Sapa không chỉ nổi tiếng bởi phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng mà còn nổi tiếng có rất nhiều đặc sản, chợ ẩm thực Sapa. Ẩm thực Sapa đa dạng, phong phú, là tinh hoa của ẩm thực núi rừng Tây Bắc mà chỉ Sapa mới có. Bài viết sau đây, Blogamthuc365.edu.vn sẽ giới thiệu cho các bạn những món ăn đặc trưng của ẩm thực nơi đây mà ai cũng nên thử một lần.
Top 14 resort SaPa đẹp, có bể bơi và giá rẻ cho kỳ nghỉ dưỡng hoàn hảo
Top 20 khách sạn Sapa giá rẻ view thung lũng gần trung tâm thị trấn
Top 10 homestay Sapa đẹp, view núi rừng tuyệt đỉnh siêu “chill”
1.Cơm lam
Một món ăn quen thuộc, đặc biệt phố biến với đồng bào dân tộc Tây Bắc, mang tinh túy hương vị của núi rừng. Cơm lam không chỉ là món ăn đặc sản của riêng ẩm thực Sapa mà còn của nhiều tỉnh khác. Món ăn đơn giản, dân dã nhưng lại rất phổ biến ở Sapa. Người dân thường mang theo cơm lam để đi rừng, đi lên nương rẫy và là món đặc sản sản để tiếp khách quý.
Cách chế biến cũng vô cùng đơn giản, trước tiên phải vo gạo cho sạch cám, loại gạo được chọn để nấu phải là gạo nếp nương được trồng trên ruộng bậc thang Sapa rất dẻo và thơm. Sau đó, cho gạo đã vo vào ống tre, ống bương hoặc nứa, đổ thêm nước theo lượng gạo rồi dùng lá chuối làm nút bịt kín ống. Họ mang ống cơm đi nướng trên than lửa khoảng 1 tiếng thì sẽ chín, đây là một công đoạn khá phức tạp đòi hỏi sự khéo léo xoay ống cơm và điều chỉnh nhiệt độ sao cho cơm chín đều mà không bị cháy.
Cơm lam Sapa khi nguội, róc vỏ tre, nứa lấy phần lõi cơm trắng dẻo được bao phủ bởi lớp lụa màu trắng của tre, nứa non giúp cơm không bị dính vào ống, ăn lại rất thơm. Cơm lam được ăn kèm với lạp xưởng, thịt gác bếp, thịt nướng hay đơn giản là muối vừng đều mang lại hương vị rất ngon ghi lại dấu ấn trong lòng thực khách.
2. Xôi ngũ sắc
Xôi ngũ sắc là món ăn đặc sản mang bản sắc dân tộc và văn hóa riêng của người Tày nói riêng và của ẩm thực Sapa nói chung. Món xôi có năm màu xanh, đỏ, tím, vàng trắng tượng trưng cho ngũ hành, màu sắc bắt mắt. Người Tày thường làm món xôi ngũ sắc vào những ngày đầu năm mới với mong muốn có thêm sự no đủ và thịnh vượng cho gia đình.
Nguyên liệu để làm món xôi ngũ sắc bao gồm gạo nếp cái hoa vàng nổi tiếng hạt tròn, mẩy khi nấu chín rất dẻo và thơm. Dùng các loại lá cây rừng sẵn có ở Sapa để nhuộm màu. Màu trắng là màu gạo tự nhiên; màu vàng tươi là màu của củ nghệ; màu tím của lá cẩm, màu đỏ của bầu khẩu đăm đeng; màu xanh của lá gừng, vỏ bưởi. Ngâm gạo 6-8 tiếng cùng với các nguyên liệu đó rồi mang đi đồ xôi hoặc nấu chín. Thành phẩm là món xôi có màu sắc bắt mắt, dẻo thơm kích thích mọi giác quan.
Xôi ngũ sắc có thể thưởng thức cùng thịt gác bếp hay đơn giản là muối vừng dân dã đều rất ngon. Người Tày quan niệm rằng xôi càng đẹp mắt càng thêm thịnh vượng và thành đạt. Món ăn này không chỉ là đặc sản được rất nhiều thực khách yêu thích mà mà còn thể hiện nét văn hóa đặc trưng của con người Sapa.
3. Thắng cố
Đến các chợ ẩm thực Sapa mà không thử qua món thắng cố thì thật là thiếu sót cho bạn. Một món ăn đặc sản nổi tiếng của người dân tộc H’mông ở các vùng núi phía Bắc, có xuất xứ từ Trung Quốc.
Món thắng cố Sapa sẽ được nấu từ các bộ phận của ngựa hoặc trâu, bỏ như thịt, nội tạng, tiết được chế biến sạch sẽ và ướp cùng 12 loại gia vị đặc trưng của như gừng, sả, quế, hồi, thảo quả, hạt dổi, mắc khén,.. và nhiều loại gia vị khác. Trong đó, gia vị đặc biệt nhất là cây thắng cố gia vị làm nên sự đặc biệt của món ăn này. Sau đó, đun sôi các nguyên liệu trong nồi, ninh cho đến thịt mềm, ngấm đều gia vị trong 2-3 giờ.
Khi thưởng thức món ẩm thực Sapa đặc sắc này, bạn chỉ cần múc ra nồi lẩu riêng thả thịt ngựa vào, ăn kèm cùng rau cải mèo, cải lẩu, chấm cùng loại gia vị từ ớt ở Mường Khương có vị cay nồng đặc biệt giúp sưởi ấm người khỏi cái lạnh quanh năm ở Sapa. Ăn thắng cố mà nhâm nhi thêm vài chén rượu ngô cùng một bát mèn mén sẽ tạo nên cảm giác tuyệt vời, khó quên trong lòng thực khách.
4. Mèn mén
Cũng giống như thắng cố, mèn mén là một món ăn nổi tiếng, là ẩm thực chợ phiên Sapa. Mèn mén là tiếng Trung Quốc có nghĩa là bột ngô hấp. Trong cái lạnh cắt da cắt thịt ở vùng núi phía Bắc, thưởng thức một bát mèn mén kèm với ớt khô, đậu xị, rau thơm sẽ làm nóng người, xua tan đi cái lạnh giá.
Mèn mén phải được làm từ ngô tẻ địa phương mới là ngon nhất, ngô được trồng trên đồi cao rất thơm và dẻo. Sau khi thu hoạch được đem đi phơi khô, say mịn rồi trộn với nước theo tỷ lệ thích hợp để bột không quá khô, cũng không quá nhão.
Món ăn tưởng chừng như rất đơn giản nhưng lại đòi hỏi người nấu phải rất khéo léo, tỉ mỉ mới làm được. Bột được chế biến tơi lên để nguội rồi tiếp tục lặp lại cho tới khi mèn mén chín, dậy mùi thơm, dẻo và tơi.
Khi chín mèn mén có mùi thơm, vị béo bùi, càng nhai càng kỹ càng thấy ngon, một mùi vị tự nhiên đặc trưng của núi rừng. Người H’mông ăn mèn mén thường có một bát canh ăn cùng để không bị sặc, tăng thêm tính hấp dẫn cho món ăn. Mèn mén là đặc trưng của ẩm thực Sapa mà không thể bỏ qua khi đặt chân tới nơi đây.
Xem thêm: Mù Cang Chải – Bình yên thả mình giữa núi rừng Tây Bắc
5. Thịt trâu gác bếp
Sapa ẩm thực vô cùng đa dạng, phong phú; thắng cố, mèn mén đã ngon, thì thịt trâu gác bếp cũng không hề kém cạnh. Thịt trâu gác bếp là một món ăn vặt nổi tiếng mang hương vị của núi rừng Tây Bắc được rất nhiều du khách đến Sapa lựa chọn mua làm quà cho bạn bè và người thân. Đối với người dân nơi đây, thịt trâu gác bếp là một món ăn không thể thiếu trong các dịp lễ tết, ngày trọng đại để đón tiếp quan khách tới thăm.
