Kinh thành Huế – Nét cổ kính giữa lòng cố đô

Kinh thành Huế là công trình cổ xưa, lưu giữ những giá trị to lớn về triều đình nhà Nguyễn. Nếu có dịp đến xứ cố đô, quý khách không thể bỏ lỡ cơ hội tham quan, khám phá địa điểm này. Bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của một công trình vượt thời gian, đồng thời có thể hiểu thêm về một thời phong kiến uy quyền của Việt Nam. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài chia sẻ dưới đây của Blogamthuc365.edu.vn

Top 20 resort Huế đẹp sang trọng gần trung tâm thành phố

Top 20 villa Huế chuẩn 3-4-5 sao tầm nhìn đẹp

Top 20 khách sạn Huế giá cả phù hợp tại trung tâm thành phố

Top 20 homestay Huế đẹp bắt mắt gần trung tâm thành phố

1. Kinh thành Huế nằm ở đâu? 

Kinh thành Huế – Nét cổ kính giữa lòng cố đô

Tòa thành cổ thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế – một trong những Di sản Văn hóa Thế giới được UNESCO công nhận vào năm 1993. Công trình nằm gần bờ sông Hương hiền hòa, ngay vị trí trung tâm nên quý khách rất dễ dàng tìm thấy.

Toàn bộ Kinh thành Huế thuộc địa phận của 4 phường của thành phố, bao gồm: phường Thuận Lộc, phường Thuận Hòa, phường Đông Ba và phường Tây Lộc. Cụ thể, ranh giới của công trình như sau: 

  • Phía Bắc giáp đường Đào Duy Anh và đường Tăng Bạt Hổ
  • Phía Nam giáp đường Lê Duẩn và đường Trần Hưng Đạo 
  • Phía Đông giáp đường Huỳnh Thúc Kháng và đường Phan Đăng Lưu
  • Phía Tây giáp đường Lê Duẩn

Còn theo bản đồ, giới hạn bên trong của kinh thành thuộc các đường: 

  • Phía Bắc giáp đường Lương Ngọc Quyến
  • Phía Nam là đường Ông Ích Khiêm
  • Phía Đông là đường Xuân 68
  • Phía Tây là đường Tôn Thất Thiệp 

Sau khi đặt chân đến trung tâm, quý khách có thể gọi xe máy hoặc tự lái xe qua cầu Phú Xuân, rẽ vào Cửa Ngăn. Sau khi qua Cửa Ngăn là tới Đại Nội. Hành trình di chuyển chỉ mất khoảng 16 phút. Nếu đi bằng ô tô thì còn chưa đầy 5 phút. Quý khách tìm đường tới đây chắc chắn sẽ không gặp quá nhiều khó khăn. 

Ngoài cái tên quen thuộc Kinh thành Huế, di tích còn được nhiều người gọi là Thuận Hóa Kinh Thành. Được khởi công xây dựng và hoàn thành trong vòng 27 năm, cho đến nay, dù đã trải quan 2 thế kỷ với những thăng trầm thời gian cũng như sự tàn phá của chiến tranh nhưng Thuận Hóa Kinh Thành vẫn lưu giữ được vẻ đẹp vốn có của nó. 

2. Lịch sử xây dựng Kinh thành Huế xưa

Năm 1803, vua Gia Long đã cho tiến hành khảo sát để xây dựng Kinh thành Huế. Đến năm 1805, công trình bắt đầu được khởi công xây dựng và chính thức hoàn thành vào năm 1832 dưới thời vua Minh Mạng, tức mất tới 27 năm. Cụ thể, năm 1805, hơn 3 vạn lính và dân phu được huy động từ Quảng Bình đến Quy Nhơn để vào Huế thi công.

Kinh thành Huế – Nét cổ kính giữa lòng cố đô

Năm 1807, có tới 80.000 binh lính ở Thanh Nghệ và Bắc Thành tiếp tục được đưa vào lao dịch ngày đêm. Ban đầu, thành chỉ có gỗ ván bọc ngoài, đắp bằng đất.

Cho tới năm 1818, đời vua Gia Long 17, thành mới được xây bằng gạch 2 mặt Tây, Nam. Đến năm 1822 thì hoàn thành xây gạch 2 mặt Đông, Bắc. Cuối cùng, năm 1832, việc thi công được hoàn tất và sau đó còn tu bổ thêm nhiều lần. 

Trong suốt 143 năm, từ năm 1802 khi chúa Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi Hoàng đế đến đến năm 1945 khi các chúa Nguyễn thoái vị, đây là nơi đóng đô của các triều đại nhà Nguyễn. 

3. Sự kiện lịch sử nổi bật gắn liền với Đại Nội Kinh thành Huế xưa

Sự kiện chính trị quan trọng nhất gắn liền với công trình cổ xưa này là cuộc phản công ở Kinh thành Huế của triều đình nhà Nguyễn với chỉ huy là Tôn Thất Thuyết, nhắm vào lực lượng Pháp. Dấu mốc đáng nhớ này xảy ra vào năm 1885, Ất Dậu theo dương lịch. 

Kinh thành Huế – Nét cổ kính giữa lòng cố đô

Trước đó, vào năm 1884, hầu hết Bắc Kỳ đã bị quân đội viễn chinh Pháp nắm giữ. Triều đình tại Huế lúc này chia thành 2 phe: phe chủ chiến có Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường đứng đầu, phe chủ hàng cho Trần Tiễn Thành, Nguyễn Hữu Độ, Gia Hưng quận vương…

Kinh thành Huế – Nét cổ kính giữa lòng cố đô

Với danh nghĩa Phụ chính đại thần, Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường đã ra sức triệt hạ thế lực của phe chủ hòa và chủ động xây dựng lực lượng, tích trữ khí giới, lương thảo…, đồng thời đưa Ưng Lịch (tức Hàm Nghi) lên ngôi vua. 

Lấy cớ triều đình không hỏi ý kiến mà đưa Ưng Lịch lên làm vua, Pháp cho đóng quân ở đồn Mang Cá, tòa Khâm sứ với ý định bắt cóc Tôn Thất Thuyết hòng tiêu diệt bằng được phe chủ chiến. Trước âm mưu của địch, Tôn Thất Thuyết đã quyết định động binh trước nhằm giành thế chủ động.  

Đêm mồng 4, rạng sáng mùng 5, tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá bị tấn công bất ngờ. Sự tấn công của phái chủ chiến đã khiến quân địch nhất thời rối loạn nhưng sau đó vẫn được huy động nhiều vũ khí, lực lượng nên nhanh chóng tiến vào Hoàng thành và hạ cờ của ta. 

Như vậy, cuộc phản công ở Kinh thành Huế đã thất bại nặng nề. Nhưng sự kiện này lại một lần nữa chứng tỏ tinh thần ý chí, lòng yêu nước và quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do của người dân nước Nam ta. 

4. Vị trí địa lý đắc địa của Kinh thành Huế xưa 

Được xây dựng theo kiến trúc Vauban(kỹ thuật bố phòng quân sự, có 24 pháo đài nhô ra ngoài), Kinh thành Huế có 3 vòng thành theo thứ tự từ ngoài vào trong là: Kinh thành, Hoàng thành và Tử Cấm Thành. Sau khi vua Gia Long lên ngôi, ông đã cho khảo sát vị trí xây thành mới.

Kinh thành Huế – Nét cổ kính giữa lòng cố đô

Cuối cùng, Kinh thành được quyết định xây dựng ở bên bờ Bắc dòng sông Hương, quay về hướng Nam – hướng mà được ghi trong Kinh Dịch là “Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ” (vua quay mặt về hướng Nam để cai trị thiên hạ).

Tổng diện tích mặt bằng rộng 520ha, bao gồm phần đất của các làng Vạn Xuân, Phú Xuân, An Vân, Diễn Thái, An Mỹ, An Hòa, An Bảo và Thế Lại. Ngoài ra còn một phần của hai con sống Kim Long và Bạch Yến.  

