Quản Bạ Hà Giang – “Đà Lạt” phía Bắc của Việt Nam

Quản Bạ Hà Giang – Một vùng đất thi vị, khi một lần đặt chân tới đây, khát khao đầu tiên trào dâng trong bạn chính là trỗi dậy lòng tham muốn “chiếm” trọn nó cho riêng mình. Vậy Quản Bạ Hà Giang có gì, bạn hãy cùng Blogamthuc365.edu.vn khám phá nhé!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

1. Một đôi nét về Quản Bạ Hà Giang  

Quản Bạ –  một huyện đặc trưng Hà Giang, sở hữu nhiều điểm đến du lịch khám phá vô cùng hấp dẫn khách trong và ngoài nước như: hang động, những ngôi làng với nhiều lễ hội, nhiều nét văn hóa đậm sắc bản địa, những đồi núi nhấp nhô, trập trùng,.. 

Quản Bạ Hà Giang – “Đà Lạt” phía Bắc của Việt Nam

Đến với miền đất Quản Bạ Hà Giang, du khách được thả hồn mình theo bầu không khí mát mẻ, trong lành từ độ cao 1000m so với mực nước biển. Với những nét đặc trưng của mình, Quản Bạ còn được mệnh danh là “Đà Lạt”  phía Bắc của Việt Nam, là “ngôi nhà chung” của 14 dân tộc anh em.

Quản Bạ Hà Giang – “Đà Lạt” phía Bắc của Việt Nam

Vào mỗi mùa trong năm, Quản Bạ sẽ được khoác lên mình một chiếc áo được “đặt thiết kế” riêng. Song, theo kinh nghiệm được mọi người thỏ thẻ vào tai với nhau là hãy đến Quản Bạ vào khoảng bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 12. Vì đây là thời điểm cánh đồng hoa tam giác mạch nở rộ và khoe sắc hương tỏa khắp và bao phủ toàn Quản Bạ.

Vẻ đẹp dịu dàng, e ấp nhưng không kém phần quyến rũ của hoa tam giác mạch đã góp phần làm cho Quản Bạ Hạ Giang thêm màu sắc lung linh và mộng mơ hơn một cách lạ thường.

Xem thêm: Cao nguyên đá Đồng Văn – “Thiên đường xám” tại Hà Giang 

2. Địa chỉ và hướng dẫn di chuyển tới Quản Bạ Hà Giang

Tọa lạc ở phía Bắc tỉnh Hà Giang, phía Bắc và Tây giáp Vân Nam – Trung Quốc, phía Nam là huyện Vị Xuyên, phía Đông là huyện Yên Minh. Huyện lỵ là thị trấn Tam Sơn nằm trên quốc lộ 4C, cách thị xã Hà Giang 46 km về hướng Bắc, cách huyện Yên Minh 52 km về phía Đông.

Quản Bạ Hà Giang – “Đà Lạt” phía Bắc của Việt Nam

Và nằm cách trung tâm của thành phố Hà Giang khoảng 57km. Du khách sẽ đi men theo quốc lộ 4C vượt qua nhiều núi non chập chùng, và băng qua nhiều khu làng mạc. Đi đến Quản Bạ Hà Giang bạn có thể liên hệ để thuê xe máy hoặc ô tô với chi phí thuê khá rẻ. Giá thuê xe máy khoảng 100 – 150 nghìn đồng/ngày. Còn giá vé trung bình tại các nhà xe khoảng 50 nhìn đồng/người/lượt.

3. Ăn gì ở Quản Bạ Hà Giang?

Nói về ẩm thực Quản Bạ Hà Giang thì không phải suy nghĩ hay đắn đo quá nhiều. Vì đây như một thiên đường ẩm thực với rất nhiều món ăn ngon. Có thể kể đến như: thắng cố, thắng dền, thịt trâu gác bếp, bánh cuốn…. 