Thịt trâu gác bếp được chế biến khá cầu kỳ từ khâu chọn nguyên liệu đến khi ra thành phẩm. Nguyên liệu để làm món ăn này bao gồm thịt trâu tươi, ớt bột, hạt dổi, mắc khén, thảo quả và các gia vị đặc trưng cả núi rừng được ướp khoảng 3 tiếng rồi đem đi gác lên bếp để xông khói. Thịt sau khi chín sẽ săn lại, dẻo dai, vẫn giữ được nguyên vị ngọt của thịt, đậm vị của hạt dổi mắc khén và mùi khói bếp đặc trưng tạo nên một món ăn có hương vị khó quên trong lòng thực khách.
Thịt trâu gác bếp Sapa mang đậm màu sắc núi rừng Tây Bắc, làm mồi nhậu rất bén, chấm thêm chút tương ớt nữa sẽ ngon hơn nhiều. Nếu có dịp đến thị trấn mờ sương bạn nhất định phải thử hương vị ẩm thực Sapa này một lần, sẽ không làm bạn thất vọng đâu. Cũng là một món đặc sản ẩm thực Sapa rất thích hợp mua về làm quà cho bạn bè người thân nhé.
6. Cá hồi vân
Nhắc đến cá hồi người ta thường nghĩ đến loài cá mà chỉ sống ở biển. Nhưng có thể bạn chưa biết, ở Sapa cũng có là loại có hồ vân sống vùng nước động có nhiệt độ tương đối thấp, thích hợp sinh sống và phát triển với điều kiện khí hậu se lạnh quanh năm ở nơi đây.
Thực khách khi đến các nhà hàng Sapa rất thích chọn món cá hồi bởi thịt cá mềm ngọt, săn chắc mà không có vị tanh, màu sắc tươi ngon bắt mắt.
Cá hồi vân được chế biến thành nhiều món đa dạng như trộn gỏi, nướng tiêu nhưng được ưa chuộng nhất là món cá hồi sashimi ăn cùng mù tạt và nước tương bởi nó vẫn giữ nguyên được vị ngọt béo tự nhiên của thịt. Chắn chắn cá hồi vân là một món ăn đặc trưng của ẩm thực Sapa khiến bạn không thể chối từ khi đặt chân đến nơi đây.
7. Lợn Cắp Nách
Trong danh sách ẩm thực chợ phiên Sapa phải kể đến thịt lợn cắp nách, đây là một trong những đặc sản đặc trưng cả vùng cao. Lợn vùng cao là giống lợn rừng lai với lợn Mường được nuôi theo hình thức thả rông nên thịt rất chắc và thơm nên được nhiều người ưa thích.
Vậy tại sao gọi là lợn cắp nách? Cái tên bắt nguồn từ hình ảnh những con lợn nhỏ được người dân cắp vào nách hay cho vào giỏ mang đi bán ở các khu chợ phiên Sapa. Đây là một món đặc sản được rất nhiều tín đồ mê ẩm thực Sapa săn lùng.
8. Đào Sapa
Đào Sapa là đặc sản được mong chờ nhất khi du khách đặt chân đến đây vào tháng 4 – tháng 5. Hương vị đào Sapa rất riêng không nơi có được mà chỉ có ẩm thực Sapa mới có.
Những quả đào không có lông, vỏ bóng mịn, có vị giòn ngọt, cùng 1 chút vị chua thanh thanh và một mùi thơm lôi cuốn thực khách. Du khách đi vào dịp chớm vào hè sẽ dễ dàng bắt gặp những vườn đào nặng trĩu quả chín tỏa hương thơm lừng.
Đào Sapa không chỉ ngon mà nó còn là sự kết tinh của tinh hoa núi rừng Tây Bắc. Hè này bạn hãy đến Sapa để được thưởng thức đặc sản Sapa ẩm thực nhé.
9. Nem măng đắng
Ẩm thực Sapa không thiếu những món đặc sản thiên nhiên, trong đó phải kể đến măng đắng. Măng đắng là một món ăn dân dã, quen thuộc mà thiên nhiên ban tặng cho người dân vùng núi cao. Măng đắng cây măng của cây vầu được chế biến theo cách truyền thống của người dân tộc Tày.
