Lịch sử dân tộc cùng nghìn năm văn hiến đã chứng kiến biết bao triều đại khác nhau lần lượt lãnh đạo và lên ngôi. Cùng với đó thì cũng sẽ có phần nào sự thay đổi nhất định trong đất nước và tùy vào triều đại mà kinh đô được chọn là ở đâu. Hôm nay, Blogamthuc365.edu.vn sẽ đưa bạn về triều đại nhà Lý – triều đại chính thức chọn Đại La (Hà Nội bây giờ) làm kinh đô và xây dựng nên công trình mang tầm cỡ lịch sử và có kiến trúc độc đáo, có ý nghĩa cho tới hiện tại – Hoàng thành Thăng Long.
Top 20 resort Hà Nội đẹp sang trọng gần trung tâm thành phố
Top 20 villa Hà Nội chuẩn 3-4-5 sao tầm nhìn đẹp
Top 20 khách sạn Hà Nội giá cả phù hợp tại trung tâm thành phố
Top 20 homestay Hà Nội đẹp bắt mắt gần trung tâm thành phố
1. Đôi nét về Hoàng thành Thăng Long
Hoàng thành Thăng Long được xây dựng sau khi vị vua triều Lý là vua lý Thái Tổ đưa ra chiếu dời kinh đô về thành Đại La (Hà Nội bây giờ) và chọn đó là kinh đô mới cho triều đại của mình. Sau đó, Đại La được đổi tên thành Thăng Long và công trình kinh đô này cũng có tên là Hoang thanh Thăng Long.
Công trình được xây dựng theo mô hình ” Tam trùng thành quách” tức là thành trì sẽ được phân thành 3 vòng, mỗi vòng có một đặc điểm riêng, bên trong đó là không gian sinh sống, sinh hoạt của người dân kinh đô và vua cùng các đại thần.
Ba vòng thành của Hoàng Thành Thăng Long có tên lần lượt là La Thành, Hoàng Thành, bao bọc ở giữa và khu vực sinh sống của người dân. Trung tâm của hoàng thành là Tử Cấm Thành, cũng chính là nơi sinh sống của vua, quan lại và hoàng gia.
Cùng với thời gian tồn tại hơn một thiên niên kỷ, có thể nói Hoang thành Thăng Long là một minh chứng tồn tại cùng với lịch sử dân tộc, qua biết bao nhiêu triều đại phong kiến đến các nền kinh tế khác nhau của đất nước. Và tất nhiên, Hoàng thành Thăng Long cũng không thể tránh khỏi sự tàn phá của chiến tranh mà bị tổn thất, phá hoại một cách trầm trọng.
Hiện nay thì hoàng thành đã được khôi phục phần nào cũng như mở cửa để thực hiện các công cuộc khảo cổ, du lịch. Đây cũng là một trong các di sản lịch sử ở Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Và để quảng bá hơn về văn hóa cũng như các dấu ấn lịch sử thì hiện nay di tích Hoàng thành Thăng Long đã dần được chú trọng trong công tác kịch thích du lịch đi kèm với tìm hiểu và lan tỏa các giá trị truyền thống, văn hóa.
Hoàng thành Thăng Long ở đâu?
Địa chỉ: Số 19 đường Hoàng Diệu, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội
Thời gian mở cửa: Mở cửa tất cả ngày trong tuần trừ thứ 2 và từ 8 giờ đến 17 giờ mỗi ngày.
Lưu ý, vào thứ 7 và chủ nhật sẽ có thêm tour đêm từ 18 giờ đến 21 giờ
2. Những điểm tham quan tại Hoàng thành Thăng Long
Với một diện tích vô cùng rộng, lên tới khoảng 18 nghìn héc ta thì Hoàng thành Thăng Long được chia thành các điểm tham quan nhỏ bên trong như cung điện, thành trì,…
Cũng theo các tổ chức có thẩm quyền và liên quan đến việc phát triển du lịch ở Hoàng thành Thăng Long thì di tích được chia thành 6 khu vực chính, gắn liền với các điểm tham quan khác nhau bên trong thành. Cùng Blogamthuc365.edu.vn tìm hiểu về 6 điểm tham quan này cũng như những nét nổi bật của nó ngay sau đây nhé.
2.1. Cột cờ lịch sử
Hình ảnh chiếc cột cờ huyền thoại bên trong Hoàng thành Thăng Long chắc không còn xa lạ gì với người dân Việt Nam. Cột cờ lịch sử hay còn được biết đến với cái tên Kỳ Đài, cột cờ Hà Nội cũng là một biểu tượng không thể bỏ qua tại Hà Nội. Được xây dựng theo cấu trúc gồm 3 phần chính là chân đế, vọng canh và cột cờ, mỗi bộ phận lại mang một nét kiến trúc và đặc điểm riêng biệt.
Phần chân đế của kỳ đài được xây khá rộng, với khuôn viên hình chữ nhật rộng lớn cùng độ cao đáng kể, tạo cho cột cờ sáng hình uy nghiêm, đồ sộ.
Bên trên phần chân đế chính là phần vọng canh với diện tích cũng như độ cao thấp hơn chân đế, bên trên vọng canh chính là phần cột cờ cao 18m, được xây dựng theo hình dạng của một hình bát giác. Bên trên cột cờ được treo cờ đỏ sao vàng, quốc kỳ của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Kỳ đài cũng được xem là một phần di tích hiếm hoi được giữ một cách nguyên vẹn bên trong Hoàng Thành Thăng Long.
2.2. Đoan môn
Đoan môn – Cánh cổng cuối cùng dẫn thẳng từ Hoàng thành đến Tử Cấm thành. Cổng Đoan môn được xây dựng với thiết kế như những tòa thành, bên trên là phần thành trì cùng vọng lâu. Các cánh cổng tại Đoan môn đều được thiết kế theo dạng chữ U ngược, một dạng thiết kế khá phổ biến vào triều đại thời đó.
Toàn bộ cổng Đoan môn được làm bằng đá, 2 bên cổng được xây dựng các lối đi lên vọng lâu cùng với đó là quy định về cổng vào ra của các bậc quan chức khác nhau trong triều. Là cánh cổng trực tiếp dẫn đến Tử Cấm thành – nơi ở của vua và hoàng tộc, quan lại nên cổng Đoan môn của Hoàng thành Thăng Long luôn được canh gác khá nghiêm ngặt bởi các đội binh lính.
2.3. Điện Kính Thiên
Tiếp sau cổng Đoan môn, tiến vào Tử Cấm thành, du khách sẽ được chiêm ngưỡng điện Kính Thiên, cũng chính là nơi trung tâm của Hoàng Thành Thăng Long.
Trải qua thời gian cả thiên niên kỷ, điện đã không còn giữ được nguyên vẹn như ban đầu nhưng sự uy nghiêm, hoành tráng của điện Kính Thiên thì không giấu vào đâu được. Sự uy nghiêm và hoành tráng còn được thể hiện bởi các bức tượng đá được điêu khắc tỉ mỉ, tinh tế đến từng chi tiết ở trong điện.
2.4. Tĩnh Bắc Lâu
Nằm phía sau điện Kính Thiên chính là nơi ở của các phi tần của vua thời xưa, Sở dĩ, điện của phi tần được xây dựng ngay sau lưng điện của vua là bởi quan niệm về phong thủy của người xưa với niềm tin rằng việc xây dựng này sẽ giúp gìn giữ sự bình yên trong cung cấm.
Nhìn từ xa, Tĩnh Bắc Lâu nổi bật bởi kiến trúc ba tầng hiện đại cùng màu vàng sang trọng, nhã nhặn, thể hiện phần nào khí chất của hậu cung. Đặc biệt, tỉnh Bắc Lâu của Hoàng thành Thăng Long được biết là nơi có mùa hè mát, mùa đông ấm bởi được xây dựng theo hướng Nam cùng với đó và nền kiến trúc dày dặn.
2.5. Cửa Bắc
Mặc dù trong kiến trúc ban đầu của Hoàng thành Thăng Long thì tòa thành có tới năm cổng thành nhưng cùng với sự tàn phá của thời gian thì đến nay chỉ còn Cửa Bắc là còn tồn tại.
Tuy nhiên, bên trên cửa Bắc cũng cho thấy được sự tàn phá cũng như sự kiên cường của tòa thành trong cuộc chiến chống thực dân Pháp. Cửa Bắc hiện tại còn là nơi thờ tự của hai vị quan thời Nguyễn – Những người hy sinh đến cuối cùng để giữ lấy Hoang thanh Thăng Long – Hoàng Diệu và Nguyễn Tri Phương.
2.6. Nhà D67
Là một phần di tích bên trong Hoàng thành Thăng Long mới được xây dựng cách đây khoảng gần 60 năm. Đây là nơi làm việc của các vị tướng lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam như Đại tướng Võ Nguyên Giáp hay Đại tướng Văn Tiến Dũng.
Nhà D67 tại di tích Hoàng thành Thăng Long cũng là nơi diễn ra các cuộc họp với tính chất vô cùng quan trọng của quân đội Việt Nam trong thời kỳ chống đế quốc Mỹ. Hầu hết các vật dụng bên trong nhà D67 đều được gìn giữ vẹn nguyên đến hiện tại, cho bạn cái nhìn chân thực nhất về một giai đoạn khó khăn của dân tộc.
2.7. Khu khảo cổ
Khu khảo cổ là một phần của Hoàng thành Thăng Long và mới được các nhà khảo cổ phát hiện, khai quật vào cuối năm 2002. Khu khảo cổ số 18 Hoàng Diệu được phân làm 4 khu vực chính, cùng với sự xếp chồng lên nhau của các di tích, đi đúng theo tiến trình lịch sử qua các thời đại phong kiến khác nhau. Khu khảo cổ có giá trị vô cùng lớn cũng như là một trong số ít các khu khảo cổ có được sự xếp chồng một cách khá liên tục của các di tích lịch sử.
3. Một vài hoạt động khác tại Hoàng thành Thăng Long
Bên cạnh tham quan và khám phá về lịch sử Hoàng thành Thăng Long cũng như ngắm nhìn các khu vực mang dấu ấn lịch sử thì du khách cũng có thể tham gia một vài các hoạt động thú vị khác tại đây.
Một trong các hoạt động đó hoạt động “Giải mã Hoàng thành Thăng Long” với sự hướng dẫn của các hướng dẫn viên cùng với sự tận tình trong việc giới thiệu các di tích một cách nhẹ nhàng, truyền cảm. Bên cạnh đó thì việc xây dựng lên các tiết mục tái hiện lại cũng giúp cho bạn có thể cảm nhận được vẻ đẹp qua những hình ảnh Hoang thành Thăng Long ở một góc độ khác.
4. Một vài lưu ý khi tham quan Hoàng thành Thăng Long
Là một di tích lịch sử lâu đời cũng như có giá trị vô cùng lớn với đất nước, buộc phải có những quy định mà các du khách khi tham quan phải tuân thủ. Các quy định đó được Blogamthuc365.edu.vn tổng hợp bao gồm:
- Trang phục lịch sự, gọn gàng, không tự ý làm tổn hại di tích như vẽ, viết,….
- Tham quan theo sơ đồ Hoàng thành Thăng Long hướng dẫn của ban quản lý di tích
- Không xả rác bừa bãi cũng như có cho mình ý thức bảo vệ môi trường
- Không mang theo các vật cấm như chất gây cháy nổ hóa chất,…
- Không được sử dụng thiết bị quay từ trên cao, ví dụ như flycam.
Hoàng thành Thăng Long thuộc phường nào
Kết bài
Đến với Hoàng thành Thăng Long để tìm hiểu về một thời hưng thịnh của dân tộc cũng như những thông tin hữu ích về văn hóa, lịch sử. Blogamthuc365.edu.vn cũng xin chúc các bạn có chuyến du lịch thật vui vẻ và có những hoạt động mang nhiều giá trị về tinh thần trong chuyến tham quan này nhé.
Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Tam Đảo chi tiết nhất từ A – Z
Kinh nghiệm du lịch Ba Vì – Trốn khỏi ồn ào nơi phố thị
Kinh nghiệm du lịch Hạ Long chi tiết mới nhất
Kinh nghiệm du lịch Cô Tô tự túc từ A-Z