Kể từ năm 1945, quảng trường Ba Đình đã trở thành một địa điểm quan trọng trong lịch sử dân tộc khi nơi đây đã chứng kiến khoảnh khắc khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày nay, đây vẫn là một điểm thăm quan du lịch nổi tiếng bởi vị trí nằm ngay phía trước khu vực lăng Bác, là một quần thể không thể tách rời. Vậy quảng trường Ba Đình có điểm gì đặc biệt, hãy cùng Blogamthuc365.edu.vn khám phá ngay sau đây nhé.
Top 20 resort Hà Nội đẹp sang trọng gần trung tâm thành phố
Top 20 villa Hà Nội chuẩn 3-4-5 sao tầm nhìn đẹp
Top 20 khách sạn Hà Nội giá cả phù hợp tại trung tâm thành phố
Top 20 homestay Hà Nội đẹp bắt mắt gần trung tâm thành phố
Giới thiệu về quảng trường Ba Đình
Giới thiệu sơ lược về quảng trường Ba Đình
Quảng trường Ba Đình ngày nay được đánh giá là một quần thể to lớn và đồ sộ nhất tại trung tâm thành phố Hà Nội với sức chứa lên tới khoảng 20 vạn người. Quảng trường nằm trong khuôn viên khu vực lăng Bác, được trang trí bằng số lượng lớn các ô cỏ vuông vức, các ô cỏ này bên cạnh tác dụng trang trí còn có tác dụng cản bớt bức xạ ánh mặt trời, giảm bớt sức nóng cho những chiến sĩ đang ngày đêm canh giữ bên lăng Người.
Loại cỏ được sử dụng ở đây cũng rất đặc biệt bởi đó không phải cỏ nhân tạo mà là cỏ gừng, có sức chịu đựng tốt dưới thời tiết khắc nghiệt nên luôn xanh tốt quanh năm, đồng thời, còn có khả năng chống chịu dưới sự giẫm đạp của con người.
Chính giữa quảng trường là cột cờ cao 25m, nơi được các chiến sĩ thực hiện nghi lễ thượng cờ và hạ cờ hàng ngày vào lúc 6h sáng (mùa hè) hay 6h30 (mùa đông) và 21h tối.
Phía sau cột cờ là lăng Bác uy nghi, trang nghiêm, to lớn, là nơi mà không chỉ những người con Việt Nam mà cả các du khách nước ngoài, những đồng bào xa xứ cũng hay ghé đến thăm thường xuyên để tỏ lòng thành kính với vị Lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, với con đường cách mạng ngời chói của Người.
Thông tin chi tiết về lịch sử hình thành quảng trường Ba Đình
Không phải chỉ đến năm 1945, Quảng trường Ba Đình mới được xây dựng và thành lập mà trước đó rất lâu, từ năm 1808, dựa trên sắc lệnh phá dỡ Hoàng thành để xây một ngôi thành nhỏ hơn của vua Gia Long, quảng trường Ba Đình đã có mặt, là khu đất nằm ở phía Tây của tòa thành mới. Tòa thành này sau được vua Minh Mạng đặt tên là thành Hà Nội.
Sau đó, đến đầu thế kỷ 20, khu vực này bị bỏ hoang, là một bãi đất trống cùng hồ ao đã được san lấp xung quanh nên được người Pháp lựa chọn làm địa điểm xây dựng vườn hoa, lấy tên là Rond Point Puginier, hay còn gọi là Quảng trường Tròn.
Không chỉ vậy, nhờ vào vị trí đắc địa, người Pháp còn cho xây dựng nhiều tòa nhà công sở xung quanh khu vực này như: Phủ Toàn quyền (1902), nay là Phủ Chủ tịch, trường Albert Sarraut (1919), nay là Cơ quan Trung ương Đảng và Sở Tài chính (1925).
Sau sự kiện Nhật đảo chính Pháp, tên Quảng trường Ba Đình do thị trưởng thành phố Hà Nội lúc bấy giờ, bác sĩ Trần Văn Lai đặt. Vị bác sĩ chọn tên Ba Đình vì cảm phục nghĩa quân Đinh Công Tráng đã kiên cường chống Pháp ở căn cứ Ba Đình, Thanh Hóa vào những năm cuối thế kỷ XIX.
