Ẩm thực Huế là sự kết tinh của nhiều vùng miền, nhiều nền văn hóa và được giữ gìn, sáng tạo qua bao nhiêu thế hệ. Với hơn 1.700 món ăn từ cung đình đến những món ăn dân dã đơn sơ, quý khách đến đây có thể thỏa thích khám phá thiên đường đồ ăn với vô vàn hương vị khác nhau. Trong đó, không thể không nhắc đến bánh nậm Huế – thức quà dân dã nhưng nức tiếng gần xa. Nếu bạn là tín đồ của món này thì đừng bỏ qua bài viết về cách làm và các quán bánh ngon ở Huế của Blogamthuc365.edu.vn nhé.
Top 20 resort Huế đẹp sang trọng gần trung tâm thành phố
Top 20 villa Huế chuẩn 3-4-5 sao tầm nhìn đẹp
Top 20 khách sạn Huế giá cả phù hợp tại trung tâm thành phố
Top 20 homestay Huế đẹp bắt mắt gần trung tâm thành phố
1. Cách làm bánh nậm Huế
Bánh nậm Huế với lớp vỏ trắng trong, bọc lấy nhân vị đậm đà mang theo cả nét tinh tế của quê hương kinh kỳ. Khi ăn, chấm cùng nước chấm chua ngọt tạo nên hương vị rất riêng mà không nơi nào có được.
Vì vậy, để làm được một chiếc bánh thơm ngon này, quan trọng nhất là 3 phần: vỏ bánh, nhân bánh và nước chấm. Dưới đây là 3 cách làm bánh nậm đơn giản chuẩn vị xứ Huế mà bạn có thể dễ dàng tự tay làm ở nhà.
1.1. Cách làm bánh nậm Huế nhân tôm thịt
1.1.1. Nguyên liệu
Các bạn cần chuẩn bị:
- 200gr bột gạo
- 50r bột năng
- 80gr tôm đất
- 100gr thịt heo
- 400ml nước
- Hành tím, hành lá, tỏi ớt
- Gia vị cần có: muối, hạt nêm, bột ngọt, tiêu xay, nước cốt chanh, nước mắm, dầu màu điều
1.1.2. Cách làm bánh nậm lọc Huế tôm thịt
Sơ chế nguyên liệu
- Tôm tươi mua về rửa sạch, bóc vỏ, rút sạch phần chỉ đen dọc lưng nhưng vẫn giữ lại phần gạch. Để tiết kiệm thời gian bóc tôm và hạn chế để lại thịt tôm dính vào vỏ thì bạn có thể ngâm tôm qua nước phèn chau pha loãng nhé. Sau khi vệ sinh xong, đem thịt tôm đi băm nhuyễn.
- Thịt lợn nạc rửa sạch, xay nhuyễn rồi trộn với phần tôm vừa sơ chế, sau đó cho thêm 1 muỗng nước mắm, ½ muỗng bột ngọt, ½ muỗng hạt nêm, 1/2/ muỗng tiêu để ướp trong khoảng 15 phút cho thấm gia vị.
- Lá chuối cắt còn nguyên tàu, rửa sạch với nước. Đun một nồi nước sôi, pha thêm ít muối trắng, sau đó cho lá chuối vào nồi để trụng sơ qua để lá mềm. Vớt ra lau sạch nước, cắt thành các miếng hình chữ nhật, kích thước khoảng 20cm – 15cm.
- Hành lá bỏ bớt các lá hỏng, rửa sạch rồi thái nhỏ
- Tỏi, hành tím bóc vỏ, băm nhuyễn
- Ớt rửa sạch, bỏ hạt cho đỡ cay, thái thành miếng dài, nhỏ
Làm nhân tôm thịt bánh nậm Huế
Chảo bắc lên bếp, cho 4 muỗng dầu điều, cho tỏi, hành tím đã băm nhuyễn vào phi thơm lên. Sau khi dậy mùi thì cho thịt, tôm đã ướp gia vị vào xào săn lại.
Tiếp tục đảo đều tay cho phần nhân tơi mềm trong khoảng 3 – 5 phút. Khi thấy nhân chuyển sang màu vàng, dậy hương thơm thì cho thêm hành lá cắt nhỏ vào đảo vài lần rồi tắt bếp.
