Mặc dù chỉ tồn tại với vai trò là kinh thành trong thời gian 7 năm dưới thời Nhà Hồ, nhưng giá trị mà công trình kiến trúc Thành Nhà Hồ mang lại về mặt tinh thần lẫn vật chất vẫn còn được lưu giữ đến tận ngày hôm nay. Bài viết này Blogamthuc365.edu.vn sẽ đưa các bạn đi khám phá một trong những di sản văn hóa thế giới có một không hai này, để trả lời các câu hỏi Nhà Hồ được thành lập năm bao nhiêu? Di tích Thành Nhà Hồ được xây dựng ở đâu? Kiến trúc độc đáo của Thành,… cùng khám phá nhé!
Top 3 resort Sầm Sơn đẹp sang trọng gần trung tâm thành phố
Top 20 villa FLC Sầm Sơn chuẩn 3-4-5 sao tầm nhìn đẹp
Top 20 khách sạn Sầm Sơn giá cả phù hợp tại trung tâm thành phố
1. Một vài nét về Thành Nhà Hồ
Di tích Thành Nhà Hồ tại huyện Vĩnh Lộc thuộc tỉnh Thanh Hóa hiện nay, từng là kinh đô của nước Đại Ngu – Quốc hiệu của nước Việt Nam vào thời nhà Hồ.
Đây là một công trình kiến trúc bằng đá với quy mô lớn hiếm hoi tại Việt Nam, cũng là công trình bằng đá duy nhất tại Đông Nam Á và thuộc số ít di tích đá còn sót lại trên thế giới, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 2011.
Trải qua 600 năm thăng trầm, Thành Nhà Hồ một di tích lịch sử độc đáo được xây dựng dưới thời nhà Trần vẫn còn sừng sững giữa đất trời.
Như minh chứng rằng những giá trị vật chất và tinh thần bền vững mà cha ông ta để lại không dễ dàng bị mai một theo thời gian. Thành không chỉ là niềm tự hào của con dân xứ Thanh nói riêng, mà còn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam nói chung.
2. Địa chỉ và hướng dẫn di chuyển tới Thành Nhà Hồ
2.1. Di tích Thành Nhà Hồ được xây dựng ở đâu?
Nằm cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 45km về phía Tây và cách Hà Nội khoảng 140km, Thành Nhà Hồ nằm trên địa phận của 2 xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
Hiện nay nơi đây trở thành một địa điểm du lịch thu hút rất nhiều du khách đến ghé thăm nhờ những nét đặc sắc mà các công trình kiến trúc tại Thành mang lại.
2.2. Hướng dẫn di chuyển đến Thành Nhà Hồ
Hệ thống giao thông thuận lợi cộng với vị trí dễ dàng tìm thấy của Thành Nhà Hồ, bạn có thể lựa chọn máy bay, xe khách, tàu hỏa đến di chuyển đến Thanh Hóa tham quan địa điểm độc đáo này.
3. Thuyết minh về Thành Nhà Hồ
3.1. Thành Nhà Hồ được thành lập năm bao nhiêu
Thành Nhà Hồ khi xưa có tên gọi là Thành Tây Đô, được Hồ Quý Ly chủ trương xây dựng. Năm 1397, lúc này Hồ Quý Ly là người giữ mọi quyền lực của triều đình nhà Trần, dưới thời vua Trần Nhân Tông, với chức danh Nhập nội Phụ chính Thái sư Bình chương quân quốc trọng sự, tước Tuyên Trung Vệ quốc Đại vương, cương vị Tể tướng.
Theo sử sách để lại, công trình này bắt đầu xây dựng vào tháng Giêng năm Đinh Sửu với mục đích buộc vua Trần Nhân Tông dời đô từ Thăng Long là Hà Nội ngày nay về Thanh Hóa, sau đó thiết lập một chế độ mới về kinh tế, chính trị, văn hóa do Hồ Quý Ly cầm quyền.