Chỉ sau khi được đặt lại tên một khoảng thời gian ngắn, giữa nhiều địa điểm được đưa ra, quảng trường Ba Đình đã được chọn làm nơi diễn ra Lễ Độc Lập.
Cuối cùng vào ngày 2/9/1945, tại không gian trang trọng, mang tính lịch sử, quyết định này, với tư cách là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, người Cha già vĩ đại của dân tộc đã bước lên lễ đài đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tuyên bố kết thúc hàng nghìn năm phong kiến, phát xít và thực dân trên mảnh đất hình chữ S.
Quảng trường Ba Đình ở đâu?
Có nhiều người lần đầu đến du lịch Hà Nội thường có thắc mắc là quảng trường Ba Đình Hà Nội chính thức thuộc phường nào? Có địa chỉ ở đâu? Câu trả lời là Quảng trường Ba Đình Hà Nội nằm trên đường Hùng Vương, thuộc phường Điện Bàn, quận Ba Đình.
Phía Bắc quảng trường Ba Đình ngày nay là Văn phòng Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, phía Nam là trụ sở Bộ Ngoại giao, phía Tây là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và phía Đông là Hội trường Ba Đình.
Hướng dẫn di chuyển tới quảng trường Ba Đình
Quảng trường Ba Đình có vị trí nằm ngay tại khu vực trung tâm, là điểm giao nhau của nhiều tuyến đường lớn nên việc di chuyển tới đây cũng vô cùng dễ dàng. Dù bạn là người dân địa phương hay khách thăm quan thì bạn vẫn có thể đến đây bằng nhiều loại hình phương tiện khác nhau như xe máy, oto, taxi
Di chuyển bằng phương tiện cá nhân
Nếu di chuyển bằng các phương tiện cá nhân tới đây thì các bạn nhớ ghi chú hai điểm gửi xe của Nhà nước là: Đường Ông Ích Khiêm, đối diện Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng và Đường Ngọc Hà, cổng vào Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Đây là hai điểm gửi xe sẽ có giá cả bình ổn quanh năm cho du khách vào thăm quan, bên cạnh đó cũng có nhiều điểm gửi xe dù tự phát nhưng giá cả sẽ cao hơn khá nhiều.
Tuyến đường phía trước quảng trường Ba Đình là vị trí của nhiều tòa nhà chính phủ được bảo vệ nên các bạn sẽ không thể đỗ xe tại đây để đi vào thăm quan nếu không sẽ có các chiến sĩ bộ đội ra nhắc và hình thức mạnh là tịch thu xe. Du khách nên lưu ý điều này.
Di chuyển bằng taxi, xe ôm
Đây là phương án hợp lý và thuận tiện hơn dành cho các bạn muốn đến đây thăm quan và đi dạo xung quanh.
Từ các quận nội thành, bạn có thể dễ dàng đặt xe di chuyển đến quảng trường Ba Đình với mức phí vô cùng phải chăng. Bên cạnh đó, quảng trường cũng miễn phí vé vào cổng dành cho khách thăm quan nên càng là một thuận tiện dành cho các vị khách khi đến đây.
Di chuyển bằng các phương tiện công cộng
Không chỉ thuận tiện trong việc di chuyển bằng các phương tiện cá nhân, du khách còn có thể lựa chọn các phương tiện công cộng trong thành phố để tiết kiệm chi phí.
Các tuyến xe mà các bạn có thể tham khảo để di chuyển đến Quảng trường Ba Đình là:
- Xe số 09: Bờ Hồ – Bờ Hồ
- Xe số 33: Bến xe Yên Nghĩa – Xuân Đỉnh
- Xe số 22: Bến xe Gia Lâm – Kim Mã
- Xe số 45: Times City – Bến xe Nam Thăng Long
- Xe số 50: Long Biên – Sân vận động quốc gia
Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn di chuyển bằng xe buýt hai tầng Hanoi City Tour khởi hành từ Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục đến Quảng trường Cách Mạng Tháng Tám. Ở mỗi lượt đi, bạn sẽ được tham quan 30 điểm danh thắng của thủ đô Hà Nội, trong đó có Quảng trường Ba Đình.
