Đền Mẫu Đồng Đăng là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Lạng Sơn. Mỗi năm, nơi đây tiếp đón hàng trăm ngàn lượt khách đến thăm viếng và vãn cảnh. Ở đây có gì đặc biệt mà được nhiều người biết đến như vậy? Nội dung dưới đây của Blogamthuc365.edu.vn sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết hơn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Top 13 resort Hạ Long giá rẻ, sở hữu view biển tuyệt đẹp cho bạn
Top 20 villa Hạ Long giá rẻ, nằm gần biển, có bể bơi riêng, view siêu đẹp
Top 15 khách sạn Hải Phòng giá rẻ, view siêu đẹp ở gần trung tâm
Top 14 resort Sapa giá rẻ, có bể bơi sở hữu view siêu đẹp đáng nghỉ dưỡng
1. Giới thiệu về đền Mẫu Đồng Đăng
Lạng Sơn nổi tiếng là địa điểm có nhiều cảnh đẹp và nền ẩm thực phong phú. Một trong những điểm thu hút du khách đến với vùng đất này chính là đền Mẫu Đồng Đăng. Du khách thập phương có thể đến để khám phá thêm một vùng đất mới, vãn cảnh, cầu khấn bình an và sức khỏe cho mình và gia đình.
Đền Đồng Đăng còn được biết đến với tên gọi khác là Đồng Đăng linh tự. Theo sử sách ghi chép lạ, ngày trước công chúa Liễu Hạnh – Quỳnh Hoa của Ngọc Hoàng Đại Đế đã từng đến nơi này.
Dù đã đến hạn về trời nhưng nàng vẫn còn lưu luyến hồng trần. Chính vì điều này, nàng thường hiển linh để giúp đỡ dân chúng, ngao du sơn thủy và thưởng thức cảnh đẹp của chốn trần gian.
Khi đi qua Lạng Sơn, nàng gặp một ngôi chùa có cảnh đẹp hữu tình. Nơi đây có ít người qua lại, cỏ lấp dấu chân, bia tượng đều đã bị phủ bụi mờ. Nàng công chúa ngồi tựa ở gốc cây thông, gảy đàn và cất tiếng hát để ca ngợi thú sơn lâm và đón trạng nguyên Phùng Khắc Khoan từ Trung Quốc trở về.
Nàng đã mượn đối đáp văn thơ, chữ nghĩa để nhắc khéo Trạng nguyên tu bổ đền chùa đã bị bỏ hoang ở nơi biên ải
Sau cuộc hội ngộ đó, Trạng nguyên đã nhận ra công chúa và lập tức cho người tu sửa chùa và đề một câu thơ bên tả rồi cất bước đi. Câu thơ đó là tùng lâm tịch mị phất nhân giá – hàm ý rừng rậm yên tĩnh có nhà Phật. Về sau, ngôi chùa được tôn tạo thành đền Mẫu Đồng Đăng như hiện tại.
Trong Đồng Đăng linh tự hiện tại đang thờ Phật và Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Du khách có thể tới vãn cảnh, lắng nghe các câu chuyện thiêng liêng và cầu nguyện cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Khuôn viên bên trong của đền Mẫu Đồng Đăng được phân chia thành 5 khu vực khác nhau để thờ phụng các vị Phật, Thánh, Quan… Cụ thể như sau:
- Bên trong cùng là Tam Bảo – nơi thờ Phật bà Quan Âm Bồ Tát và Phật Chuẩn Đề.
- Bên ngoài là gian thờ Tam tòa thánh mẫu – nơi thờ Mẫu đệ nhất Thượng Thiên, Mẫu đệ nhị Thượng ngàn và Mẫu đệ tam Thoải phủ.
- Bên phải là gian thờ Sơn trang – nơi thờ Chúa Thượng ngàn, Chầu Chín và Chầu Mười Đồng Mỏ.
- Bên trái là gian thờ Chầu đệ tứ Khâm Sai, có thờ quan Trần Triều Đại Đức Vương, các thánh cô, thánh cậu…
Du khách đến đền Mẫu Đồng Đăng ngoài để vãn cảnh, tìm chốn bình yên thì có thể cầu xin sự chở che của các đấng linh thiêng. Bạn hãy chuẩn bị lễ vật dâng lên, thành tâm cúng bái để cầu cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc, gắn kết tinh thần của mọi người trong gia đình.