Núi gì nổi tiếng ở Kinh thành Huế xưa là núi Ngự Bình, được coi là tiền án về phong thủy của di tích, dáng đẹp, đỉnh bằng phẳng, tựa như bức bình phong nằm giữa vùng đồng bằng mà thiên nhiên ban tặng để che chắn cho kinh thành.

Tả Thanh Long và hữu Bạch Hổ là sông Cồn Hến và Cồn Dã Viên (rồng xanh bên trái, hổ trắng bên phải), tạo thế rồng chầu hổ phục, thể hiện vương quyền. 

5. Kiến trúc ấn tượng của Kinh thành Huế 

5.1. Tổng quan kiến trúc Đại Nội Kinh thành Huế

Thành có chu vi rộng hơn 10km, cao 6,6m , dày 21m với các pháo đài cách đều nhau. Kèm theo đó là các đại bác, pháo nhãn, kho đạn. Bên ngoài vòng thành có hệ thống hào bao quanh.

Hệ thống sông đào có chức năng giao thông đường thủy với 7km chiều dài vừa có chức năng bảo vệ. Trong đó, sông An Hòa nằm ở phía Bắc, phía Nam là sông Hương, phía Đông là sông Đông Ba và phía Tây là sông Kẻ Vạn. 

Kinh thành Huế – Nét cổ kính giữa lòng cố đô

Với sự áp dụng khéo léo kiến trúc xây thành lũy của Pháp, sự phân tích địa hình thực tế, Kinh thành Huế được coi là công trình độc đáo mang đậm nghệ thuật quân sự. So với nhiều cố đô trước đó, kinh thành đã thể hiện nhiều điểm kiến trúc khác biệt và vượt trội. 

5.2. Các cửa của Kinh thành Huế

Kinh thành Huế – Nét cổ kính giữa lòng cố đô

Kinh thành có tổng cộng 13 của thành, trong đó 10 cửa chính thông ra bên ngoài, 2 cửa thành đường thủy và 1 cửa thành nội bộ. Mỗi cửa thường có hai tên gọi, cụ thể như sau: 

5.2.1. Cửa Đông Nam (hay còn gọi là cửa Thượng Tứ)

Tên gọi của nó xuất phát từ vị trí góc Đông của phía Đông Nam công trình. Năm 1809, nhà Nguyễn cho xây vòm cửa, đến năm 1829 thì xây vọng lâu. Viện Thượng Tứ được lập ra để trông coi ngựa cho vua tại cửa này, nên còn được gọi là cửa Thượng Tứ. 

5.2.2. Cửa Thể Nhơn (hay còn gọi là cửa Ngăn) 

Nằm bên trái Kỳ Đài của Kinh thành Huế là cửa Thể Nhơn. Tương tự như cửa Đông Nam, vòm cửa được thi công vào năm 1809, năm 1829 thì xây vọng lâu.

Sau khi vua Minh Mạng lên ngôi, ông đã đổi cái tên cũ Thể Nguyên thành Thể Nhơn. Còn cách gọi cửa Ngăn là do dân gian lưu truyền.

Vì khi vua hoặc cung phi đi ra hóng mát, tắm sông ở nhà Lương Tạ hoặc Phu Văn Lâu thì dân chúng sẽ bị ngăn cách ở đây. Tại cửa có đặt 4 khẩu súng Tả đại Tướng quân. 

5.2.3. Cửa Quảng Đức ( hay còn gọi là cửa Sập)

Tên cửa được đặt theo chữ dinh Quảng Đức, nằm ở phía Nam của Kinh thành. Vòm cửa và vọng lâu được xây dựng cùng năm với các cửa chính khác.

Tên gọi cửa Sập là do toàn bộ vòm cửa, vọng lâu đều bị sụp hoàn toàn bởi trận lụt năm 1953. Tuy nhiên, phải đến năm 1988, cửa Quảng Đức mới được phục chế lại do sự ảnh hưởng nặng nề của chiến sự năm 1968. Tại cửa có đặt 5 khẩu súng thần công, thường được biết đến là Hữu đại tướng quân. 

