Hầu hết các ngôi chùa ở Hội An đều có niên đại hàng trăm năm tuổi và phần lớn đã được cấp bằng Di tích lịch sử quốc gia. Qua thời gian tuy đã có mai một nhưng các ngôi chùa này vẫn giữ được kiến trúc cổ xưa. Trong bài viết này Blogamthuc365.edu.vn sẽ giới thiệu đến bạn top 10 ngôi chùa Hội An gắn liền với đời sống của người dân Việt Nam, rất phù hợp để các bạn đến chiêm bái và tham quan.
Top 20 resort Hội An đẹp sang trọng gần trung tâm thành phố
Top 20 villa Hội An chuẩn 3-4-5 sao tầm nhìn đẹp
Top 20 khách sạn Hội An giá cả phù hợp tại trung tâm thành phố
Top 20 homestay Hội An đẹp bắt mắt gần trung tâm thành phố
1. Chùa Cầu Hội An – Chùa Hội An mang giá trị văn hóa đặc sắc
- Địa chỉ: Đường Nguyễn Thị Minh Khai, khu đô thị cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Ngôi chùa đầu tiên mà Blogamthuc365.edu.vn muốn giới thiệu đến bạn đó là Chùa Cầu Hội An, ngôi chùa này được xem là biểu tượng văn hóa, lịch sử, kiến trúc của phố Hội. Chùa Cầu được người Nhật xây dựng vào khoảng thế kỷ 17, nên còn có tên gọi khác là Cầu Nhật Bản, nhằm phục vụ nhiều mục đích khác nhau.
Thứ nhất, cầu được xây dựng để giao thương buôn bán giữa hai bờ sông, một bên là khu vực người Hoa sinh sống, bên còn lại là của người Nhật. Thứ hai, lúc này xuất hiện một con quái vật có tên là Namazu, có đầu ở Ấn Độ, thân ở Việt Nam và đuôi ở Nhật Bản, mỗi lần có động đất con quái vật này liền trở mình, gây ra không biết bao nhiêu tai họa cho người dân tại Hội An. Để trấn áp con thủy quái, ngôi chùa này đã được xây dựng để chắn ngang lưng nó, từ đó ba nước trở lại cuộc sống yên bình và ngày càng hưng thịnh.
Thực ra, kiến trúc ban đầu của Chùa Cầu Hội An chỉ gồm phần cầu bắc ngang qua nhánh nhỏ của sông Thu Bồn. Mãi đến sau này, khi người Nhật đã rời đi, người Minh Hương – Một cộng đồng người Hoa còn sinh sống tại Hội An đã cùng nhau xây dựng thêm phần chùa, thờ Bắc Đế Trấn Vũ, với mong muốn vị thần có thể che chở cho người dân trước thiên tai, mang lại cuộc sống yên bình cho nơi đây.
Nên có thể nói, Chùa Cầu Hội An không chỉ là nơi giao thương buôn bán trong lịch sử, mà còn là nơi giao thoa văn hóa của ba nước Việt – Nhật – Trung trong lịch sử, với các bằng chứng kiến trúc được giữ gìn cho đến tận ngày nay.
2. Chùa Phúc Kiến Hội An – Chùa Hội An gắn liền với hoạt động sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân địa phương
- Địa chỉ: 46 Trần Phú – Cẩm Châu – Hội An
- Giờ mở cửa: từ 07:00 đến 17:00 hàng ngày
- Giá vé tham khảo: 80.000đ/khách Việt và 120.000đ/khách nước ngoài
Ngôi chùa Hội An này được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 17 bởi người Phúc Kiến Hội An (Phúc Kiến là quê hương của người Kiều Hoa). Là điểm điểm sinh hoạt tâm linh, văn hóa gắn liền qua nhiều thời kỳ của người dân ở Hội An. Chùa Phúc Kiến Hội An trước đây chỉ là một ngôi miếu nhỏ thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu – Bà Chúa phù hộ cho thương nhân thuận buồm xuôi gió trong các chuyến đi vượt đại dương và cũng là nơi hội họp của người Phúc Kiến – Cộng đồng người có mặt sớm nhất tại Hội An thời bấy giờ.
3. Chùa Ông Hội An – Chùa Hội An mang đậm phong cách Việt Trung
- Địa chỉ: 24 Trần Phú – Cẩm Châu – Hội An
Chùa Ông Hội An hay còn có tên gọi khác là Quan Công Miếu, được cộng đồng người Hoa tại Hội An xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ thứ 17. Với mục đích thờ tự, ca tụng công ơn của Quan Quân Trường hay Quan Công – Một vị tướng tài ba của thời Tam quốc người đại diện cho triết lý sống “Nghĩa – Tín – Trung – Dũng”. Chùa Ông Hội An được cấp bằng Di tích Lịch sử – Văn hóa quốc gia ngày 29 tháng 11 năm 1991.