Thành Nhà Hồ đã được hoàn thành trong khoảng thời gian thần tốc, từ tháng Giêng đến tháng ba năm 1397, chỉ vỏn vẹn 3 tháng xây dựng,
Năm 1400, Hồ Quý Ly thay nhà Trần lên cai giữ ngai vàng, lấy quốc hiệu là Đại Ngu với hy vọng mang lại hòa bình, ấm no, hạnh phúc cho đất nước.
4. Nét đặc sắc và kiến trúc độc đáo tại Thành Nhà Hồ
4.1. Nét đặc sắc của Thành Nhà Hồ
Nhìn từ xa, Thành Nhà Hồ tạo ấn tượng với thiết kế mái vòm mềm mại có kích thước khá đều nhau, quay về bốn hướng chính: Đông, Tây, Nam, Bắc.
Nằm trên địa hình hiểm trở, xung quanh là núi non trùng điệp, có ý nghĩa chiến lược về quân sự, Thành đã giúp ích trong việc phòng ngự quân sự.
Hơn nữa, gần với Thành là hệ thống sông nước, vừa có thể mở rộng giao thông vừa tạo điều kiện để giao thương, phát triển kinh tế với những địa phương khác.
Người xưa xây dựng Thành Nhà Hồ như thế nào vẫn là câu hỏi chưa có câu trả lời chính xác cho đến thời điểm hiện tại. Phân tích từng cho tiết trên Thành ta thấy được sự tỉ mỉ trong quá trình xây dựng của ông cha ta.
Những phiến đá vuông vức được sắp xếp khinh khít với nhau, giữa chúng có mối liên kết chặt chẽ, tạo nên sự vững chãi, để Thành Nhà Hồ có thể đứng sừng sững giữa một góc trời qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử.
4.2. Kiến trúc độc đáo của Thành Nhà Hồ
Theo tài liệu để lại, cùng việc nghiên cứu các di sản còn sót lại, quần thể di tích lịch sử Thành bao gồm Thành nội, Hào thành, La thành, Đàn tế Nam Giao.
Bên cạnh đó cũng có một số di tích khác như Giếng Vua, Nhà Cổ, Đình Đồng Môn tạo nên quần thể di tích lịch sử văn hóa đa dạng tại Thành Nhà Hồ.
4.2.1. Thành nội
Thành nội được xem là công trình đồ sộ và độc đáo nhất của Thành Nhà Hồ, với chiều dài 870,5m theo hướng theo chiều Bắc – Nam, chiều 883,5m theo hướng Đông – Tây.
Được xây dựng nên từ các tảng đá lớn, dài khoảng 6m và nặng gần 20 tấn. Nhiều nhà khảo cổ cho rằng, người xưa đã sử dụng những hòn bi đá để di chuyển những khối đá to nặng này trong quá trình xây thành.
Nhưng điều đặc biệt là các tảng đá phải được đưa lên một vị trí rất cao, nhưng phép màu nào đã là cho những phiến đá này sếp thật ngay ngắn và chặt chẽ, tạo được nét mềm mại tại các mái vòm của cổng thành.
Trước kia, bên trong Thành Nhà Hồ có rất nhiều công trình nguy nga được xây dựng như Cung Diên Thọ – chỗ ở của Hồ Quý Ly, Điện Hoàng Nguyên, Đông cung, Đông Thái Miếu, Tây Thái Miếu,… nguy nga tráng lệ không thua kém gì Kinh thành Thăng Long. Nhưng qua tác động của khách quan và chủ quan, Thành Nhà Hồ chỉ còn lại một số công trình như ngày hôm nay.
Một trong những bí ẩn lớn nhất tại Thành chưa có lời giải đáp đó là nguyên nhân mất đi đầu rồng của cặp rồng bên trong hoàng thành.
Cặp rồng này được nhiều nhà khảo cổ học đánh giá cao về giá trị văn hóa, được cho là cặp rồng đẹp nhất và lớn nhất trong kiến trúc Việt Nam với đường nét chạm trổ tỉ mỉ, cặp rồng này có hình dáng thon gọn dần về phía đuôi, vây kín thân, mình uốn bảy khúc, thể hiện rõ nghệ thuật chạm khắc của nhà Trần lúc hưng thịnh. Có nhiều lý giả cho rằng, sau khi xâm lược nước ta thành công, quân Minh đã lấy đầu rồng để mang về báo công.