5.2.4. Cửa Chánh Nam (hay còn gọi là cửa Nhà Đổ)

Cửa cũng nằm ở phía Nam của Kinh thành Huế. Bên ngoài cửa có cục Thượng Ty (Đồ Gia) có nghĩa là Nhà Đồ nên cái tên cũng được gọi từ đó. Cùng năm 1953, cửa bị sụp nghiêm trọng do cơn lũ, sau đó mới được phục dựng lại.  

5.2.5. Cửa Tây Nam ( hay còn gọi là cửa Hữu) 

Cửa nằm ở phía Tây Nam Kinh thành. Đây là cửa mà vua Hàm Nghi xuất thành ra chiến khu ngoài Quảng Trị. Trong chiến tranh, cửa bị tàn phá nặng nề nhưng sau đó cũng được phục dựng lại. 

5.2.6. Cửa Chánh Tây 

Cửa nằm trên đường Thái Phiên, ở phía Tây Kinh thành. Trong chiến sự năm 1968, những cuộc giao tranh ác liệt đã diễn ra tại đây nên cửa cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là phần vọng lâu phía trên. Sau này, cửa bị cấm đi lại và đã được tu sửa. 

5.2.7. Cửa Tây Bắc (hay còn gọi là cửa An Hòa)

Cửa nối đường Nguyễn Trãi tới đường Tăng Bạt Hổ, nằm ở góc Tây Bắc của Kinh thành Huế. Phía trước có làng và chợ An Hòa nên tên này cũng được gọi nhờ vị trí đó. Phần vòm được xây dựng dưới thời vua Gia Long, phần vọng lâu được xây dựng dưới thời vua Minh Mạng. 

5.2.8. Cửa Chánh Bắc (hay còn gọi là cửa Hậu)

Gọi là cửa Hậu vì cửa nằm ở mặt sau của kinh thành. Cửa nối từ cuối đường Đinh Tiên Hoàng ra đường Tăng Bạt Hổ. Năm 1885, khi pháp chiếm Kinh thành Huế, cửa Chánh Bắc và cửa Đông Bắc, còn được gọi là Mang Cá Lớn và Mang Cá Nhỏ bị đóng kín để lập đồn.

Suốt 116 năm sau, cửa vẫn chưa được khai thông do chiến tranh và thiên tai tàn phá. Cho đến tháng 5/2004, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế mới chính thức làm lễ khai thông cửa Chánh Bắc sau 4 tháng thi công. 

5.2.9. Cửa Đông Bắc (hay còn gọi là cửa Kẻ Trài)

Cửa tọa lạc gần dòng sông Đông Ba, nằm ở Đông Bắc của kinh thành. Đây cũng là một trong hai cửa có vọng lâu được xây dựng sớm nhất.

Trước đây, gần cửa thành có xóm tên Kẻ Trài nên nhiều người vẫn gọi nó bằng cái tên này. Hiện nay, cửa Đông Bắc là nơi dẫn vào khu quân đội, không phải ai cũng có thể đi qua nên du khách đến Huế thường không có nhiều người biết đến cửa này. 

5.2.10. Cửa Trấn Bình Môn

Khác với các cửa kể trên, Trấn Bình Môn không thông ra ngoài mà dẫn đến pháo đài phòng thủ của Kinh thành Huế – Trấn Bình đài. Hai pháo đài Đông Bình và Bắc Định cũng được nối với nhau qua đây.

Để tới được cửa, chỉ cần đi vào đường Mang Cá nhỏ, sau khi hết đường thì đi tiếp theo đường mòn bên tay trái là đến. Ngay trước Trấn Bình Môn là một cây cầu được xây bằng đá và gạch để bắc qua hào, là chỗ đi lại của thành chính và thành phụ. 

