Đến với Hội An, du khách sẽ cảm nhận được dòng chảy thời gian dường như đang ngừng lại nơi phố cổ trầm lặng. Là một trong những di sản thế giới được UNESCO công nhận từ năm 1999, nơi đây sở hữu nhiều điểm tham quan mang đậm giá trị văn hóa và luôn thu hút được đông đảo du khách trong và ngoài nước mỗi năm. Nếu có dịp tới Hội An, quý khách nên dành thời gian khám phá nhà cổ Tấn Ký – một trong những điểm check in nổi tiếng nhất phố Hội. Trong bài viết dưới đây, Blogamthuc365.edu.vn sẽ chia sẻ những thông tin về di sản quốc gia này để bạn đọc tham khảo.
Top 20 resort Hội An đẹp sang trọng gần trung tâm thành phố
Top 20 villa Hội An chuẩn 3-4-5 sao tầm nhìn đẹp
Top 20 khách sạn Hội An giá cả phù hợp tại trung tâm thành phố
Top 20 homestay Hội An đẹp bắt mắt gần trung tâm thành phố
1. Giới thiệu chung về nhà cổ Tấn Ký Hội An
Nhà cổ Tấn Ký hay còn gọi là nhà cổ Tân Ký, được xem như “bảo tàng sống” lưu giữ những kiến trúc xa xưa, đặc trưng của nhà cổ Hội An. Đây cũng là ngôi nhà đầu tiên được công nhận là Di sản quốc gia. Công trình đặc biệt này được xây dựng từ năm 1741, tức cách đây khoảng gần 200 năm.
Nhà cổ là nơi sinh sống của 7 thế hệ con cháu nhà họ Lê. Hiện giờ, gia chủ vẫn đang sống tại tầng trên, còn nơi du khách tham quan là tầng trệt của ngôi nhà. Dù đã trải qua bao năm tháng thăng trầm, ngôi nhà vẫn được bảo toàn gần như nguyên vẹn.
Sau hơn 10 năm tủ gỗ và 3 năm đục đẽo, nhà cổ Tấn Ký cũng được hoàn thành với chất liệu chủ yếu từ các loại gỗ quý, nội thất được chạm khắc tinh xảo, tỉ mỉ.
Khoảng hơn 20 năm sau đó, toàn bộ tầng một của nhà cổ bị chìm trong trận lũ lịch sử. Tuy nhiên, cho đến nay, ngôi nhà vẫn tồn tại vững chãi và lưu giữ những giá trị kiến trúc, văn hóa cổ xưa, đồng thời thể hiện sự sung túc của các thế hệ nhà họ Lê.
Nơi đây cũng vinh dự được chọn là địa điểm đón tiếp các nguyên thủ quốc gia, các chính khách cao quý. Không chỉ vậy, nhiều đoàn làm phim trong và ngoài nước cũng từng lấy ngôi nhà làm bối cảnh quay phim.
Đến tham quan nhà cổ Tấn Ký, quý khách như được trở về quá khứ trong bầu không gian trầm mặc, yên bình bao trùm lên cả phố Hội.
2. Địa chỉ và hướng dẫn di chuyển tới nhà cổ Tấn Ký Hội An
2.1. Địa chỉ Nhà cổ Tấn Ký
Nhà cổ Tấn Ký tọa lạc tại số 101 đường Nguyễn Thái Học, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Cụ thể hơn, mặt trước của ngôi nhà hướng ra đường Nguyễn Thái Học, còn mặt sau lại hướng ra đường Bạch Đằng.
Vì nằm trong khu phố cổ nên đây là điểm dừng chân vô cùng lý tưởng, thu hút được đông đảo du khách trong nước và quốc tế trên hành trình khám phá Hội An xưa.
2.2. Hướng dẫn cách đi tới nhà cổ Tấn Ký
Trước hết, quý khách từ các tỉnh thành trên cả nước hoặc khách nước ngoài cần di chuyển tới trung tâm thành phố Hội An. Từ đây, bạn có thể thuê taxi, xe ôm hoặc dùng phương tiện cá nhân để tiếp tục hành trình đến nhà cổ.
Xuất phát theo cung đường Cửa Đại, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ, Phan Chu Trinh, Lê Lợi, Nguyễn Thái Học. Sau đó, quý khách rẽ trái và đi thêm một đoạn nữa sẽ thấy ngôi nhà cổ.
Quãng đường di chuyển chỉ khoảng 2km, hơn nữa giao thông quanh khu vực cũng rất phát triển nên xe máy là phương tiện thích hợp nhất. Quý khách có thể kết hợp thăm thú, ngắm cảnh đường phố hay rẽ vào những nơi yêu thích.