Làm bột bánh nậm nhân tôm thịt
Bột gạo, bột năng đã chuẩn bị cho hết vào tô lớn, cho thêm 1 muỗng đường, 1 muỗng dầu ăn, ¼ muỗng muối. Sau khi trộn đều thì hòa thêm 400ml nước, vừa đổ vừa khuấy bột đều tay để hỗn hợp tan hết.
Tỷ lệ bột và nước thường là 1:2, như vậy thì vỏ bánh mới có độ mềm, dẻo hoàn hảo. Lấy một rây lọc rồi đổ bột qua rây cho hỗn hợp mịn hơn, hạn chế các lợn cợn còn chưa tan hết.
Chảo bắc lên bếp. Sau khi chảo nóng thì cho phần bột đã trộn vào, để bếp nhỏ lửa. Bạn lưu ý công đoạn này phải khuấy liên tục, đều tay cho đến khi bột có độ đặc thì tắt bếp. Tuy nhiên, bạn vẫn cần khuấy bột sau đó để bột sệt và mịn hơn.
Gói bánh nậm Huế nhân tôm thịt
Trải lá chuối lên thớt hoặc những ai quen có thể cầm ngay trên tay, phết một lớp dầu ăn mỏng lên lá, lấy một ít bột quết mỏng theo chiều dọc, cho thêm nhân tôm thịt vào giữa.
Khéo léo gấp hai mép lá vào, tiếp đến là đầu lá để cố định hình dạng cho bánh, vuốt nhẹ để bánh trải đều bên trong. Tỷ lệ gói bánh chuẩn nhất là 1 muỗng bột và ¾ muỗng nhân nhé.
Hấp bánh nậm Huế nhân tôm thịt
Sau khi gói hết cá lá, xếp gọn vào xửng hấp, cho lên nồi nước sôi và hấp bánh trong khoảng 15 – 20 phút là ổn. Khi hấp, bạn nên tránh để lửa quá to sẽ làm bột bánh bị phồng lên.
Bánh sau khi chín được gắp ra cho đỡ nóng. Khi ăn thì bỏ lớp lá bên ngoài, xếp ra đĩa và chấm cùng nước mắt chua ngọt. Hình ảnh chiếc bánh nậm Huế núng nính, dẻo thơm như vậy chắc hẳn sẽ làm nhiều tín đồ ăn uống phải đứng ngồi không yên đấy nhé.
1.2. Cách làm bánh nậm Huế nhân đậu xanh
Ở Huế, ngoài món bánh nậm làm với nhân tôm thịt thì loại nhân ngọt làm từ đậu xanh cũng được rất nhiều người ưa chuộng. Nếu đã chán với nhân mặn thì thử làm theo công thức dưới đây cùng Blogamthuc365.edu.vn nhé.
1.2.1. Nguyên liệu
- 200gr bột gạo
- 50gr bột năng
- 150gr đậu xanh không vỏ
- 400ml nước lọc
- 450gr đường trắng
- 30gr nấm mèo khô
- 1 ống vani
- 1 bó lá dứa
- 1 xấp lá chuối
- 1 nhánh hành boa rô
- Gia vị cần có: hạt nêm, đường, tiêu, nước tương ớt
1.2.2. Cách làm bánh nậm Huế nhân đậu xanh
Sơ chế nguyên liệu
- Đậu xanh rửa qua nước sạch, cho vào chậu ngâm khoảng 2 tiếng cho nở mềm. Sau đó đổ vào nồi, hấp đến khi chín và tán nhuyễn ra là được
- Nấm mèo rửa sạch, ngâm cho nở, vớt ra để một lúc cho ráo nước rồi thái nhỏ
- Hành boa rô rửa sạch, phần lá cắt nhỏ, phần đầu băm nhuyễn
- Lá chuối rửa sạch, cho vào nước sôi trụng sơ để mềm hơn. Vớt ra cho ráo nước rồi lau khô. sau đó cắt thành những miếng hình chữ nhật khoảng 20cm – 15cm
Làm nhân đậu xanh bánh nậm
Chảo cho lên bếp, thêm dầu ăn. Đến khi nóng thì cho đầu hành boa rô đã băm nhuyễn vào phi cho thơm. Tiếp theo cho đậu xanh, nấm mèo, muối, hạt nêm, đường vào đảo đều đến khi ngấm gia vị. Khi hỗn hợp gần chín thì cho tiêu xay và lá boa rô vào đảo một lúc là xong.