Quản Bạ Hà Giang – “Đà Lạt” phía Bắc của Việt NamQuản Bạ Hà Giang – “Đà Lạt” phía Bắc của Việt Nam

Ngoài ra, có 1 món đặc sản rất nổi tiếng ở vùng đất Quản Bạ này mà bạn không nên không thử đó là Hồng không hạt. Bạn có thể dùng tại chỗ hoặc mua về làm quà bếu cho người thân, bạn bè. Hãy yên tâm, vì vỏ ngoài của loài thức quả này rất cứng nên sẽ không ảnh hưởng đến phần thịt rất chắc bên trong trên hành trình di chuyển đâu nhé! Nếu bạn muốn xem cây hồng ra hoa thì đến Quản Bạ vào khoảng tháng 3 – tháng 4

Quản Bạ Hà Giang – “Đà Lạt” phía Bắc của Việt Nam

Còn nếu muốn thưởng thức vì ngon, ngọt bùi của thức quả này thì nên đến Quản Bạ vào tháng 8 – tháng 11 nhé!

Quản Bạ Hà Giang – “Đà Lạt” phía Bắc của Việt Nam

4. Vẻ đẹp nổi bật và thơ mộng đến nao lòng của Quản Bạ Hà Giang 

4.1 Núi đôi Quản Bạ 

Đến với Hà Giang, hẳn ai cũng sẽ muốn được một lần chứng kiến tận mắt kiệt tác của tạo hóa và lắng nghe những truyền thuyết cảm động về núi đôi Quản Bạ. Núi đôi tròn trịa, quyến rũ trông như bộ ngực căng tròn của nàng thiếu nữ đang say giấc nồng giữa núi non hùng tráng.

Quản Bạ Hà Giang – “Đà Lạt” phía Bắc của Việt Nam

Sở dĩ người dân nơi đây đặt cho chúng cái tên là “ núi đôi” là vì hai quả núi gần như bằng nhau và được tạo hóa xếp song song.

Quản Bạ Hà Giang – “Đà Lạt” phía Bắc của Việt Nam

Truyền thuyết về Núi đôi được truyền tụng với nhau đó chính là câu chuyện tình về một chàng khổng lồ đem lòng yêu một cô gái xinh đẹp tại vùng đất này. Và vì tình yêu đó chàng đã vượt qua nhiều non cao, núi sâu để tìm đến với người mình yêu. Nhưng, muốn lấy được nàng, chàng trai phải vượt qua lời thử thách của gia đình nàng đó là có thể ngăn được dòng nước của con sông Đông Hà chảy ngược vào thung lũng nơi gia đình cô gái đang sống.

Chàng khổng lồ không ngại khó khăn vất vả, chàng ngày đêm đem những quả núi về đắp dòng chảy của sông Đông Hà. Tuy nhiên khi đang làm dở dang thì bỗng chàng nghe tin mẹ mất, chàng vội vã quay về chịu tang mẹ và không bao giờ trở lại nữa. Người con gái đó ngày ngày ra xem công trình giang dở của chàng khổng lồ. Rồi chờ đợi quá lâu mà hóa thân thành ngọn núi đôi hiện nay. Đấy là một câu chuyện tình được truyền miệng nhau và kể lại.

4.2.  Làng du lịch cộng đồng thôn Nặm Đăm

Thôn Nặm Đăm nằm cạnh thị trấn Tam Sơn khoảng hơn 2km, thuộc xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, Nơi đây thuận lợi ở chỗ giao thông để dàng đi lại, cư dân tập trung khá đông đúc. Đây là nơi sinh sống chủ yếu của người dân tộc Dao Chàm.

Thôn Nặm Đăm hiện còn lưu giữ được khá nhiều những nét văn hóa tưởng chừng như đã xưa cũ. Những ngôi nhà nơi đây mang nét mộc mạc, đơn sơ, nhưng lại rất ấm áp. Ở đây thường tổ chức những lễ hội truyền thống như: lễ hội Cầu mùa, lễ cúng Cơm mới, lễ Cưới hỏi,… đặc biệt là lễ Cấp sắc. 

Quản Bạ Hà Giang – “Đà Lạt” phía Bắc của Việt NamQuản Bạ Hà Giang – “Đà Lạt” phía Bắc của Việt Nam

Lễ cấp sắc là nghi lễ đánh dấu tuổi trưởng thành cho các nam thanh niên trong làng. Bất kỳ người nam giới nào cũng phải trải qua lễ Cấp sắc thì mới được người trong làng ở đây công nhận đã là người đã trưởng thành.

4.3. Cổng trời Quản Bạ

Nằm cách Hà Giang tầm khoảng 46 km về phía Bắc, cổng trời Quản Bạ là cửa ngõ đầu tiên vào công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn. 