Măng được chọn làm nem là măng non có vị đắng và vị ngọt. Khi măng mới bẻ sẽ có vị chát nên người Tày thường luộc qua với muối để loại bỏ bớt vị chát và đắng. Sau đó sẽ thái lát mỏng để làm vỏ nem. Nhân nem được làm từ thịt, sụn gà non, củ kiệu, lá hẹ, hạt tiêu, nước mắm, bột ngọt,…
Công đoạn tiếp theo cần sự tỉ mỉ, khéo léo của người gói để tạo ra được một chiếc nem đẹp, không bị vỡ vỏ. Rồi mang đi chiên ở lửa nhỏ cho đến khi vàng giòn và có mùi thơm thì gắp ra đĩa là đã có thưởng thức ẩm thực Sapa này rồi.
10. Rau cải mèo Sapa
Ẩm thực Sapa đa dạng, phong phú hương vị nhưng để nói đến vị đắng ngoài món đặc sản nem măng đắng phải kể đến rau cải mèo Sapa. Là một trong những loại rau có vị đắng và ngọt quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người dân Sapa. Đến khu chợ Sapa vào tháng giêng hay dịp giáp Tết bạn sẽ thấy rau cải mèo được bày bán rất nhiều.
Rau cải mèo cây khá to, lá răng cưa có vị đắng, ai ăn quen lại cảm nhận được vị ngọt rất ngon. Thực khách đến du lịch Sapa rất yêu thích món rau cải mèo xào với thịt bò. Loại cải đặc biệt chỉ có ở Sapa, rất thích hợp để mua về làm quà cho người thân.
11. Rượu San Lùng Sapa
Rượu San Lùng là món đặc sản quý giá của người Dao nói riêng và của ẩm thực Sapa nói chung. Rượu San Lùng không chỉ là ẩm thực mà còn mang đậm giá trị văn hóa, tâm linh được dâng lên cúng tổ tiên, đất trời.
Cách chế biến rượu cũng rất công phu, lựa chọn nguyên liệu rất kỹ. Thóc nương được người Dao ngâm thành mộng rồi ủ với cao lương thảo dược của núi rừng.
Rượu San Lùng có hương vị thơm ngon, đậm đà, uống vào cảm thấy đê mê, lâng lâng, rất khó tả, lại có công dụng rất tốt trừ cảm lạnh, lưu thông khí huyết, giảm đau xương khớp.
Nếu du khách có cơ hội đến San Lùng, hãy thưởng thức ngay để cảm nhận hương vị thơm ngon của loại đặc sản quý giá này trong ẩm thực Sapa nhé.
12. Gà ác nướng mật ong
Chắc hẳn rất nhiều bạn dưới xuôi đã quen với món gà tần thuốc bắc, nhưng đến Sapa gà ác được chế biến theo một cách khác tạo nên một món ăn thơm ngon lại giàu dinh dưỡng.
Thành phần của món gà ác nướng mật ong bao gồm gà ác, ngũ vị hương, gia vị đặc trưng của núi rừng Tây Bắc và không thể thiếu được mật ong tạo nên sự đặc biệt của món ăn này. Sau khi ướp, gà đã ngấm gia vị rồi mang đi nướng trên than hồng, gà chín sẽ có lớp gia vàng giòn, óng ả, thịt ngọt mềm chấm cùng sốt tiêu chanh và ăn kèm thêm rau bạc hà thì không ai có thể cưỡng lại được.
Gà ác còn chứa rất giàu chất dinh dưỡng, giúp phục hồi cơ thể. Các bạn đừng quên thưởng thức món ăn ẩm thực Sapa này nhé, sẽ không làm các bạn thất vọng đâu.
13. Cá suối
Cá suối chính là món quà mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Cá suối ở Sapa rất ngon, thịt ngọt, săn chắc mà không hề có vị tanh, được chế biến rất đơn giản để giữ được vị ngọt tự nhiên. Người dân Sapa thường nướng cá cùng với các gia vị đặc trưng của núi rừng Tây Bắc trên than củi tạo nên một món ăn thơm ngon, đặc trưng của ẩm thực Sapa.
14. Rượu táo mèo
Nhắc đến ẩm thực Sapa thì không thể bỏ lỡ rượu táo mèo. Rượu táo mèo rất quen thuộc ở các tỉnh vùng núi phía bắc, nhưng rượu táo mèo ở Sapa lại mang hương vị rất đặc trưng của Sapa ẩm thực, không thể tìm thấy được ở các nơi khác.
Để tạo ra rượu táo mèo ngon, chuẩn vị Sapa cần trải qua cả một quá trình kỳ công. Đầu tiên là lựa chọn lựa những quả táo mèo lành lặn, không sâu, không bị dập nát đem đi rửa sạch, cắt làm đôi rồi để ráo nước. Tiếp theo, ngâm với đường khoảng 1 tiếng, rồi lại vớt ra ngâm với nước muối nửa tiếng vớt ra để ráo.
Sau đó, ngâm táo mèo với 2 kg đường để trong 2 tuần, rồi vớt lấy táo đem đi ngâm với loại rượu ngon, thượng hạng. Trải qua nhiều giai đoạn như thế mới đem lại thành quả là bình rượu táo mèo ngon phục phụ cho thực khách phương xa đến Sapa.
Rượu táo mèo rất nhẹ chỉ khoảng 30-40 độ nhưng càng uống lại càng say, khiến bất cứ ai dù chỉ thử một lần cũng đều thích thú, mê đắm. Bên cạnh đó, rượu táo mèo còn rất tốt cho sức khỏe giúp chữa đa đầu, lưu thông máu, giảm chất béo,… Đến Sapa bạn nhất định phải thử rượu táo mèo – đặc sản nổi tiếng của ẩm thực Sapa mang hương vị tinh túy của núi rừng.
15. Bánh ngô nướng Sapa
Sapa được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho vẻ đẹp hùng vĩ, đến Sapa không chỉ để ngắm cảnh, du khách còn được thưởng thức ẩm thực Sapa đang dạng, ăn một lần nhớ mãi nào là cơm lam, thịt trâu gác bếp, thắng cố… Nhưng sẽ là một thiếu sót nếu bạn không thử qua món bánh ngô nướng giản dị, thơm ngon.
Ngô non được thu hoạch về được người dân tách hạt tỉ mỉ rồi băm hoặc xay nhuyễn, không cần cho thêm gia vị nếu muốn đậm đà có thể thêm một chút muối. Tiếp đó, đổ trực tiếp lên lá chuối lót trên mặt chảo nóng dải đều chờ chín. Bánh ngô nướng màu vàng nhạt, thơm lừng, ngọt thanh, mềm dẻo của ngô non. Cắn một miếng bánh ngô vừa nướng xong vừa ăn vừa thổi sẽ là một trải nghiệm thú vị.
Bạn dễ dàng bắt gặp rất nhiều xe bán bánh ngô thơm nức mũi tại các chợ ẩm thực Sapa, khiến ai đi qua cũng phải dừng chân ghé lại. Một món ăn giản dị nhưng lại như cao lương mỹ vị của sơm cước, có sức hút mê đắm lòng người.
Trên đây là bài tổng hợp về ẩm thực Sapa mà Tico Travel muốn mang đến cho thực khách khi du lịch Sapa. Mỗi món ăn đều có nét đặc trưng và cách thưởng thức riêng. Hy vọng với những chia sẻ trên các bạn sẽ có thêm những thông tin và kinh nghiệm để được thưởng thức những món ăn ngon khi ghé thăm thị trấn sương mù nhé.
Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Tam Đảo chi tiết nhất từ A – Z
Kinh nghiệm du lịch Ba Vì – Trốn khỏi ồn ào nơi phố thị
Kinh nghiệm du lịch Hạ Long chi tiết mới nhất
Kinh nghiệm du lịch Cô Tô tự túc từ A-Z