Làm vỏ bánh nậm Huế nhân đậu xanh
Với nhân đậu xanh thì cách làm vỏ bánh cũng tương tự như trên. Cho hỗn hợp bột năng, bột gạo, ¼ muỗng muối, 1 muỗng đường, 1 muỗng dầu ăn và 400ml nước lọc vào hòa tan.
Khuấy đều cho đến khi bột mịn, lọc qua rây để loại bỏ các lợn cợn. Sau khi thu được hỗn hợp sánh mịn thì đổ vào chảo, đun với lửa nhỏ cho đến khi đặc lại. Lưu ý trong quá trình đun bạn phải khuấy đều tay nhé.
Gói bánh nậm Huế nhân đậu xanh
Lá chuối trải phẳng, phết một lớp dầu ăn lên trên cho đỡ dính. Lấy 1 muỗng bột cán mỏng theo chiều dọc, ¾ muỗng nhân cho vào giữa. Gấp hai mép lá theo chiều dọc, tiếp đến gấp hai đầu phía trên là hoàn thành xong phần gói bánh.
Hấp bánh nậm Huế nhân đậu xanh
Cho nước vào xửng, xếp bánh đã gói lên phía trên. Bắc xửng lên đun với lửa vừa trong khoảng 15 phút – 25 phút. Nếu không chắc chắn, bạn có thể mở lá chuối ra, nếu thấy bột chuyển thành màu trắng trong thì bánh đã chín rồi đó.
Thành quả thu được là những miếng bánh mềm mịn, dẻo dai vừa phải. Khi cắn vào còn có vị ngọt bùi của đậu xanh, vị thơm của nấm mèo cùng vị chua ngọt của nước chấm. Đây cũng là một cách làm bánh nậm Huế rất ngon đấy nhé.
1.3. Cách làm bánh nậm Huế chay
Chắc hẳn chưa có nhiều người được thưởng thức món bánh chay này. Vì nhân tôm thịt hay đậu xanh thường phổ biến hơn cả. Tuy nhiên, nếu bạn là người ăn chay hay đơn giản là muốn đổi gió với hương vị bánh mới lạ thì có thể tham khảo cách làm bánh nậm Huế chay này.
Nhân bánh sẽ được thay thế bằng tôm chay, ruốc chay. Nước mắm sẽ thay bằng nước tương cùng vài lát ớt. Vào những ngày rằm, bánh cũng được bán ra rất nhiều để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
1.3.1. Nguyên liệu
- 700gr bột gạo
- 150gr chà bông chay
- 150gr tôm khô chay
- 2 lít nước lọc
- 1 bó lá chuối
- 1 nhánh hàng boa rô
- Gia vị cần có: dầu ăn, đường, nước mắm
1.3.2. Cách làm bánh nậm Huế chay
Sơ chế nguyên liệu
- Tôm khô chay rửa qua với nước sạch, sau đó ngâm cho nở mềm. Sau khi ráo nước thì đem đi xay nhuyễn
- Lá chuối rửa sạch, trụng qua nước sôi cho mềm. Vớt ra để ráo nước, lau lại cho khô rồi cắt thành các miếng hình chữ nhật khoảng 20cm – 15cm
- Hành boa rô rửa sạch, xắt nhỏ phần lá, phần đầu thì băm nhuyễn để phi thơm
- Làm nhân chay
- Bắc chảo lên bếp, cho thêm dầu ăn. Khi thấy dầu nóng thì đổ hành boa rô băm nhuyễn vào. Đợi hành phi dậy mùi thì cho tôm chay khô và ruốc bông vào xào lăn. Nêm nếp nước tương vừa ăn rồi đảo đều cho chín. Nếu muốn có nhân đẹp mắt hơn thì bạn có thể đổ thêm chút dầu màu điều vào đảo cùng.
Làm vỏ bánh nậm Huế chay
Bột được đổ ra tô sạch, lần lượt cho vào các gia vị: 1 muỗng đường, ½ muỗng muối, 1 muỗng dầu ăn và nước lọc để khuấy đều.
Sau khi rây qua cho bột mịn, đổ hỗn hợp vào chảo và đun đến khi đặc lại là xong. Bột lúc này có màu trắng tươi, sệt vừa phải, khi múc lên không còn chảy nước.