Quản Bạ Hà Giang – “Đà Lạt” phía Bắc của Việt Nam

Người Pháp khi sang Việt Nam đã từng dựng một cánh cửa khổng lồ, mở ra một “thế giới khác” hay còn được gọi là “Vùng tự trị của người Mèo”. Cánh cửa này được làm bằng gỗ vào năm 1939. Ngày nay cánh cổng đó không còn nữa và được thế thay bằng một tấm bảng có ghi cả chữ tiếng Việt và tiếng Anh mang tên “Cổng trời Quản Bạ”.

Quản Bạ Hà Giang – “Đà Lạt” phía Bắc của Việt Nam

Đường lên cổng trời Quản Bạ khá ngoằn ngoèo và khó đi, bởi nó nằm vắt ngang lưng những ngọn núi đá tai mèo cao vút trên cao nguyên đá.

Quản Bạ Hà Giang – “Đà Lạt” phía Bắc của Việt Nam

4.4. Một số địa điểm thú vị khác

  • Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Dao thôn Trúc Sơn: 

Quản Bạ Hà Giang – “Đà Lạt” phía Bắc của Việt Nam

Đây là một ngôi làng cổ từ rất xưa của đồng bào dân tộc người Dao. Đến với Trúc Sơn, quý khách sẽ được tìm về với kiến trúc nhà cổ, được trải nghiệm nền văn hóa ẩm thực đặc trưng, được tận tường xem những hoạt cảnh về cuộc sống và tấm lòng hiếu khách.

  • Xã Cán Tỷ: 

Quản Bạ Hà Giang – “Đà Lạt” phía Bắc của Việt Nam

Xã Cán Tỷ tọa lạc bên dòng sông Miện, nơi có Cổng thành – một trong những dấu ấn đậm nét còn sót lại trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta thuở ấy, và xã này cũng chính là nơi còn gìn giữ và phát triển nghề dệt Lanh truyền thống.

  • Làng văn hóa H’mông: 

Quản Bạ Hà Giang – “Đà Lạt” phía Bắc của Việt Nam

lại thêm một làng văn hóa tiêu biểu nữa ở vùng đất địa đầu tổ quốc nữa chính là làng văn hóa H’mông. Vị trí nằm giao liên giữa 2 khu vực là Đông Hà và Cán Tỷ, nơi đây có rất nhiều phong cảnh đẹp cũng như rất là địa điểm để du khách chọn lưu trú lại. 

5. Một số lễ hội đặc sắc tại Quản Bạ

5.1. Lễ hội nhảy lửa 

Vào những dịp cuối năm, khi mùa đông với cái khí tiết trời se se lạnh rủ nhau ùa về thì cũng là lúc lễ hội nhảy lửa bắt đầu được gọi tên, hay còn gọi là Lễ hội Cầu lửa, một lễ hội đặc trưng trong nét đẹp văn hóa của người Pà Thẻn.

Quản Bạ Hà Giang – “Đà Lạt” phía Bắc của Việt Nam

Đối với truyền thống cũng như tín ngưỡng của người Pà Thẻn thì Lửa chính là vị thần tối cao, luôn đi theo bảo trợ họ bình an và đem đến cho họ sự may mắn. Lễ hội nhảy lửa như một phần của sức mạnh hun đúc tinh thần sống lao động và làm việc hết mình của người dân nơi đây, lửa còn tượng trưng cho sự ấm áp, gần gũi, là ánh sáng để xua đuổi tà ma, bệnh tật.

5.2.  Lễ hội Gầu Tào

Đây là lễ hội truyền thống đặc sắc, thu hút sự tham gia đông đảo của cư dân địa phương và du khách khắp nơi khi đến với Quản Bạ. Lễ hội Gầu tạo là một nét đẹp văn hóa đặc trưng của đồng bào H’Mông ở Hà Giang nói riêng cũng như các vùng Tây Bắc nói chung.

Quản Bạ Hà Giang – “Đà Lạt” phía Bắc của Việt Nam

Lễ hội được tổ chức trong khoảng mùng Một đến ngày Rằm tháng Giêng. Về lịch trình tổ chức, cứ như thường lệ, nếu như tổ chức 3 năm liền thì mỗi một năm tôt chức như vậy lễ hội sẽ diễn ra và kéo dài trong vòng 3 ngày. Còn cách 3 năm mới tổ chức 1 lần thì lễ hội sẽ được diễn ra tận 9 ngày.  

Quản Bạ Hà Giang – “Đà Lạt” phía Bắc của Việt Nam

Lễ hội Gầu Tào được tổ chức ta nhằm thể hiện lòng biết ơn của người dân đối với trời đất, những đấng thần linh tối cao, thổ địa tại đấy đã phù hộ và bảo vệ họ, cho họ sức mạnh kiên cường, còn để cầu phúc lộc cho mùa màn trúng mùa bội thu, gia đạo ấm no hạnh phúc. Là dịp để mọi người có cơ hội gặp gỡ chuyện trò và giao lưu với nhau. 

5. Lưu ý khi đi tham quan Quản Bạ Hà Giang

Để có một hành trình “an toàn” và “êm đẹp”, bạn nên “bỏ túi” những bí kíp sau đây: 

  • Túi thuốc men: thuốc cảm, băng cá nhân, thuốc trị côn trùng, dầu gió, thuốc đau bụng, thuốc say tàu xe, và một số dụng cụ sơ cứu cơ bản đề phòng trước những rủi ro có thể xảy đến nhé!
  • Giày, dép đế mềm: Dùng trong trường hợp di chuyển khá nhiều, đa số tham quan sẽ đi bộ nên hãy trang bị theo những đôi sandal, những đôi giày bata để êm ái đôi chân của mình hơn và tiện vận động hơn.
  • Máy ảnh, đồ sạc và có cả pin dự phòng thì càng tốt nhé
  • Hành lý: cần mang ít và mặc đơn giản thoải mái. Nên tối ưu hóa đồ dùng cần mang đi
  • Hãy lên và xem trước nhiệt độ cũng như thời tiết để chuẩn bị lịch trình tốt hơn. Để nhỡ gặp thời tiết xấu thì bực lắm.

6.  Một số khách sạn và resort, nhà nghỉ tại Quản Bạ Hà Giang

  • Nhà nghỉ Núi Đôi: 118 Thị Trấn Tam Sơn, Huyện Quản Bạ, xã Thanh Vân, Quản Bạ, Hà Giang. Giá phòng tham khảo: 350.000đ – 600.000đ/đêm

Quản Bạ Hà Giang – “Đà Lạt” phía Bắc của Việt Nam

  • H’Mong Village: Khu Tráng Kìm, Quản Bạ, Hà Giang. Giá phòng tham khảo: 400.000đ – 1.200.000đ/đêm 

Quản Bạ Hà Giang – “Đà Lạt” phía Bắc của Việt Nam

  • Nhà Chook Bungalow: nằm ở thôn Nặm Đăm, Quản Bạ, Hà Giang. Cách thị trấn Quản Bạ 9km. Từ Chook Bungalow du khách có thể di chuyển bằng xe máy đến các địa điểm du lịch nổi tiếng của Hà Giang. 

Quản Bạ Hà Giang – “Đà Lạt” phía Bắc của Việt Nam

7. Các hình ảnh check-in của du khách tại Quản Bạ Hà Giang

Đến một nơi với vô vàn góc sống ảo như thế thì quá tuyệt vời đúng không nào. Hãy cùng Blogamthuc365.edu.vn chúng ta cùng nhìn ngắm cũng như chiêm ngưỡng những khoảnh khắc check in thật đẹp ấy nhé!

Quản Bạ Hà Giang – “Đà Lạt” phía Bắc của Việt NamQuản Bạ Hà Giang – “Đà Lạt” phía Bắc của Việt NamQuản Bạ Hà Giang – “Đà Lạt” phía Bắc của Việt NamQuản Bạ Hà Giang – “Đà Lạt” phía Bắc của Việt NamQuản Bạ Hà Giang – “Đà Lạt” phía Bắc của Việt Nam

Nào, thông qua bài viết mà Blogamthuc365.edu.vn cung cấp về Quản Bạ Hà Giang không biết đã làm cho bao nhiêu đôi chân muốn “đi” rồi nhỉ. Hy vọng đây sẽ là một bài viết có thể giúp bạn biết hơn về vùng đất Quản Bạ Hà Giang và góp phần ít vào cuộc hành trình sắp tới nhé!

Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Tam Đảo chi tiết nhất từ A – Z

Kinh nghiệm du lịch Ba Vì – Trốn khỏi ồn ào nơi phố thị

Kinh nghiệm du lịch Hạ Long chi tiết mới nhất

Kinh nghiệm du lịch Cô Tô tự túc từ A-Z

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *