Những món bánh lạ của ẩm thực Việt

Việt Nam là thiên đường của những món bánh. Bánh Việt tuy được chế biến đơn giản nhưng lại vô cùng đặc biệt. Ngoài hương vị thơm ngon không thể chối từ, cách đặt tên những món bánh cũng khiến người ta suy nghĩ: Sao nghe tên có vẻ lạ quá? Hãy cùng điểm qua những món bánh có tên độc lạ nhưng vô cùng hấp dẫn của ẩm thực Việt nhé.

Bạn đang đọc: Những món bánh lạ của ẩm thực Việt

1. Bánh tro

Bánh tro hay còn được gọi là bánh gio, là loại bánh thường được bày bán vào dịp Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam. Người ta quan niệm vào ngày này, nếu ăn bánh tro cùng với hoa quả và rượu nếp thì sẽ tránh được bệnh tật trong suốt một năm.

Bánh tro có hình thon dài tựa như bánh răng bừa ở Thanh Hóa nhưng ngắn hơn một chút. Để làm được chiếc bánh tro không phải là điều đơn giản. Người làm bánh phải rất tỉ mỉ trong việc làm bánh từ việc chọn nếp hạt đều, có mùi thơm đến việc gạn nước tro đốt từ cây rơm nếp vàng óng, đã được rửa sạch. Sau đó mới tới công đoạn gói bánh, luộc bánh để cho ra một chiếc bánh thơm ngon.

Những món bánh lạ của ẩm thực Việt

Màu vàng nâu thật là bắt mắt. Ảnh: internet

Khi bóc vỏ bánh, ta sẽ nhìn thấy lớp thịt bánh vàng nâu, óng ả. Khi thưởng thức, người ta sẽ nhúng bánh vào bát mật mía đang đun trên bếp còn ấm. Cắn một miếng, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh của chiếc bánh mềm dẻo hòa vào mật mía, hương vị thật khó tả.

2. Bánh tai

Món đặc sản của Phú Thọ đã làm nức lòng bao khách phương xa. Trước đây, bánh có tên là bánh trai vì được nặn theo hình con trai nhưng về sau người ta đọc chệch thành bánh tai. So với lúc ban đầu, bánh tai ngày nay được làm dài và nặng hơn.

Những món bánh lạ của ẩm thực Việt

Món bánh đơn giản nhưng vô cùng hấp dẫn. Ảnh: internet

Vỏ bánh là lớp bột gạo trắng dày, bên trong có nhân từ thịt, nấm, đem hấp lên là xong. Món này dễ ăn, lành tính nên rất được ưa chuộng trong bữa sáng. Khi ăn, phải ăn chậm rãi, cắn từng miếng một mới có thể cảm nhận được hết vị ngon của bánh. Thưởng thức xong rồi mà mùi bánh vẫn còn phảng phất, vương bên mũi khiến người ta muốn… ăn thêm cái nữa.

3. Bánh răng bừa

Món bánh này có tên khá lạ, vị ngon, là đặc sản của Thanh Hóa. Sở dĩ người ta gọi nó là bánh răng bừa vì nó có hình dáng giống như cái răng bừa của nhà nông. Ở Thanh Hóa, người ta hay làm món bánh này vào dịp lễ, Tết hay cúng giỗ.

Nguyên liệu chính để làm bánh là gạo tẻ. Người ta chọn loại gạo dẻo thơm, đem ngâm 3-4 giờ rồi xay thành bột. Bột xay xong cho lên bếp khuấy, phải khuấy đều liên tục để bột không bị vón cục. Đây là công đoạn đòi hỏi sự khéo léo của người làm. Khi thấy bột sệt lại thì bắt xuống để gói bánh. Bánh được gói bằng lá dong hoặc lá chuối. Nhân bánh được làm từ thịt ba chỉ, hành khô, hạt tiêu, mộc nhĩ, nêm gia vị cho vừa ăn.

Những món bánh lạ của ẩm thực Việt

Những chiếc bánh xinh xắn. Ảnh: internet

Bánh gói xong đem hấp hoặc luộc. Khi ngửi thấy mùi thơm của thịt, của tiêu hòa với mùi bột gạo tỏa ra thì lúc đó bánh đã chín. Bóc lớp lá ra, bạn sẽ thấy một lớp bột trắng mịn pha chút màu xanh của lá. Cắn một miếng, vị ngọt của thịt, mộc nhĩ thấm vào đầu lưỡi. Bao nhiêu tinh hoa của đất trời hòa quyện trong chiếc bánh nhỏ xinh này.

4. Bánh ram ít Huế

Đây là món bánh thơm ngon, đặc trưng của Huế và được mọi người rất ưa chuộng. Chiếc bánh be bé, xinh xinh, chỉ bằng chiếc bánh trôi miền Nam nên có lẽ vì thế mà người ta gọi nó là… bánh ít.