Gói bánh nậm Huế chay
Tương tự như cách làm các loại nhân trên, bạn cũng phết một lớp dầu mỏng lên lá chuối, trải đều 1 muỗng bột theo chiều dọc lá, cho thêm ¾ muỗng nhân chay vào giữa. Cuối cùng là gấp 4 mép lá lại để cố định bánh bên trong.
Hấp bánh nậm Huế chay
Khi xếp bánh vào xửng, bạn chỉ nên xếp theo hình tháp với tối đa là 3 lớp bánh. Không nên xếp quá dày khiến nhiệt độ không đủ để làm chín tất cả lớp bánh. Xửng sau khi đặt lên bếp nên đun với lửa vừa, nếu để lửa quá to thì bánh sẽ phình ra và nhìn không đẹp mắt.
2. Cách làm nước chấm để ăn cùng bánh nậm Huế
Nước mắm được xem như linh hồn của món bánh nức tiếng này. Ăn bánh nậm mà không có nước chấm chua ngọt thì độ ngon đã giảm đi một nửa rồi đó. Bạn có thể tranh thủ làm ngay một bát nước mắm đúng điệu trong lúc đợi bánh chín.
Cách làm rất đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị một bát tô vừa ăn, cho 3 muỗng nước mắm, 6 muỗng nước, 2 muỗng đường vào hòa tan.
Tiếp tục đổ hỗn hợp vào nồi đun cho đến khi đường tan hoàn toàn. Sau khi để nguội, bạn cho thêm chanh, ớt và tỏi băm vào là đã có bát nước chấm “thần thánh”.
Tùy theo khẩu vị của mình mà bạn có thể gia giảm các thành phần: đường, ớt, chanh… nhé. Ngoài ra, với những người ăn bánh nậm Huế chay thì có thể thay bằng nước mắm chay hoặc chấm cùng nước tương tỏi ớt cũng vẫn rất ngon.
3. Yêu cầu thành phẩm món bánh nậm Huế
Một chiếc bánh ngon thường đạt các tiêu chuẩn sau:
- Hình dáng đẹp mắt, vuông vắn
- Bột bánh chín đều, có màu trắng sữa
- Phần nhân được trải đều theo vỏ bánh, chín đều và dậy mùi thơm
- Khi ăn bánh có vị thơm nhẹ của lá chuối, sự mềm mịn, thanh mát vừa đủ của vỏ bánh
- Tùy theo loại nhân mà có hương vị khác nhau
4. Cách thưởng thức bánh nậm Huế đúng chuẩn
Ăn bánh nậm Huế cũng cần đúng cách đấy nhé. Nhiều người vẫn lầm tưởng sẽ bỏ hết vỏ ra, sau đó xếp bánh lên đĩa. Nhưng cách ăn ngon nhất vẫn là để nguyên bánh trong lá chuối, rưới nước mắm lên rồi gắp từng miếng bánh để thưởng thức. Như vậy thì mùi thơm của lá sẽ giúp giảm bớt vị ngấy.
Khi ăn, bạn cũng nên nhai từ từ để cảm nhận rõ nhất vị bột gạo tan chảy trong miệng cùng nhân bánh thơm ngon.
5. Một số quán bánh nậm Huế ngon mà du khách nên ghé qua
Bánh bèo nậm lọc Huế là những món bánh làm nên sự phong phú cho nền ẩm thực đặc sắc của mảnh đất cố đô. Vì vậy, nếu đến đây, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp nhiều hàng quán bán các loại bánh dân dã này.
Blogamthuc365.edu.vn đã tổng hợp lại một số quán ăn ngon, được nhiều người yêu thích để quý khách có thể tham khảo và cân nhắc đến thưởng thức.
5.1. Quán bánh nậm lọc Huế – Bà Đỏ
- Địa chỉ: số 8 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Phù Cát, thành phố Huế
- Giờ mở cửa: 8h00 – 21h30
- Giá tham khảo: từ 10.000 đồng – 50.000 đồng
Nhắc đến quán bánh nậm ngon tại xứ Huế mà không kể tới cái tên này thì quả là thiếu sót. Bánh ở đây được làm chuẩn công thức, chuẩn vị truyền thống. Nhìn những miếng bánh trắng dẻo, thơm mùi tôm thịt cùng lá chuối gói bên ngoài thì sao có thể cưỡng lại được?
Bà chủ vô cùng nhiệt tình, cởi mở, không chỉ phục vụ đồ ăn cho khách mà còn thoải mái chia sẻ cách làm cho mọi người. Bên cạnh bánh nậm Huế thì quán còn bán cả bánh bột lọc, bánh bèo nên quý khách có thể thoải mái lựa chọn hương vị yêu thích để thưởng thức.
5.2. Quán bánh nậm Huế – Dì Xinh
- Địa chỉ: số 82 đường Lê Thánh Tôn, phường Thuận Thành, thành phố Huế
- Giờ mở cửa: 13h30 – 19h30
- Giá tham khảo: từ 10.000 đồng – 20.000 đồng
Quán có không gian rộng rãi, thoáng mát nên thực khách có thể ăn uống với tâm trạng thoải mái nhất. Vào những giờ cao điểm, bạn cũng không phải lo lắng về tình trạng đông đúc hay hết chỗ. Chủ quán thân thiện, hiếu khách cũng giúp bạn cảm thấy thân thuộc như được chào đón về quê hương.
Về bánh nậm ở đây thì vẫn giữ được hương vị đúng chuẩn xứ Huế, ăn kèm da heo chiên giòn. Chấm cùng nước mắm tỏi ớt đủ chua cay thì quả nhiên là mỹ vị không thể chối từ.
5.3. Quán bánh nậm Huế – O Thủy
- Địa chỉ: số 27 đường Nguyễn Khuyến, phường Phù Cát, thành phố Huế
- Giờ mở cửa: 14h30 – 18hh30
- Giá tham khảo: từ 10.000 đồng – 20.000 đồng
Là một trong những quán lâu đời nhất tại thành phố, quán là địa chỉ ăn uống quen thuộc với những tín đồ của bánh Huế. Với vị trí ngay trung tâm thành phố, khách du lịch có thể dễ dàng tìm đến quán mà không gặp quá nhiều khó khăn trong việc tra cứu đường đi.
Tại đây, ngoài món bánh nậm lọc phổ biến thì bạn còn được lựa chọn nhiều loại bánh nổi tiếng trong ẩm thực Huế: bánh lọc, bánh bèo…
5.4. Quán bánh nậm Huế – Quán 109
- Địa chỉ: số 109 Lê Duẩn, phường Thuận Hòa thành phố Huế
- Giờ mở cửa: 6h00 – 21h30
- Giá tham khảo: từ 10.000 đồng – 15.000 đồng
Còn gì tuyệt vời hơn khi được thưởng thức món bánh đặc sản xứ Huế với mức giá vô cùng phải chăng? Mặc dù không gian quán nhỏ nhưng vệ sinh luôn được đảm bảo sạch sẽ, bàn ghế được sắp xếp khoa học. Bánh nậm ở đây được làm từ bột gạo nguyên chất, đảm bảo mùi thơm đặc trưng và không hề bị ngán.
5.5. Quán bánh nậm Huế – Bà Huê
- Địa chỉ: số 109 đường Nguyễn Huân, thành phố Huế
- Giờ mở cửa: 7h00 – 21h30
- Giá tham khảo: từ 10.000 đồng – 25.000 đồng
Bánh nậm ở quán Bà Huê có mùi vị rất độc đáo mà bạn khó có thể tìm thấy ở các quán khác. Sự dẻo thơm của bột gạo, vị ngọt tự nhiên của nhân tôm thịt và mùi thơm của lá chuối kết hợp với nhau như đánh thức mọi giác quan.
Nước chấm cũng được chủ quán pha chế theo công thức gia truyền, chắc chắn sẽ đem đến trải nghiệm ẩm thực mới lạ cho thực khách.
Vậy là Blogamthuc365.edu.vn đã giới thiệu tới bạn đọc các cách làm món bánh nậm Huế và một số quán ăn chất lượng tại thành phố.
Kinh nghiệm du lịch Nha Trang chi tiết từ A-Z mới nhất
Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Vũng Tàu chi tiết nhất
Kinh nghiệm du lịch Sầm Sơn từ A-Z – điểm đến ”hot” nhất miền Bắc
Bỏ túi Kinh Nghiệm Du Lịch Hội An chi tiết nhất