Ngôi chùa ở Hội An này mang dáng vẻ uy nghiêm với kiểu hình chữ “Quốc”, thể hiện nét đẹp kiến trúc Trung Hoa độc đáo trong từng đường nét như nếp nhà lợp ngói men màu, 4 gian nhà được xây dựng kiểu chữ “Khẩu”, cộng thêm pho tượng của Quan Công đặt ở chính điện một cách trịnh trọng, ánh mắt hiện lên vẻ cương nghị, khiến cho Chùa Ông Hội An trở nên linh thiêng hơn bao giờ hết.
4. Chùa Pháp Bảo Hội An – Chùa Hội An có quy mô hoành tráng
- Địa chỉ: số 07 Hai Bà Trưng – Tam Quan – Hội An
Chùa Pháp Bảo cách trung tâm phố cổ Hội An chỉ khoảng 750m, vị trí này giúp bạn thuận tiện trong việc di chuyển trong quá trình tham quan phố cổ Hội An. Thời gian xây dựng ngôi chùa này hiện nay vẫn chưa xác định rõ, lần trùng tu mới nhất được thực hiện vào năm 2000 và được cấp bằng di tích lịch sử – văn hoá quốc gia ngày 17 tháng 2 năm 1990.
Ngôi chùa Hội An này có quy mô hoành tráng, được xây dựng theo kiến trúc hai tầng, mang đậm nét đẹp của ngôi nhà cổ phố Hội. Cũng giống như những ngôi chùa khác tại Việt Nam, bên trong chùa Pháp Bảo thờ nhiều tượng Phật, Quan Thế Âm, các vị Hộ Pháp,… mang dáng vẻ uy nghiêm, tĩnh mịch.
5. Chùa Viên Giác Hội An – Chùa Hội An cổ
- Địa chỉ: 34 Hùng Vương – Cẩm Phổ – Hội An
Tiền thân của Chùa Viên Giác Hội An là chùa làng tên Cẩm Lý ở Xuyên Trung. Nhưng vì vị trí cũ nằm cạnh bờ sông, đất ven bờ bị sạt lở, nên vào năm 1841, ngôi chùa này được vua Thiệu Trị dời về 34 Hùng Vương – Hội An ngày nay.
Chùa Viên Giác là số ít những ngôi chùa Hội An cổ, nhưng pha lẫn kiến trúc hiện đại của sắc thái Á Đông, cùng kiến trúc truyền thống của Việt Nam và Trung Hoa. Ngôi chùa này được cấp bằng Di tích Lịch sử – Văn hóa Quốc gia vào ngày 29/11/1991.
Ngôi chùa có cách bài trí đơn giản, nhưng vẫn toát lên vẻ uy nghiêm. Ở giữa gian thờ là tượng Phật Thích Ca Thiền định được an tọa trên đài hoa sen, phía trước là tượng Thích Ca sơ sinh, Quan Thế Âm và Bồ Tát Địa Tạng được bài trí ở hai bên.
6. Chùa Bà Mụ Hội An – Chùa Hội An có kiến trúc đặc sắc
- Địa chỉ: số 675 đường Hai Bà Trưng – Tam Quan – Hội An
Đây có lẽ là ngôi chùa Hội An được du khách đến thăm và chụp ảnh nhiều nhất trong các ngôi chùa tại phố cổ. Một phần vì vị trí dễ kiếm, phần khác vì kiến trúc cổ kính, lạ mắt làm cho khung ảnh của du khách lung linh hơn bao giờ hết. Chùa Bà Mụ Hội An được xây dựng vào năm 1926 bởi người Minh Hương tại Hội An, nhưng dáng vẻ hiện tại của ngôi chùa này hầu như là kết quả của lần trùng tu vào năm 2018.
Gây ấn tượng mạnh cho du khách ngay từ cái nhìn đầu tiên là cánh cổng tam quan với thiết kế riêng biệt, mang đậm phong cách Á Đông, mảng tường có nhiều họa tiết bắt mắt, và đã nhuốm màu thời gian. Điểm ăn ảnh của ngôi chùa có lẽ là cảnh hồ súng ở phía trước, làm cho khung cảnh của Chùa Bà Mụ Hội An phút chốc nên thơ trong mắt của kẻ lỡ si mê ngôi chùa này.