3. Nhà cổ Tấn Ký Hội An có gì đẹp?
3.1. Kiến trúc độc đáo của Nhà cổ Tấn Ký
Nhắc đến nhà cổ Tấn Ký là nhắc đến kiến trúc đặc sắc mà du khách nào đến đây cũng phải trầm trồ tán thưởng. Ngôi nhà được xây dựng theo phong cách kết hợp giữa 3 nền văn hóa đặc trưng của phương Đông: Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam. Nhà có 2 tầng, 3 gian nhà tổng thể dạng hình ống và không có cửa sổ.
- Phong cách kiến trúc Nhật Bản: đặc trưng cho phong cách này nằm ở phòng khách với thiết kế phong thủy: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Ngoài ra, mái ngói cũng được lợp theo kiểu âm – dương. Nhờ vậy mà bầu không khí trong nhà vào mùa hè luôn thoáng đãng, mát mẻ, còn vào mùa đông lại rất ấm áp.
- Phong cách kiến trúc Trung Hoa: thiết kế hình ống với nhiều gian phòng được phân chia tách biệt. Dù không có cửa sổ nhưng nhờ mái ngói âm – dương mà nhà cổ Tấn Ký không bị bí bách, ngột ngạt. Mặt tiền ngôi nhà là cửa hiệu để buôn bán. Mặt sau hướng ra dòng sông Thu Bồn thơ mộng. Vị trí này rất thuận tiện cho việc nhập hàng hóa của gia nhân. Giếng trời ở giữa giúp ngôi nhà đón được tối đa gió trời và ánh sáng tự nhiên.
- Phong cách kiến trúc Việt Nam: công thức nhà ở truyền thống của người Việt là ba gian với điểm nhấn là những cây cột, cây kèo. Tất cả đều được cham khắc những hình ảnh đặc trưng một cách tinh xảo. Có thể kể đến kiến trúc chạm khắc “quả đào” với ý nghĩa của sự trường thọ hay “con dơi” thể hiện sự hạnh phúc, vẹn đầy…
Chất liệu chủ yếu để dựng nên nhà cổ Tấn Ký là các loại gỗ quý. Gỗ lim thường làm kèo và sườn, gỗ mít được dùng làm cửa. Không chỉ vậy, gạch lát sàn và nhiều đá trang trí ngoại thất đều là đồ ở Bát Tràng với vẻ đẹp và độ bền vĩnh cửu.
Đặc biệt hơn, các cột và kèo trong ngôi nhà được khớp với nhau bằng các mộng chứ không hề có một chiếc đinh nào, nhưng vẫn vô cùng vững chắc suốt bao năm qua. Đó là một trong những điểm nhấn tạo nên sức hút cho di sản này, nhất là với các đài truyền hình và đoàn làm phim.
3.2. Các cổ vật có giá trị to lớn
Không chỉ có kiến trúc độc đáo mà nhà cổ Tấn Ký còn sở hữu những cổ vật quý hiếm gắn liền với các giai thoại lâu đời, khiến du khách tới đây đều thích thú, hào hứng.
Chén Khổng Tử là một bảo vật quý hiếm hiện đang được lưu giữ duy nhất tại nhà cổ ở Việt Nam. Theo như lời kể của những hậu thế, cụ tổ họ Lê đã sưu tầm chiếc chén này từ cách đây hơn 200 năm qua những thương lái người Hoa.
Điểm thu hút nhất của bảo vật là ở cấu trúc kỳ lạ. Khi rót đủ 8 phần nước, chén vẫn giữ được nước nhưng chỉ cần rót thêm một chút thì nước sẽ bị chảy đi qua một lỗ nhỏ ở dưới đáy.
Ngoài ra, chiếc chén còn ẩn chứa một triết lý sống sâu xa mà nghe xong ai cũng phải tâm đắc. Tương truyền rằng, trong một lần đi qua sa mạc, Khổng Tử bị đói, khát đến mức tính mạng rơi vào tình trạng nguy kịch. Đúng lúc này, ông đã được dẫn tới một ao nước bởi một ông lão lạ mặt.
Khi được cho một cái chén để múc nước, ông vội múc một chén đầy nhưng chưa kịp uống thì nước bên trong đã chảy đi hết. Qua vài lần như vậy, Khổng Tử mới ngộ ra rằng phải múc lưng chừng chén thì mới giữ được nước mà uống. Sau này, thuyết Trung dung của Khổng Tử đã được hình thành, hướng con người đến thái độ sống trung hòa, biết kiềm chế hành vi, không thái quá.
Nhưng vì nội dung khá khó hiểu nên các môn đệ của Khổng Tử đã làm ra chiếc chén quý giá này để người đời hiểu hơn về thuyết Trung dung và vận dụng nó vào cuộc sống.
Bên cạnh chiếc chén của Khổng Tử, nhà cổ Tấn Ký còn có hai con mắt âm dương thể hiện mong muốn no đủ, sung túc, phát đạt của gia chủ.
Ngoài ra, nhiều huy hiệu và quà lưu niệm cũng được trưng bày ở một góc nhỏ trong nhà để du khách chiêm ngưỡng và mua về làm quà sau chuyến đi chơi.
4. Vé tham quan nhà cổ Tấn Ký Hội An
Vé tham quan Nhà cổ Tấn Ký đã bao gồm trong vé tham quan phố cổ Hội An nên du khách chỉ cần mua vé 1 lần duy nhất. Giá vé 80.000 đồng/ người đối với khách trong nước và 12.000 đồng/ người đối với khách quốc tế.
Ngoài nhà cổ, quý khách sau khi có vé sẽ được khám phá cảnh quan chung của phố cổ và nhiều địa điểm nổi tiếng: Chùa Cầu, Miếu Quan Công, Bảo tàng Hội An, Bảo tàng Văn hóa dân gian,…
5. Lưu ý khi tham quan nhà cổ Tấn Ký Hội An
Quý khách nên lưu ý một số điều sau để không ảnh hưởng đến quá trình tham quan Nhà cổ Tấn Ký nhé:
- Không nên gây ồn ào, ảnh hưởng đến gia chủ
- Không nên sờ vào các hiện vật, tránh gây đổ vỡ, hư hại
- Cần giữ lại cuống vé tham quan để sử dụng tiếp cho những lần sau
- Có thể mua đồ lưu niệm tại khu vực phía sau nhà cổ
- Có thể tìm người thuyết minh tại điểm bán vé để hiểu rõ hơn về những giá trị của nhà cổ
6. Những resort & khách sạn gần nhà cổ Tấn Ký Hội An
6.1. Hoi An Emerald Waters Hotel & Spa
- Địa chỉ: số 226 Lý Thái Tổ, thành phố Hội An, Quảng Nam
- Hotline: 0943 333 333
Hoi An Emerald Waters Hotel & Spa là điểm dừng chân lý tưởng với vị trí khá gần với nhà cổ Tấn Ký, giúp du khách có những trải nghiệm thuận lợi hơn rất nhiều. Dù khách sạn có quy mô không quá lớn nhưng không gian cổ kính pha nét hiện đại cùng bầu không khí thoáng đãng, trong lành tại đây vẫn được lòng đông đảo du khách.
6.2. Khách sạn Thanh Bình 1 Hội An
- Địa chỉ: số 1 Lê Lợi, phường Minh An, thành phố Hội An, Quảng Nam
- Hotline: 025 7777 7777
Khách sạn Thanh Bình 1 Hội An mang đến hệ thống phòng nghỉ ấm cúng, tiện nghi cùng nhiều trang thiết bị hiện đại, hứa hẹn sẽ giúp quý khách có khoảng thời gian lưu trú tuyệt vời.
Ngoài ra, các dịch vụ tiện ích của khách sạn cũng vô cùng đa dạng. Quý khách có thể thoải mái thư giãn, nghỉ ngơi và giải trí ngay trong khuôn viên mà không phải mất công đi xa.
6.3. Hội An Beach Resort
- Địa chỉ: số 1 Cửa Đại, Hội An, Quảng Nam
- SĐT: 0943 333 333
Hội An Beach Resort có phong cách thiết kế sang trọng, thanh lịch với khung cảnh hồ bơi mát mẻ và vườn cây thoáng đãng. Du khách lưu trú tại đây sẽ có cảm giác được hòa mình vào thiên nhiên, tâm trạng nhờ vậy mà luôn thoải mái, thư thái nhất. Phòng ngủ đầy đủ tiện nghi sẽ mang đến những giây phút nghỉ ngơi tuyệt vời cho quý khách sau một ngày hoạt động sôi nổi.
7. Một số hình ảnh du khách check in tại nhà cổ Tấn Ký Hội An
Để có những cảm nhận rõ hơn về nhà cổ, quý khách có thể xem qua một vài hình ảnh du khách check in tại đây nhé!
Trải qua năm tháng, nhà cổ Tấn Ký đã trở thành một phần không thể thiếu của Hội An, lưu giữ những giá trị lịch sử và văn hóa quý giá. Blogamthuc365.edu.vn chúc quý khách sẽ có những kỷ niệm đẹp trong khoảng thời gian tham quan di sản cổ kính này!
Kinh nghiệm du lịch Nha Trang chi tiết từ A-Z mới nhất
Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Vũng Tàu chi tiết nhất
Kinh nghiệm du lịch Sầm Sơn từ A-Z – điểm đến ”hot” nhất miền Bắc
Bỏ túi Kinh Nghiệm Du Lịch Hội An chi tiết nhất