2. Địa chỉ và hướng dẫn di chuyển tới đền Mẫu Đồng Đăng
Địa chỉ của đền Mẫu Đồng Đăng tọa lạc trên khu đất thuộc thị trấn Đồng Đăng, Cao Lộc, Lạng Sơn. Đây là ngôi chùa nổi tiếng của xứ Lạng nên có rất nhiều người đến tham quan. Khi đi du lịch Lạng Sơn, bạn có thể thêm địa điểm này vào lịch trình di chuyển của mình.
Phương tiện di chuyển đến đền Mẫu Đồng Đăng
Du khách muốn đến Đồng Đăng Linh Tự để vãn cảnh, cầu mong bình an thì trước hết cần phải đến với Lạng Sơn. Với sự phát triển của giao thông, mọi người có thể dễ linh hoạt chọn phương tiện di chuyển phù hợp với mong muốn của mình.
Cụ thể về các phương tiện phổ biến khi đi du lịch bạn có thể tham khảo thêm như:
- Xe máy hoặc ô tô cá nhân: Du khách có niềm đam mê với sở thích đi phượt, muốn tự mình trải nghiệm các cung đường thì có thể tham khảo phương tiện di chuyển này. Sau khi đến Lạng Sơn, bạn có thể xuất phát từ trung tâm thành phố theo tuyến đường Quốc lộ 1Am rẽ trái đến Kim Đồng là đến đền Mẫu Đồng Đăng.
- Xe khách: Xe khách xuất phát từ Hà Nội đến Lạng Sơn có rất nhiều tuyến. Bạn có thể linh hoạt chọn giờ đi từ các hãng xe tại bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát… lên thành phố. Sau khi đến xứ Lạng, du khách có thể đi taxi hoặc xe ôm đến check in tại đền.
- Tàu hỏa: Nhu cầu đi du lịch bằng tàu hỏa trong thời gian gần đây rất lớn. Bạn vừa có thể đến điểm du lịch được vừa được ngắm cảnh và chụp ảnh sống ảo. Du khách có thể xuất phát bằng 1 trong 2 chuyến tàu hỏa là HDR hoặc Lạng Sơn – Cao Bằng – Đồng Đăng. Sau khi đến ga, hãy đi xe ôm hoặc taxi đến đền Mẫu Đồng Đăng.
3. Lễ hội đền Mẫu Đồng Đăng diễn ra khi nào?
Ngày hội tại đền Mẫu được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Đây là thời điểm sau tết nguyên đán, mọi người cùng nhau đi đền để vãn cảnh và cầu mong năm mới bình an, ấm no.
Tham gia vào lễ hội, du khách sẽ có cơ hội tham gia vào các hoạt động sôi nổi như múa võ dân tộc, thi đấu thể dục thể thao, múa sư tử, thưởng thức các món ăn đặc sản của xứ Lạng như vịt quay, khâu nhục, lợn quay, phở chua…
Ngày hội đền Mẫu Đồng Đăng thể hiện rõ giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Nếu có cơ hội đến xứ Lạng, bạn nên tham gia một lần nhé!
4. Khám phá vẻ đẹp của đền Mẫu Đồng Đăng Lạng Sơn
Đền Mẫu nổi tiếng linh thiêng, cầu được ước thấy. Nơi đây còn hấp dẫn du khách với khuôn viên đẹp, cảnh sắc hữu tình. Qua nhiều lần trùng tu, tôn tộn, Đồng Đăng linh tự đã có khuôn viên rộng rãi hơn, có nhiều tòa tháp cao lớn, vẫn rất uy nghi, cổ xưa như lúc ban đầu.
Khu vực bên trong của đền Mẫu sẽ được phân chia thành 5 khu vực. Mỗi nơi sẽ thờ phụng những vị Phật, Thánh… riêng. Không gian rộng và được phân chia rõ ràng để du khách có thể dễ dàng dâng hương cúng bái.
Phía ngoài đền Mẫu là nơi thờ tam tòa thánh mẫu với Mẫu đệ nhị thượng Ngàn, Mẫu đệ tam Thoái Phủ, Mẫu đệ nhất Thượng Thiên. Khu vực phía trong được gọi là tam bảo. Nơi này chính là nơi thờ phụng Phật Chuẩn Đề và Phật Bà Quan Âm.
Trung tâm chính điện chính là nơi thờ Công chúa Liễu Hạnh cùng Chầu Lục và Chầu Bơ. Nhìn về phía bên phải chính là thờ Sơn Trang có Chầu Mười Đồng Mỏ và Chầu Chín. Bên trái điện thờ Chầu Đệ Tứ Khâm Sai, thánh cô, thánh cậu và Triều Đức Đại Vương.
Công trình ấn tượng nhất của đền Mẫu Đồng Đăng chính là cổng tam quan. Cổng được xây dựng theo hình mái vòm với các họa tiết uốn lượn tinh xảo, hoa văn cầu kỳ, bắt mắt.