4.2.2. Hào thành
Theo kết quả khai quật của Viện Khảo Cổ học, bao quanh toàn bộ kinh thành phía trong là hào thành, hào thành rộng khoảng hơn 90m, đáy hào rộng 52m, và sâu hơn 6.50m.
Kết cấu của hào thành phía Tây và phía Đông tương đối giống nhau, bề mặt Hào thành rộng và thoải dần, người xây hào đã sử dụng đá hộc và các mảnh dăm đá lót ở phía dưới, nhằm tạo sự vững chắc cho hào thành.
Trong quá trình khai quật, đã phát hiện ra dưới sâu lòng Hào thành còn lưu lại một số di vật thời Trần – Hồ như ngói đỏ, gạch hình chữ nhật, đồ sành, đồ sứ,…
Đến nay, tuy nhiều phần của Hào thành đã bị lắp cạn, nhưng vẫn có thể nhìn thấy rất rõ các dấu tích của Hào thành ở cả bốn phía với chiều rộng trung bình là 50m.
4.2.3. La thành
Bảo vệ toàn diện cho Thành Nhà Hồ là nhiệm vụ của la thành – khu vực nằm ở phía trước của hào thành. La thành hiện còn là một tòa thành đất có mặt cắt hình thang, rộng 9,2m và cao khoảng 6m.
Mặt ngoài dốc đứng, phía trong thoai thoải kiểu bậc thang, mỗi bậc cao 1.50m, được gia cố bằng sạn sỏi xen kẽ vào một số vị trí.
Toàn bộ La thành được xây dựng nương theo địa hình tự nhiên, đoạn thì nối liền với núi, đoạn thì xuôi theo dòng sông. Trong đó có những đoạn là đê của sông Bưởi và sông Mã, có chức năng phòng lũ lụt cho toàn bộ kinh thành.
Dù đã trải qua VI thế kỷ, hứng chịu trực tiếp các tác động chủ quan và khách quan, nhưng La thành vẫn còn nguyên vẹn với lũy tre dài vô tận.
4.2.4. Đàn tế Nam Giao
Đàn tế Nam Giao Thành Nhà Hồ là 1 trong 3 đàn tế còn giữ được mặt bằng tương đối nguyên vẹn cổ nhất trong lịch sử Đàn tế Nam Giao của Việt Nam.
Được nhà Hồ hoàn thành việc xây dựng vào tháng 8 năm 1402, nằm trong bán kính 2,5km từ Thành về phía Đông Nam, nay thuộc địa giới hành chính xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Lộc.
Tổng diện tích của Đàn tế Nam Giao lên đến hơn 2ha, phía sau giáp với núi Đốn Sơn, trước là cánh đồng Nam Giao, được xây dựng theo cấu trúc nhiều cấp nền chồng lên nhau, kích thước giảm dần từ thấp đến cao.
Đường linh đạo dẫn vào trung tâm của đàn tế được lát bằng những phiến đá xanh nhẵn nhụi, là lối vua đi vào khu vực tế chính. Trung tâm Đàn tế Nam Giao còn lưu giữ nhiều dấu tích của các cấp nền cao gồm Nền Thượng, Nền Trung và Nền Hạ.
Trong lòng nền cao nhất có dấu tích đàn tế hình tròn hay còn gọi là viên đàn, đường kính khoảng 4,75m. Vật liệu chính được sử dụng để xây dựng công trình này là đá xanh và đất nung.
Lễ tế đầu tiên tại Đàn Nam Giao của Vương triều Hồ được tổ chức vào năm 1402 với mục đích tế trời ở phía Nam Thành Nhà Hồ, cầu mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.
4.2.5. Giếng vua
Nằm gần khu vực Đàn tế Nam Giao, về phía Đông Nam có một kiến trúc 600 tuổi còn khá nguyên vẹn đó là Giếng Vua. Kiến trúc của giếng được chia làm 2 phần:
- Phần thành giếng: Được xây từ các khối đá hình vuông, bậc đi xuống nhỏ dần khi đi vào lòng giếng.
- Phần lòng giếng: Có hình tròn, mặt cắt hình phễu. Phần miệng giếng có đường kính khoảng 6.50m, độ sâu 4,9m tính từ miệng giếng vuông.
4.2.6. Đình Đồng Môn
Đình Đông Môn hiện nay là nơi lưu giữ một số di vật của Thành Nhà Hồ, ngồi đình được xây dựng vào những năm 1570 – 1623 vào thời Lê Trung Hưng, đã trải qua 3 lần trùng tu.
Đình Đồng Môn gồm 5 gian, được xây dựng từ gỗ, lợp bằng ngói đỏ, các cột kèo được chạm trổ tinh xảo những họa tiết mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam.
Tại đây các sinh hoạt truyền thống vẫn còn được lưu giữ và truyền lại cho đời sau. Đình Đông Môn được xếp hạng là di tích lịch sử cấp tỉnh vào năm 1992, nơi được đánh giá cao về giá trị văn hóa, lịch sử.
4.2.7. Nhà Cổ
Nằm trong bán kính 200m từ phía Tây của Thành Nhà Hồ, có một căn nhà cổ của gia đình ông Phạm Ngọc Tùng thuộc làng Tây Giai.
Ngôi nhà cổ này từng được UNESCO công nhận là một trong 10 ngôi nhà cổ tiêu biểu nhất của Việt Nam, với các giá trị về kiến trúc, về sự mộc mạc giản dị.
Và được tổ chức JICA của Nhật Bản đầu tư kinh phí nghiên cứu, bảo tồn và trùng tu vào năm 2002. Ngoài ra tại đây còn có rất nhiều nhà cổ truyền thống khác, có niên đại từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.
5. Thời điểm thích hợp để đi du lịch tại Thành Nhà Hồ
Bạn có thể đến tham quan Thành Nhà Hồ vào bất cứ thời điểm nào trong năm, nhưng để thêm phần sôi động cho chuyến đi bạn có thể lên kế hoạch đến Thành vào các dịp lễ hội trong năm. Blogamthuc365.edu.vn sẽ gợi ý cho các bạn một số lễ hội tại đây để bạn có thể dễ dàng tham khảo:
- Lễ hội Đền Sòng: Được tổ chức từ ngày mùng 10 – ngày 26 tháng 2 âm lịch, chính hội sẽ được diễn ra vào ngày 25. Lễ hội diễn ra nhằm mục đích tưởng nhớ bà Chúa Liễu Hạnh, người đã phù hộ độ trì cho người dân nơi đây một cuộc sống ấm no hạnh phúc.
- Lễ hội Cầu Ngư: Được diễn ra trong 04 ngày cuối tháng 2 âm lịch, một lễ hội truyền thống có từ lâu đời của người dân tại đây. Lễ hội mang ý nghĩa to lớn đối với ngư dân địa phương, cầu mong một năm thuận buồm xuôi gió cho các chuyến đánh bắt các trong năm.
- Lễ hội Lam Kinh: Lễ hội tổ chức hàng năm vào ngày 22 tháng 8 âm lịch là ngày giỗ của vua Lê Thái Tổ. Quy mô hoành tráng với nhiều hoạt động được tổ chức trong lễ hội, nhằm mục đích tưởng nhớ công ơn của vị vua này.
6. Giá vé vào Thành Nhà Hồ có đắt không?
Giá vé vào Thành Nhà Hồ sẽ được áp dụng cho tất cả các du khách lẫn trong và ngoài nước, cụ thể như sau:
- Người lớn: 40.000đồng/người.
- Trẻ em (từ 08 đến 15 tuổi): 20.000đồng/người.
- Trẻ em dưới 08 tuổi: miễn phí giá vé tham quan.
- Lưu ý: Giá vé có thể thay đổi tùy vào thời điểm.
7. Một số món ăn phải thử khi bạn đi du lịch tại Thành Nhà Hồ
- Dê núi đá
- Chè lam Phú Quảng
- Nem chua Thanh Hóa
- Bánh gai tứ trụ
- Gỏi cá Sầm Sơn
- Bánh răng dừa
- Phi cầu sài tiến Vua
- Chả tôm
8. Một số khách sạn dành cho bạn khi đi du lịch Thành Nhà Hồ
8.1. Mường Thanh Thanh Hóa
Khách sạn Mường Thanh Thanh Hóa tọa lạc trên vị trí đắc địa của thành phố, tại Ngã Ba Voi, khu đô thị Nam, phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Được thiết kế theo kiến trúc cao tầng gồm 219 phòng ngủ, các dịch vụ tại Khách sạn Mường Thanh Thanh Hóa thích hợp cho cả chuyến đi nghỉ dưỡng và công tác của bạn.
Qúy khách có thể liên hệ vào hotline 0943 333 333 để được tư vấn kỹ hơn về các dịch vụ tại Mường Thanh Thanh Hóa.
8.2. FLC Luxury Hotel SamSon
FLC Luxury Hotel Samson là khu phức hợp nghỉ dưỡng mang đẳng cấp 5 sao, nằm trên tuyến đường Hồ Xuân Hương, Quảng Cư, Sầm Sơn, Thanh Hoá.
Với vị trí thuận lợi và dễ tìm kiếm, bạn có vô số các lựa chọn về địa điểm tham quan trong chuyến đi của mình, trong đó có Thành Nhà Hồ.
Không gian sang trọng bao trùm khu nghỉ dưỡng nhờ vào thiết kế được lấy cảm hứng từ biển cả và thiên nhiên cây cổ. FLC Luxury Hotel Samson sẽ là điểm nghỉ dưỡng ưng ý cho cả khách đi theo cặp và gia đình.
Qúy khách có thể liên hệ vào hotline 098 247 9999 để được tư vấn kỹ hơn về các dịch vụ tại FLC Luxury Hotel SamSon.
8.3. Dragon Sea Sầm Sơn
Nếu đến tham quan tại Thành Nhà Hồ Thanh Hóa, bạn đừng bỏ qua Dragon Sea Sầm Sơn nhé, một địa điểm nghỉ dưỡng chất lượng với các dịch vụ chuẩn đẳng cấp 4 sao nằm tại số 43 Đường Hồ Xuân Hương, Phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, Tỉnh Thanh Hóa.
Không gian khách sạn mang phong cách hiện đại trẻ trung, nhưng không kém phần sang trọng. Hệ thống phòng nghỉ đa dạng, giúp bạn thỏa sức lựa chọn theo nhu cầu của mình khi nghỉ dưỡng tại đây.
Qúy khách có thể liên hệ vào hotline 025 7777 7777 để được tư vấn kỹ hơn về các dịch vụ tại Dragon Sea Sầm Sơn.
9. Các hình ảnh check – in của du khách tại Thành Nhà Hồ
Dưới đây là những bức ảnh được các du khách chụp lại khi tham quan tại Thành Nhà Hồ, Blogamthuc365.edu.vn tin chắc sau khi xem xong bạn sẽ lên kế hoạch đến đây ngay để sở hữu những bức ảnh lung linh cho riêng mình.
Trên đây là một số kinh nghiệm đi Thành Nhà Hồ mà Blogamthuc365.edu.vn cũng cấp cho bạn. Chúc bạn có một kỳ nghỉ dưỡng tuyệt vời bên cạnh người thân và bạn bè nhé!
Kinh nghiệm du lịch Nha Trang chi tiết từ A-Z mới nhất
Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Vũng Tàu chi tiết nhất
Kinh nghiệm du lịch Sầm Sơn – điểm đến ”hot” nhất miền Bắc
Bỏ túi Kinh Nghiệm Du Lịch Hội An chi tiết nhất