7. Chùa Vạn Đức Hội An – Chùa Hội An có nghệ thuật kiến trúc độc đáo
- Địa chỉ: Thôn 2B, phường Cẩm Hà – Hội An
Chùa Vạn Đức được xây dựng và cuối thế kỷ 17, Tổ khai sơn là Thiền sư Minh Lượng – vị thiền sư người Quảng Đông, Trung Quốc. Vị thiền sư này vào cư ngụ tại Hội An và được một Phật tử hiến đất để lập một am nhỏ phục vụ việc tu hành, sau đó mới mở rộng quy mô thành chùa. Lúc đầu ngôi chùa có tên là Lang Thọ tự, chùa cây Cau và chùa Vạn Đức là cái tên sau này. Chùa Vạn Đức được xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1991.
Ngôi chùa Hội An này thuộc hệ phái Bắc tông, ngôi chùa này được nhắc đến như một danh lam thắng cảnh của Hội An trong Đại Nam Nhất Thống Chí. Nhờ vào bố cục giàu tính nghệ thuật, kiến trúc độc đáo, công thêm nơi đây còn lưu giữ nhiều hiện vật quý giá bình bát của thiền sư Minh Lượng, bức độ điệp của vua Minh Mạng bằng ván gỗ, y tăng cang của tổ Phổ Triêm,,… làm cho Chùa Vạn Đức có sức hút lạ thường.
8. Chùa Hải Tạng Hội An – Chùa Hội An linh thiêng
- Địa chỉ: đảo Cù Lao Chàm, thuộc địa phận Hội An, tỉnh Quảng Nam
Chùa Hải Tạng được xây dựng vào năm 1758, nhưng đến năm 1848 ngôi chùa Hội An này bị một cơn bão tàn phá nặng nề, buộc phải dời đến vị trí khác, cách đó khoảng 200m. Tên chùa Hải Tạng, trong đó “Hải là biển”, “tạng là Tam tạng kinh điển”, ý chỉ lời dạy của Phật phong phú, mênh mông như biển.
Tương truyền rằng, vào khoảng khoảng thế kỷ XVII có một đoàn người đi qua Cù Lao Chàm nhưng vì sóng to gió lớn họ không thể di chuyển, buộc phải ở lại đảo. Những ngày sau đó thời tiết không có gì thay đổi, nên một người trong đoàn bèn đến xin tại ngôi miếu bên cạnh. Vị thần thổ địa tại đây chỉ rằng, muốn sóng êm phải lấy cây gỗ dựng chùa tại đây, đúng như lời dặn, sau khi ngôi chùa dựng lên, đoàn người lại có thể tiếp tục ra khơi an toàn, ngôi chùa Hội An này được hình thành từ đó.
9. Chùa Phước Lâm Hội An – Chùa Hội An
- Địa chỉ: thôn Cửa Suối, xã Cẩm Hà, Hội An
Chùa Phước Lâm được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17, do hòa thượng Minh Sơn khai sơn. Ngôi chùa Hội An này đã trải qua đời trụ trì kế nhiệm, qua mỗi thời kỳ như vậy ngôi chùa lại được tô điểm thêm màu sắc mới nhờ vào hoạt động tu sửa như tạc tượng, đúc chuông,…
Điển hình vào giai đoạn vị hòa thượng Vĩnh Gia lên làm trụ trì (người đã từng có thời gian trụ trì tại Chùa Linh Ứng – Đà Nẵng). Ông đã đóng góp một phần không nhỏ và sự phát triển của Chùa Phước Lâm, bằng chứng là các pho tượng cổ tại chùa đều được tác vào thời kỳ của ông.
10. Chùa Chúc Thánh Hội An – Chùa Hội An vạn người mê
- Địa chỉ: đường Hai Bà Trưng – Cẩm Phô – Hội An
Nằm cách trung tâm phố cổ Hội An khoảng 2km, chùa Chúc Thánh hay còn gọi là chùa Khoái là một ngôi chùa Hội An cổ bạn không thể bỏ qua. Ngôi chùa này được vị thiền sư Minh Hải xây dựng vào khoảng thế kỷ 17, giai đoạn Hội An đang bước vào thời kỳ hưng thịnh bởi hoạt động giao thương buôn bán.
Ngôi chùa Hội An được xây dựng nhằm mục đích tu đạo, mang đậm phong cách kiến trúc Việt Nam và Trung Hoa, trong từng chi tiết được sử dụng để trang trí và đường nét chạm trổ sắc sảo, tỉ mỉ.
Hy vọng với những thông tin bổ ích mà Blogamthuc365.edu.vn cung cấp ở bài viết trên, đã giải đáp phần nào sự tò mò của các bạn về các ngôi chùa Hội An, chúc bạn có chuyến đi thật vui!
Kinh nghiệm du lịch Nha Trang chi tiết từ A-Z mới nhất
Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Vũng Tàu chi tiết nhất
Kinh nghiệm du lịch Sầm Sơn từ A-Z – điểm đến ”hot” nhất miền Bắc
Kinh nghiệm du lịch Mũi Né chi tiết mới nhất