Di chuyển bằng hình thức này hiện đang rất được ưa chuộng bởi không chỉ vui, an toàn mà bạn còn có thể được nghe thuyết minh về các địa điểm trên nhờ sự giúp đỡ của hướng dẫn viên theo cùng xe.
Nên đi thăm quan quảng trường Ba Đình vào khung giờ nào?
Quảng trường Ba Đình mở cửa hàng ngày từ 5h sáng đến 22h tối nên các bạn có thể ghé đến đây vào bất cứ khoảng thời gian nào trong ngày, mỗi khung giờ tại đây lại có những vẻ đẹp riêng, thay đổi dựa theo thời tiết của ngày.
Các điểm thăm quan xung quanh quảng trường Ba Đình
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là một kiến trúc rất quan trọng nằm phía sau khu vực quảng trường Ba Đình. Đây không chỉ là món quà của nhân dân, chính phủ Liên Xô đối với người Cộng sản gương mẫu mà còn là tình cảm của nhân dân cả nước dành cho Người Cha kính yêu của dân tộc.
Lăng hiện đang chịu sự quản lý và bảo vệ của Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng. Đồng thời, đây cũng là nơi đang gìn giữ, bảo quản nguyên vẹn thi hài của Người để các thế hệ con cháu sau này có thể biết đến được dung nhan của Người.
Kể từ khi được khánh thành vào năm 1975, nơi đây đã trở thành biểu tượng văn hóa lịch sử của thủ đô Hà Nội, đồng thời, cũng là trái tim của những người con thủ đô.
Bảo tàng Hồ Chí Minh
Bảo tàng nằm trong khu khuôn viên Lăng Chủ tịch, quảng trường Ba Đình với diện tích rộng lớn lên tới 18,000m2 là nơi hiện đang lưu giữ nhiều hiện vật quý giá liên quan tới cuộc đời và con đường hoạt động cách mạng của Người cũng như những sự kiện lịch sử thúc đẩy dẫn tới quyết định ra đi tìm đường cứu nước của Người.
Đây là nguồn tài liệu rất quý giá để các bạn trẻ học tập cũng như để những du khách còn chưa biết nhiều về Việt Nam mà mới chỉ nghe qua báo đài, phim ảnh hiểu hơn về lịch sử, tinh thần kháng chiến bất khuất, kiên cường của con người nơi đây.
Khu di tích Phủ Chủ tịch
Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch Hà Nội là nơi mà Người đã sống và làm việc lâu nhất cho đến những năm tháng cuối đời.
Tại đây hiện còn lưu giữ nhiều những hiện vật cùng những khu nhà mà Người đã sử dụng trong suốt 15 năm từ 1954 đến 1969 như:
- Di tích Nhà 54 – nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở, làm việc từ cuối năm 1954 đến giữa tháng 5 năm 1958.
- Di tích Nhà sàn gỗ – nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở, làm việc từ giữa tháng 5 năm 1958 đến năm 1969.
- Di tích nhà 67- nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc trong thời gian đế quốc Mỹ bắn phá miền Bắc ác liệt (1967 – 1969), nơi Người chữa bệnh và qua đời.
- Các Di tích khác như: Vườn cây xanh, ao cá, nhà bếp và xe ôtô Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng.
Đây đều là những hiện vật vô giá, là những tài liệu thực tế để khách thăm quan khi đến đây có thể dễ dàng mường tượng ra khung cảnh sinh hoạt của Bác trong hai cuộc kháng chiến ác liệt của dân tộc.
Như vậy, Blogamthuc365.edu.vn đã vừa cùng các bạn ghé thăm quảng trường Ba Đình lịch sử cũng như những di tích to lớn hiện đang là điểm du lịch văn hóa lịch sử nổi tiếng xung quanh đây. Blogamthuc365.edu.vn hy vọng, đây sẽ là những thông tin hữu ích cho quý khách trong chuyến du lịch khám phá thủ đô nói chung và quảng trường Ba Đình nói riêng.
Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Tam Đảo chi tiết nhất từ A – Z
Kinh nghiệm du lịch Ba Vì – Trốn khỏi ồn ào nơi phố thị
Kinh nghiệm du lịch Hạ Long chi tiết mới nhất
Kinh nghiệm du lịch Cô Tô tự túc từ A-Z