Phía sau cổng đền chính là sân cỏ có đặt tượng voi hai bên lối đi vào. Phía sau còn có bảo tháp. Lối đi vào khu vực bảo tháp đóng vào ngày thường và chỉ mở khi có lễ hội.
5. Lễ đền Mẫu Đồng Đăng cần chuẩn bị gì?
Cần chuẩn bị những gì khi đến lễ đền Mẫu Đồng Đăng là thắc mắc của không ít du khách. Nếu bạn còn phân vân về vấn đề này thì có thể tham khảo gợi ý dưới đây của Blogamthuc365.edu.vn nhé!
- Lễ cúng chay được dùng để dâng lên ban Thánh Mẫu. Lễ vật sẽ có hương hoa, trà, quả, phẩm oản.
- Lễ mặn để cung thì bạn nên mua đồ chay thay vì đồ mặn. Để lễ vật được đẹp và phong phú. Du khách có thể mua đồ chay hình lợn, gà, giò chả.
- Lễ đồ sống tường được đặt ở ban quan Công Đồng Tứ Phú. Bạn tuyệt đối không được để đồ lễ sống như gạo, trứng, thịt, muối ở ban quan Ngũ Hổ, bạch Xà, Thanh Xà.
- Lễ cô sơn trang là lễ dùng đồ đặc sản chay của Việt Nam, nên có thêm gạo nếp cẩm nấu xôi chè. Tuyệt đối không dùng cua, ốc, lươn, ớt… để bày lên.
- Lễ ban thờ cô, thờ cầu chỉ nên để oản, quả, hương hoa, gương lược… hoặc có thể những món đồ chơi mà người ta thường làm ch trẻ nhỏ. Lưu ý, lễ vật khi lâng lên phải chuẩn bị cầu kỳ, nhỏ đẹp và được bao trong những chiếc túi nhỏ nhắn, xinh xắn.
- Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền chỉ được dùng đồ chay để cúng, không bày đồ mặn, đồ sống.
6. Lưu ý khi đi tham quan đền Mẫu Đồng Đăng
Bên cạnh đó, du khách khi đến thăm đền Mẫu Đồng Đăng cần chú ý đến những vấn đề khác như:
- Trang phục đến đến phải ăn mặc gọn gàng, chỉnh tề, lịch sự, nhã nhặn. Tuyệt đối không mặc quần đùi, váy ngắn, quần áo quá hở hang ở nơi tâm linh
- Không nên mua sắm lễ vật quá nhiều, linh đình, to lớn chỉ cần đảm bảo đầy đủ theo nguyên tắc trước khi dâng lên ban thờ.
- Nếu bạn đến đền Mẫu Đồng Đăng vào mùa xuân hãy chú ý bảo quản tài sản cá nhân. Lúc này có rất nhiều người đến đền, không khí đông đúc và có phần chật chội. Bạn có thể chọn đi vào những ngày khác nếu muốn vì tiết trời ở Lạng Sơn mát mẻ quanh năm.
- Khi dâng lễ vật chuẩn bị lên Tam Tòa Thánh Mẫu thì bạn cần chuẩn bị đủ lễ vật để dâng lên ba vị thánh. Tuyệt đối không dâng lên 1 vị hay 2 vị.
- Khuôn viên của đền Mẫu có rất nhiều cây xanh và tiểu cảnh. Du khách đến thăm đền phải có ý thức bảo vệ môi trường, không tự ý ngắt hay bẻ cành để tránh làm mất mỹ quan.
- Hương dâng lên không nên cắm quá nhiều. Mỗi lư hương chỉ nên cắm một que nhanh, phần hương còn lại bạn có thể cắm ở khu vực sảnh ngoài của đền.
- Du khách đến vãn cảnh có thể kết hợp đi tham quan các địa điểm du lịch nổi tiếng khác ở Lạng Sơn để hành trình thêm phần đa dạng và thú vị hơn.
Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm đến đền Mẫu Đồng Đăng mà Blogamthuc365.edu.vn đã chia sẻ. Nếu bạn muốn có được những trải nghiệm tuyệt vời, đáng nhớ khi đến địa điểm du lịch này thì hãy lưu lại các thông tin trên nhé!
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Kinh nghiệm du lịch Hà Giang mới nhất từ A – Z
Khám phá đồi chè Sapa – Cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp
Kinh Nghiệm Hái Dâu Tại Vườn Dâu Tây Mộc Châu
Kinh nghiệm du lịch mùa Sapa tuyết rơi chi tiết mới nhất