5.2.11. Tân thành thủy quan

Tân thành thủy quan được xây dựng dưới thời vua Minh Mạng, năm 1826. Đây là một trong 2 cửa đường thủy, hay còn gọi là cống Thủy Quan, thông giữa sông đào Kẻ Vạn ở khu vực Kim Long với sông Ngự Hà trong kinh thành mới, giúp các ghe chở hàng về kinh thương. Ngoài ra công trình còn đảm nhận việc thoát nước nội thành. 

5.2.13. Đông thành thủy quan

Cửa cuối cùng tại Kinh thành có nhiệm vụ dẫn nước từ sông Ngự Hà về sông Đông Ba, được xây dựng dưới thời vua Minh Mạng vào năm 1830. Trước đây, trên sông Ngự Hà có cây cầu Lương Y, trên đường Xuân 68, chạy dọc theo theo mặt Đông của kinh thành. 

Kinh thành Huế – Nét cổ kính giữa lòng cố đô

6. Có gì bên trong Kinh thành Huế

6.1. Sơ đồ tổng quan Kinh thành Huế

Vì di tích có diện tích lên tới 500 ha với nhiều cửa và các công trình phụ nên du khách tới đây lần đầu có thể gặp khó khăn trong việc tìm lối di chuyển. Để tránh việc lạc đường, Blogamthuc365.edu.vn cung cấp tới bạn đọc bản đồ Kinh thành Huế. Đừng quên lưu lại để tiện cho việc tra cứu nhé. 

6.2. Các công trình bên trong Kinh thành Huế

6.2.1. Ngọ Môn

Ngọ Môn là cửa chính của Hoàng thành, nằm ở phía Nam của kinh thành với kiến trúc đồ sộ, phức tạp. Nếu nhìn từ xa, Ngọ Môn hiện lên đầy ấn tượng tựa như tòa lâu đài nguy nga, tráng lệ. Đây cũng là cổng lớn nhất trong 4 cổng chính của, chỉ dành riêng cho vua chúa đi lại hoặc khi đón tiếp sứ thần. 

6.2.2. Hoàng thành

Đây là vòng thành thứ 2 của Đại Nội Kinh thành Huế, là nơi ở vua, các bậc hoàng gia và nơi làm việc của quan triều đình. Ngoài ra, việc thờ cúng các vị tổ tiên, vua chúa nhà Nguyễn cũng được tiến hành tại hoàng thành. 

Năm 1804, Hoàng thành bắt đầu được khởi công xây dựng và chính thức hoàn thiện dưới thời vua Minh Mạng, vào năm 1833.

Hoàng thành bao gồm 4 cửa chính, lớn nhất là cửa Ngọ Môn. Khi tham quan khu vực này, quý khách cũng sẽ được tìm hiểu về các công trình như; Điện Thái Hòa, Hiển Lâm Các hay Cung Diên Thọ…

6.2.3. Tử Cấm Thành

Trước đây khu vực này gọi là Kinh thành, là vòng cuối cùng của Kinh thành Huế. Được xây dựng từ năm 1803, đến năm 1821 – tức năm Minh Mạng thứ 2 thì được đổi tên thành Tử Cấm Thành.    

Thành được xây dựng theo kiểu hình chữ nhật, có mặt trước là Đại Cung Môn. Đến đây, quý khách sẽ được tham quan các di tích: Điện Cần Chánh, Duyệt Thị Đường, Điện Càn Thành hay Vạc đồng…

7. Những dấu ấn đặc biệt chỉ Đại Nội Kinh thành Huế mới có

7.1. Kinh thành Huế là di tích cung đình nguyên vẹn nhất

Cho đến nay, nhiều di tích cố đô cũ của Việt Nam đã không thể bảo toàn nguyên vẹn, thậm chí nhiều nơi còn trở thành phế tích. Tuy nhiên, Quần thể di tích cố đô Huế lại không nằm trong số đó.

Dù đã tồn tại hơn 2 thế kỷ, dưới sự tàn phá của thời gian cũng như ảnh hưởng của nhiều cuộc chiến tranh, tổng thể di tích gần như vẫn được bảo tồn y như vẻ vốn có của nó.