Bánh có hai phần: phần ram và phần ít. Nguyên liệu làm bánh gồm tôm tươi, tôm chấy, thịt ba chỉ, bột nếp. Đầu tiên người ta đổ bột nếp ra thau, thêm chút muối và dầu ăn rồi nhồi đều. Cho nước ấm chừng 60°C vào bột tiếp tục nhồi đến khi bột quánh lại, không còn dính tay. Chia bột làm hai: một phần làm bánh ít, một phần làm bánh ram. Bột làm bánh ram thì đem nặn dẹp rồi chiên lên. Bột làm bánh ít thì gói với nhân tôm thịt xào thành từng viên nhỏ rồi đem hấp chín.

Tìm hiểu thêm: Khám phá cách làm sườn sốt me chua ngọt đậm vị

Những món bánh lạ của ẩm thực Việt
Bánh vừa đẹp vừa xinh. Ảnh: internet

Nước chấm bánh ít ram làm từ nước luộc tôm khô pha với nước mắm, thêm đường, tỏi ớt và một ít chanh hoặc dấm. Thậm chí có thể cho tôm khô băm nhuyễn vào để tăng thêm mùi vị. Vị giòn giòn của bánh ram, vị dẻo thơm của bánh ít hòa với vị đậm đà của nước chấm sẽ khiến bạn… ăn hoài không chán.

5. Bánh ướt

Nghe tên hơi “yếu đuối” đúng không? Bánh ướt cũng giống như bánh cuốn ngoài Bắc nhưng ở trong Nam, bánh được tráng dày hơn và màu đục hơn.

Những món bánh lạ của ẩm thực Việt

Bánh ướt mỡ hành. Ảnh: internet

Ban đầu thì bánh ướt không có nhân, chỉ ăn với mỡ hành và nước mắm. Sau này, người ta biến tấu đủ các thể loại bánh ướt có nhân: bánh ướt thịt nướng, bánh ướt tôm chấy (ở Huế), bánh ướt thịt gà, bánh ướt hải sản,… Phổ biến nhất là bánh ướt thịt nướng chấm với tương. Cho vài muỗng dầu ăn lên bếp, khi dầu sôi cho tỏi băm vào, sau đó thêm gan lợn băm nhỏ, mè rang, chờ cho sôi một chút là được món tương rồi. Chỉ cần ăn một miếng bánh ướt chấm với tương, vị ngon sẽ dâng lên đầu lưỡi.

6. Bánh cống

Bánh cống là đặc sản của Mỹ Xuyên, Sóc Trăng. Chiếc bánh xinh xắn có mùi vị thơm ngon luôn khiến người ăn khen nức nở.

Vỏ bánh làm từ bột gạo trộn với bột đậu nành. Nhân bánh gồm thịt heo xào chung với hành tím băm nhỏ, ngoài ra còn có đậu xanh nấu chín để nguyên vỏ.

Những món bánh lạ của ẩm thực Việt

Những chiếc bánh xinh xắn. Ảnh: internet

Cho một lớp bột, một lớp đậu xanh rồi một lớp thịt vào cái cống. Trên cùng cho thêm lớp bột nữa cùng hai con tôm, cho vào chảo ngập dầu chiên đến khi vàng đều. Bánh cống ăn kèm với rau sống và nước mắm giống như bánh xèo. Vị thơm giòn của bánh, ngọt mát của rau và vị mặn của nước chấm sẽ làm thực khách phải say mê.

7. Bánh hỏi

Đặc sản miền Nam đây rồi. Bánh được làm từ bột gạo với quy trình chế biến công phu, tỉ mỉ. Bánh thường được ăn kèm với mỡ hành, thịt quay, thịt nướng hoặc lòng heo. Đây là món ăn không thể thiếu trong dịp lễ hội, cúng giỗ ở các gia đình Nam Bộ.

Những món bánh lạ của ẩm thực Việt

>>>>>Xem thêm: Cách làm Pizza cà tím – món ăn mới lạ ít ai biết!

Đặc sản Nam Bộ đây rồi. Ảnh: internet

Để tăng thêm mùi vị đặc trưng cho chiếc bánh, người ta dùng lá hẹ thái nhỏ xào qua dầu rồi rưới lên mặt bánh. Chiếc bánh mềm, mùi thơm, kèm với thịt quay mặn mặn, ngọt ngọt, cắn một miếng là vị ngon đã lan tỏa trong miệng mất rồi.

Tên độc, vị ngon là đặc trưng của những món bánh Việt Nam. Dân dã, gần gũi mà đậm đà, khó quên, những món bánh này luôn làm người đi xa phải thèm, phải nhớ. Nếu được, hãy thưởng thức những món quà quê này nhé mọi người.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *