng đến đền Ngọc Sơn cầu Thê Húc quá đông đã gây nên tình trạng gãy nhịp cầu. Lần này thì có thể nói, cầu đã được xây lại hoàn toàn với phần móng cầu được làm bằng xi măng chắc chắn hơn.
2.2. Ý nghĩa kiến trúc
Trong lần xây dựng đầu tiên, dưới sự cho phép của thánh Siêu – Nguyễn Văn Siêu thì cây cầu được thiết kế với kiến trúc bao gồm 15 nhịp, bên dưới cầu là phần móng đỡ gồm 32 chân gỗ chia thành 2 chân gỗ một trụ khá chắc chắn. Phần mặt cầu Thê Húc được sử dụng các tấm ván gỗ để lát nền, phần giữa cầu được sơn chữ “Thê Húc” thếp vàng.
Kiến trúc của cầu Thê Húc nhìn chung sẽ giống với tất cả các kiến trúc cầu khác vào thời đó, chủ yếu được làm bằng gỗ với các bộ phận như trụ, cột, khóa,… Bên cạnh đó thì kiến trúc của cầu Thê Húc thời đó còn có một nét kiến trúc đặc trưng của vùng quê Bắc Bộ thời đó, phần cầu sẽ được xây dựng và bên trên là nhà.
Vào lần trùng tu thứ 2 sau lần sập cầu vào đêm giao thừa thì cây cầu được xây mới lại với phần móng cầu được thay bằng vật liệu chắc hơn là xi măng, điều này giúp cho chân cầu Thê Húc tăng được độ chắc chắn hơn, đáp ứng được nhu cầu của người dân.
Về các phần kiến trúc còn lại vẫn được giữ nguyên như số trụ, gỗ làm thành cầu và mặt cầu,… Cầu cũng được sơn đỏ có phần bắt mắt hơn cùng nét độc đáo của kiến trúc giúp cầu Thê Húc có một độ cong nhất định, khác với nguyên bản lúc mới được xây dựng.
Ngoài ra, tên cầu Thê Húc với ý nghĩa là nơi hội tụ của ánh hào quang, do đó cây cầu được xây hướng về phía Đông – Nơi Mặt Trời mọc, từ đó có thể hứng được những ánh hào quang đầu tiên trong ngày. Điều này còn mang ý nghĩa là để cầu Thê Húc Hà Nội có thể hứng được trọn vẹn toạn bộ nguồn năng lượng mới.
Màu đỏ nổi bật của cây cầu còn bởi vì quan niệm của người Việt với màu đỏ là màu của sự hạnh phúc, màu của sự sinh sôi, sự sống. Đi kèm với ý nghĩa của tên cầu Thê Húc, càng thể hiện thêm ý nghĩa sâu xa của cây cầu và sự tinh tế của người xưa.
3. Các hoạt động tham quan tại cầu Thê Húc
3.1. Chụp ảnh checkin
Cây cầu Thê Húc uốn cong cùng màu đỏ như một con tôm khổng lồ nối giữa hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn. Xung quanh cầu Thê Huc được bao bọc bởi làn nước trong xanh, và kiến trúc độc đáo. Không chỉ đi qua cầu Thê Húc để đến đền Ngọc Sơn cầu may mắn, các du khách khi tới đây còn có thể chụp hình checkin với không gian tuyệt đẹp trên cầu Hà Nội Thê Húc.
Màu đỏ của cây cầu Thê Húc, màu xanh của nước, màu xanh của trời thì những tà áo dài thướt tha, biểu tượng cho cả đất nước Việt Nam hòa cùng với cầu Thê Húc – Một biểu tượng của thủ đô thì tạo nên không gian vô cùng đẹp.
3.2. Tham quan Đền Ngọc Sơn
Đền Ngọc Sơn cầu Thê Húc – Một địa danh nổi tiếng nằm trên đảo Ngọc thuộc Hồ Hoàn Kiếm, là một di tích có tuổi đời cả trăm năm. Đền Ngọc Sơn là nơi thờ vị vua Đại Vương Trần Quốc Tuấn và vị thần chủ quản là Văn Xương Đế Quân cùng các vị thần, Phật là Phật A Di Đà, Lã Động Tân,…. qua đó cũng thể hiện quan niệm bình đẳng trong tôn giáo Việt Nam là Tam giáo đồng nguyên gồm ba tôn giáo là Phật – Nho – Đạo.
Tìm hiểu thêm: Hà Nội Tháng 11 – Khám Phá Thủ Đô Những Ngày Đầu Đông
Quan niệm này không chỉ thể hiện trong việc thờ cúng các vị thần bên trong đền mà còn thể hiện ngay trong từng nét kiến trúc của đền Ngọc Sơn. Băng qua cây cầu Thê Húc đỏ uốn cong là du khách đã có thể đến đền Ngọc Sơn để tham quan cũng như khám phá về lịch sử ngôi đền.
Vé vào đền Ngọc Sơn cầu Thê Húc sẽ có giá là 30 ngàn đồng cho người lớn từ 15 tuổi trở lên và đền Ngọc Sơn chỉ mở cửa từ 7 giờ sáng cho đến 18 giờ tối mỗi ngày.
Địa chỉ: Đảo Ngọc – Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
3.3. Tìm hiểu về Tháp Bút – Đài Nghiên
Tháp Bút – Đài Nghiên là một cụm di tích thuộc di tích lịch sử đền Ngọc Sơn, sau khi rẽ vào từ Cầu Thê Húc, có ý nghĩa lịch sử và kiến trúc cao. Công trình được xây dựng vào những năm cuối thế kỉ 19, dưới thời vua Tự Đức và được hai án sát của Hà Nội thời đó là Đặng Huy Tá và Nguyễn Văn Siêu cho phép xây dựng.
Tháp Bút là công trình được xây dựng trên núi Độc Tôn và năm bên ngoài lối vào đền Ngọc Sơn, với tạo hình như một chiếc bút với phần ngòi bút hướng lên trời, cao 28 mét và có đường kính khá lớn, lên tới 12 mét. Công trình mang ý nghĩa là một biểu tượng cho nền văn hiến của đất nước cùng bản sắc dân tộc, mang giá trị lịch sử lớn lao.
Chiều cao của Tháp Bút gần cầu Thê Húc gồm 5 tầng với 3 tầng ở giữa được khắc dòng chữ Hán mang ý nghĩa và Viết lên trời cao, dòng chữ này còn thể hiện khí phách cũng như niềm tự hào của các vị văn sĩ thời phong kiến.
Về Đài Nghiên thì đây là công trình được làm hoàn toàn bằng đá, có tạo hình như một trái đào được xẻ theo chiều dọc. Phần ruột bên trong của phiến đá được khoét rỗng và có hình lòng chảo. Đài Nghiên như một phần không thể thiếu đi kèm với tháp Bút, là phần để mài mực cho những nét viết của bậc sĩ phu thời ấy.
Đài Nghiên thì được đặt ở phần đầu của Cầu Thê Húc, và được nâng đỡ bằng ba con cóc cũng được làm bằng đá. Bên trên của Đài Nghiên còn được các nhà kiến trúc thời xưa khắc lên một bài thơ cổ, bao gồm 64 chữ Hán, với ý nghĩa răn dạy các vị Vua Chúa thời xưa trong việc trọng dụng nhân tài.
Tháp Bút – Đài Nghiên cũng là một công trình mang tầm vóc cũng như ý nghĩa lịch sử và văn hóa vô cùng to lớn bên cạnh đền Ngọc Sơn và cầu Thê Húc, là điểm tham quan mà bạn không nên bỏ lỡ khi đến Hà Nội.
3.4. Khám phá tháp Rùa cầu Thê Húc
Được in trên tờ tiền 50 ngàn đồng của Việt Nam, tháp Rùa là một biểu tượng vô cùng ý nghĩa và có lịch sử hàng trăm năm cùng dân tộc. Tháp Rùa bao gồm 4 tầng, với phong cách thiết kế pha lẫn giữa sự cổ điển của cả phương Tây và phong cách cổ xưa Việt Nam. Bên trên cánh cửa hình vòng cung của tháp Rùa được khắc lên dòng chữ Quy SƠn Tháp, cod nghĩa là Tháp Núi Rùa.
Hiện tại thì mặc dù du khách chỉ có thể check-in điểm du lịch vô cùng nổi bật này gần cầu Thê Húc mà không thể ra tận tháp Rùa nhưng đây vẫn là công trình vô cùng ý nghĩa và được rất nhiều người đến thăm. Nước hồ trong xanh cùng sự hoài cổ, rêu phong của tháp Rùa, xen kẽ vào đó là những tán lá đang vươn mình, tất cả tạo nên một khung cảnh thiên nhiên vô cùng đẹp và trên hết, đây là một công trình kiến trúc mang tầm vóc quốc gia.
4. Hình ảnh cầu Thê Húc
Để các bạn du khách chưa có cơ hội đến thăm cầu Thê Huc Hà Nội nhưng vẫn phần nào có thể hình dung ra vẻ đẹp của cây cầu thì dưới đây, Blogamthuc365.edu.vn đã tập hợp một vài ảnh cầu Thê Húc cũng như những tấm hình được các bạn du khách checkin khi tới đây. Cùng ngắm nhìn những bức hình tuyệt đẹp đó nhé.
>>>>>Xem thêm: Đài quan sát Lotte – Tầng 65 Lotte có gì hấp dẫn?
Kết bài
Đến thăm cầu Thê Húc không chỉ đơn giản là đến thăm một công trình tham quan có ý nghĩa lịch sử mà còn gợi lên cho bạn niềm tự hào dân tộc trong tim. Blogamthuc365.edu.vn hy vọng đã mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích cũng như sơ lược nhất về cây cầu. Chúng tôi cũng hy vọng rằng trong tương lai bạn sẽ có cơ hội tới Hà Nội và ghé thăm cầu Thê Húc nhé.
Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Tam Đảo chi tiết nhất từ A – Z
Kinh nghiệm du lịch Ba Vì – Trốn khỏi ồn ào nơi phố thị
Kinh nghiệm du lịch Hạ Long chi tiết mới nhất
Kinh nghiệm du lịch Cô Tô tự túc từ A-Z