Kinh thành Huế – Nét cổ kính giữa lòng cố đô

Các thành trì, cung điện, lăng tẩm… đều vẫn giữ nguyên những nét kiến trúc xa xưa. Đến đây, quý khách vẫn cảm nhận được sự hào hoa, tráng lệ của một công trình độc đáo bậc nhất thời phong kiến, với bầu không khí yên tĩnh, thanh bình. 

7.2. Kinh thành Huế là kinh thành hiếm hoi mang kiến trúc quân sự  

Công trình được xây dựng theo phong cách Vauban, mang đặc trưng kiến trúc quân sự theo kiểu thành lũy của phương Tây, kết hợp với các nét kiến trúc truyền thống của phương Đông.

Sự kết hợp này được vận dụng một cách khéo léo, dựa trên tư tưởng âm dương ngũ hành và những nghiên cứu chi tiết về địa hình, tạo nên tác phẩm kiến trúc quân sự vô cùng ấn tượng. 

Kinh thành Huế – Nét cổ kính giữa lòng cố đô

7.3. Kinh thành Huế sở hữu các lăng tẩm vua chúa độc đáo

Các lăng tẩm tại đây được xây dựng theo 2 phần là lăng và tẩm, tuân thủ đúng nguyên tắc phong thủy với ao hồ, sông, núi…

Trong đó, thi hài của vua sẽ được chôn cất ở lăng, còn lầu gác, đình, điện sẽ được xây dựng ở tẩm. Khi còn sống, vua thường tới đây để tiêu khiển. 

Kinh thành Huế – Nét cổ kính giữa lòng cố đô

Có 13 vị vua tại vị ở thời nhà Nguyễn, tuy nhiên chỉ có 7 khu lăng tẩm. Mỗi lăng tẩm đều do chính nhà vua lựa chọn với những nét kiến trúc đặc trưng riêng, thể hiện sở thích và tính cách của mình.

Chính vì vậy, tổng thể khu lăng tẩm như một bữa tiệc nghệ thuật kiến trúc đa dạng, nhiều phong cách, khiến bất kỳ du khách nào tới đây cũng phải trầm trồ, choáng ngợp. 

7.4. Kinh thành Huế là nơi lưu giữ nhiều báu vật cung đình quý giá 

Năm 1923, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế được khánh thành ngay trong khu vực Đại Nội kinh thành Huế, thuộc quản lý của Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế.

Kinh thành Huế – Nét cổ kính giữa lòng cố đô

Đây là nơi trưng bày nhiều món đồ gốm, sứ, đá, đồng, sừng… có từ thời nhà Nguyễn với giá trị lịch sử to lớn. Trải qua thời gian hàng hàng trăm năm cũng như chịu sự tàn phá của chiến tranh, nhiều cổ vật đã bị thất thoát, hư hại nên hiện nay chỉ còn khoảng gần 100 cổ vật Champa, 9.000 cổ vật cung đình triều Nguyễn cùng gần 3.000 cổ vật khác. 

Các cổ vật đều đa dạng về chủng loại, chất liệu, được chia thành gần 17 bộ sưu tập. Trải nghiệm tham quan bảo tàng sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu rộng hơn về lối kiến trúc và nghệ thuật thời phong kiến Việt Nam. 

7.5. Kinh thành Huế có những lễ hội hấp dẫn

Các lễ hội cung đình Huế được diễn ra tại Kinh thành do nhà nước đứng ra tổ chức. Mỗi lễ hội đều có điều lệ, quy tắc riêng mà hoàng gia hay dân chúng đều phải tuân theo. Hàng năm, khách du lịch sẽ được trải nghiệm nhiều lễ hội lớn nhỏ khác nhau, tái hiện lại các lễ nghi cung đình xưa kia. 

Kinh thành Huế – Nét cổ kính giữa lòng cố đô

7.6. Lưu giữ nhã nhạc cung đình Huế

Quý khách tới Kinh thành Huế không chỉ được tham quan các công trình mang tính lịch sử mà còn được tìm hiểu thêm về nhã nhạc cung đình Huế.

Năm 2003, loại hình nghệ thuật này được UNESCO công nhận là kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu nhân loại, được xem là nét đẹp văn hóa độc đáo của riêng xứ Huế thơ mộng. 

Kinh thành Huế – Nét cổ kính giữa lòng cố đô

Trước đây, khi vua đăng quang, băng hà hoặc trong các lễ hội lớn thì thể loại nhạc này mới được biểu diễn. Đây còn là dòng nhạc cung đình truyền thống duy nhất của phương Đông vẫn còn được lưu giữ ở Huế. 

8. Những điều lưu ý khi tham quan Kinh thành Huế

8.1. Giờ mở cửa Kinh thành Huế

Kinh thành Huế – Nét cổ kính giữa lòng cố đô

Kinh thành Huế đón khách từ 7h00 sáng – 17h00 chiều hàng ngày. Quý khách nên sắp xếp thời gian tới đây trong khung giờ này để tránh mất thời gian cũng như lên lịch trình thích hợp để tham quan, khám phá các danh lam thắng cảnh trong di tích này. 

8.2. Giá vé tham quan Kinh thành Huế

Kinh thành Huế – Nét cổ kính giữa lòng cố đô

Quý khách khi tới đây sẽ có điểm thu vé với các mức giá khác nhau theo từng khu vực. Nhanh tay lưu lại để có sự chuẩn bị tốt nhất: 

  • Nhóm 1: quần thể di tích Đại Nội Kinh thành Huế có giá vé tham quan: 200.000 đồng/ người
  • Nhóm 2: quần thể các lăng tẩm vua Tự Đức, vua Khải Định, vua Minh Mạng có giá vé tham quan: 150.000 đồng/ người
  • Nhóm 3: quần thể các lăng tẩm vua Gia Long, vua Đồng Khánh và vua Thiệu Trị có giá vé tham quan: 50.000 đồng/ người
  • Nhóm 4: Điện Hòn Chén, Đàn Nam Giao, Cung An Định có giá vé tham quan: 30.000 đồng/ người 

Nếu mua theo combo 4 nhóm tham quan trên, quý khách sẽ được giảm 120.000 đồng, từ 650.000 đồng còn 530.000 đồng. Ngoài ra, với người già, trẻ em, học sinh, sinh viên hay người khuyết tật cũng có nhiều chính sách riêng. 

8.3. Mặc gì khi du lịch Kinh thành Huế

Kinh thành Huế – Nét cổ kính giữa lòng cố đô

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã có thông báo về quy định trang phục khi tham quan các di tích nên bạn đọc nên lưu ý để tránh những rắc rối không đáng có: 

  • Trang phục cần gọn gàng, lịch sử, phù hợp với tính chất di tích
  • Tuyệt đối không mặc phản cảm, hở hang tại các nơi thờ cúng hay khu vực nội điện ( cụ thể như vạt ngắn, quần cộc, áo may ô…) 

Tất cả các điểm di tích hiện nay đều được đặt biển báo về quy định ăn mặc dành cho khách tham quan nên bạn hoàn toàn phải tuân theo các điều lệ này nhé. 

Kinh thành Huế sở hữu nét đẹp lộng lẫy, kiêu sa nhưng không kém phần cổ kính, nhã nhặn. Cùng với đó là bầu không khí yên bình, tĩnh tại sẽ giúp quý khách có những trải nghiệm khó quên. Đừng quên lưu lại bài viết này của Blogamthuc365.edu.vn để có chuyến tham quan trọn vẹn nhất! 

Kinh nghiệm du lịch Nha Trang chi tiết từ A-Z mới nhất

Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Vũng Tàu chi tiết nhất

Kinh nghiệm du lịch Sầm Sơn từ A-Z – điểm đến ”hot” nhất miền Bắc

Bỏ túi Kinh Nghiệm Du Lịch Hội An chi tiết nhất

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *