Nếu sắp tới bạn có ý định du lịch đến thành phố Cẩm Phả thì nên ghé tham quan và đi lễ ở đền Cửa Ông một lần. Nơi đây nổi tiếng là khu du lịch tâm linh và linh thiêng nhất trong hệ thống đền chùa ở Quảng Ninh thu hút số lượng lớn du khách mỗi ngày. Hãy cùng Blogamthuc365.edu.vn khám phá thêm những điều thú vị về khu di tích lịch sử này nhé!
Top 20 resort Hạ Long đẹp sang trọng gần trung tâm thành phố
Top 20 villa Hạ Long chuẩn 3-4-5 sao tầm nhìn đẹp
Top 12 khách sạn Hạ Long giá rẻ gần biển “gây thương nhớ”
Top 10 homestay Hạ Long đẹp bắt mắt gần trung tâm thành phố
1. Giới thiệu tổng quan đền Cửa Ông
Đền Cửa Ông là khu di tích lịch sử có tuổi đời hơn 700 năm tuổi và được chứng nhận Di tích cấp Quốc Gia đặc biệt thuộc tỉnh Quảng Ninh vào cuối năm 2017. Ngôi đền tọa lạc trên đồi 9A, phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả và cách trung tâm thành phố Hạ Long chỉ khoảng 40km về phí Đông Bắc.
Nơi đây được mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng vị trí vàng nằm trên một ngọn núi thấp, từ đền du khách còn có thể trông ra Vịnh Bái Tử chỉ cách 100m. Hai bên đền được hai ngon Tả Thanh Long và Hữu Bạch Hồ bao bọc, phía sau là một dãy núi chạy ngang qua Cẩm Phả và Mông Dương.
Có thể nói rằng đền Cửa Ông là nơi giao thoa của núi non, rừng già, biển cả tạo nên một bức tranh sơn thủy nhiều màu sắc, vừa trang nghiêm, vừa uy nghi nhưng lại rất hữu tình và hoa mỹ.
Xem Thêm Top 15 hãng taxi Hạ Long giá rẻ, uy tín nhất
2. Thuyết minh về đền Cửa Ông
Đền Cửa Ông thuộc 1 trong 3 ngôi đền nổi tiếng nhất Quảng Ninh là nơi ghi lại những dấu ấn lịch sử, văn hóa dân tộc đặc sắc và cả những giá trị nghệ thuật.
2.1. Đền Cửa Ông thờ ai?
Vậy bạn có biết đền Cửa Ông thờ ai mà lại nổi tiếng là chốn linh thiêng không? Nơi đây xây dựng để thờ cúng người con thứ ba của Trần Hưng Đạo là Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng . Ông là người có cá tính mạnh, rất đa tài nhưng vì làm cho cha bất bình nên phải chịu cảnh đày ra Cửa Suốt để trấn giữ bến cảng.
Tuy vậy, Trần Quốc Tảng là người có công lớn đàn áp giặc Nguyên Mông khi chúng xâm lược nước ta. Ông đã đóng quân và giữ vững cho vùng đất này được yên bình, kiên định bảo vệ biên giới và lãnh hải Đông Bắc từ đó giúp cho cuộc sống người dân được an toàn và yên ổn. Vì thế người dân nơi đây một mực tôn kính và gọi ông là Đức Ông, từ đó đền thờ cũng được đặt cho cái tên Đức Ông.
2.2. Lịch sử của đền Cửa Ông
Đền Cửa Ông ngày trước là một ngôi miếu có tên Miếu Hoàng tiết chế thờ phụng Hoàng Cần – một người dân địa phương nhưng ghi được nhiều công lao đánh giặc nên được vua ban là “Khâm sai Đông Đạo Tiết chế”.
Nhưng sau khi Trần Quốc Tảng mất vào năm 1313, người dân trong làng tương truyền rằng ông hiển thánh ngay khu Vườn Nhãn (còn gọi là phường Cửa Ông ngày nay) và sau đó bẩm báo lên vua Trần Anh Tông. Nhà vua liền chấp thuận và đồng ý chu cấp tiền bạc xây dựng cho người dân, từ đó đền Cửa Ông được hình thành với diện tích hơn 180.000m2.
Đây là ngôi đền duy nhất thờ phụng toàn bộ gia thất của Trần Hưng Đạo cùng với các cận thần của ông. Các pho tưởng ở đây gồm có tượng Trần Hưng Đạo, tượng phu nhân của ông là Thánh Mẫu, hai cô con gái Trần Hưng Đạo, các con trai lần lượt là Trần Quốc Tảng, Trần Anh Tông.
Ngoài ra còn có các dũng tướng tài ba là Yết Kiêu, Phạm Ngũ Lão, Đỗ Khắc Chung,Trần Khánh Dư…Tất cả có tổng cộng 34 pho tượng quí có niên đại hàng trăm năm đều được chính tay các nghệ nhân trạm trổ công phu đừng đường nét, tinh xảo, tỉ mỉ và sắc nét vì vậy mỗi pho tượng đều mang giá trị nghệ thuật cao.
Bên cạnh đó, nơi đây còn lưu giữ các thần tích, thần sắc sắc phong cho các vị thần oanh liệt trở thành nguông tư liệu quí giá cho thế hệ con cháu sau này biết về quá trình dựng nước và giữ nước dưới triều đại nhà Trần.
Xem Thêm Chả mực Hạ Long – Đặc sản nơi vùng vịnh hùng vĩ
3. Cấu trúc di tích đền Cửa Ông
Vốn dĩ ban đầu ngôi đền chỉ thờ Trần Quốc Tảng nhưng sau đó xây dựng thêm nhiều khu vực đềnm chùa để thờ phụng và tưởng nhớ các vị danh nhân khác. Cuối cùng đền Cửa Ông hoàn thiện có cấu trúc cụ thể dưới đây:
- Khu vực đền Hạ: gồm có đền Mẫu và đền Trung Thiên Mẫu. Đền Mẫu sẽ thờ Tam Hòa Thánh Mẫu còn còn lại thờ phụng Trung Thiên Long Mẫu và phối thờ ba cô, cậu bé Cửa Suốt, cô bé Cửa Suốt.
- Khu vực đền Trung: khu vực này thờ Khâm Sai Đông Đạo Tiết Chế Hoàng Cần là người trấn giữ vùng biển Đông và đã có công dẹp loạn ngoại xâm phương Bắc. Ngoài ra nơi đây còn thờ Sơn thần, Thủy thần để cầu sự giúp sức phù trợ từ các vị thần. Vì đền Trung tọa lạc ngay trên núi Cẩm Sơn còn phía trước đền Trung là biển Đông nơi tàu bè thường xuyên qua lại.
- Khu vực đền Thượng: lăng mộ Trần Quốc Tảng được đặt tại đây, ngoài ra còn có đền Thượng, đền Quan Chánh, đền Quan Châu.
- Đền Cặp Tiên: khu vực này trước thờ cô con gái của Trần Quốc Tảng – hay gọi “Cô bé Cửa Suốt”, quan Chánh và các vị nhân thần. Sau đó lập thêm để thờ Phật, Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu và Tiên Thiên Thánh Mẫu.
Xem Thêm Khám phá đảo Tuần Châu – Thiên đường nghỉ dưỡng tại Hạ Long
4. Thời điểm thích hợp ghé thăm đền Cửa Ông
Du khách nên ghé thăm đền Cửa Ông vào hai ngày tháng giêng đầu năm và tới hết tháng 3 âm lịch vì lúc này tiết trời mát mẻ, thoải mái, dễ chịu và thường ít mưa. Đặc biệt vào thời gian này nơi đây sẽ diễn ra nhiều lễ hội đặc sắc như lễ hội Đền Cửa Ông chính, hội rước Đức Ông hồi cung an vị, lễ Cầu siêu,..
Bạn có thể đến đây vào tất cả ngày lễ, cả đêm giao thừa đền luôn mở cửa cho người dân địa phương và chào đón cả du khách trong và ngoài nước tới lễ bái Phật, cầu nguyện may mắn, bình an. Du khách đến đây có thể đi qua thành phố Hạ Long bằng đường độ hoặc bằng đường thủy ven theo Vịnh Hạ Long, băng qua Vịnh Bái Tử và dừng ở cửa đền Hạ.
Nếu bạn là người yêu thích sự nhộn nhịp thì đi vào mùa lễ hội rất thích hợp, ngoài ra bạn có thể chọn đến đây vào các ngày thường để tận hưởng không gian yên tĩnh, tránh ồn ào.
Xem Thêm Top 11 nhà xe Hà Nội Quảng Ninh uy tín, an toàn
5. Hướng dẫn di chuyển đến đền Cửa Ông
Có nhiều cách để di chuyển đến đền Cửa Ông. Bạn có thể tham khảo 2 cách dưới đây mà Blogamthuc365.edu.vn gợi cho du khách đi từ Hà Nội với tổng quãng đường 200km.
- Di chuyển bằng xe khách: Đầu tiên bạn cần có chi phí đi xe từ 80.000VNĐ-300.000VNĐ/chiều để xuất phát từ thủ đô Hà Nội tới Cẩm Phả, lưu ý tùy từng loại xe sẽ có mức giá khác nhau. Khi đến Cẩm Phả bạn có thể dễ dàng thuê taxi hoặc các chú xe ôm chở đến đền cửa Ông.
- Di chuyển bằng xe ô tô riêng và xe máy: trước tiên bạn sẽ xuất phát từ trung tâm thủ đô Hà Nội theo đường Nguyễn Khoái và qua quốc lộ 1A. Sau đó, bạn tiếp tục đi lên quốc lộ 5B/đường cao tốc 4, theo hướng quốc lộ 10 và 18 để tới đường Lý Thường Kiệt. Cuối cùng là bạn chỉ cần chạy thẳng là gặp đền.
Xem Thêm Top 10 nhà hàng Vân Đồn Quảng Ninh uy tín, chất lượng
6. Đền Cửa Ông có gì thú vị?
Vì sao đền Cửa Ông lại có sức hút người dân địa phương lẫn du khách trong và ngoài nước như vậy? Hãy cùng theo chân Blogamthuc365.edu.vn điểm qua một số hoạt động thú vị của ngôi đền dưới đây bạn nhé.
6.1. Ngôi đền có phong cách kiến trúc độc đáo nhất Quảng Ninh
Với tuổi đời 700 năm lịch sử, đền Cửa Ông đã được trùng tu và cải tạo rất nhiều lần. Bắt đầu từ năm 1907 cho cuối năm 1916, nơi đây đã xây dựng thêm đền Thượng, đền Trung, đền Hạ và chùa. Cuộc đại tu hoành tráng nhất trong lịch sử của đền lên tới 800 tỷ đồng
Từ năm 2015-2107, trong khoảng thời gian này thành phố Cẩm Phả đã huy động nguồn lực dồi dào để tập trung tu sửa ngôi đền ở nhiều hạng mục chứng tỏ tầm quan trọng của khu di tích này đối với Quảng Ninh.
Dù đã trải qua bao thăng trầm lịch sử, các cuộc chiến tranh và nhiều lần tu sửa nhưng đền Cửa Ông vẫn giữ được nét kiến trúc cổ kính và những pho tượng trăm hàng năm tuổi. Nói không ngoa khi nơi đây được xem là ngôi đền sở hữu phong cách kiến trúc đẹp và độc đáo nhất tỉnh Quảng Ninh.
Nhìn từ xa xa, du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh khu đền đang nằm trên các ngọn đồi khá thấp, được bao phủ chở che bởi những bóng cây cổ thụ to lớn, cộng với sự tĩnh mịch, trang nghiêm của ngôi đền tất cả tạo nên hình ảnh thật hùng tráng nhưng lại vô cùng hoa mỹ.
Các vật liệu được dùng để xây dựng đền như: gạch Bát Tràng nổi tiếng, đá đúc, vữa hồ pha mật, gạch lát nền bằng đất sét nung, ngói mũi đất nung và hội tủ đầy đủ các linh vật phong thủy như Tả thanh long, tiền chu trước, hữu bạch hổ và hậu huyền vũ. Ngoài ra còn có các điển tích được trang trí như Long, Ly, Quy, Phượng.
Di chuyển vào bên trong nhà đền Cửa Ông, du khách sẽ cảm nhận được các loại gỗ được sử dụng như đinh, lim, gụ, trắc,.. rất đẹp và bền. Trên các cây gỗ còn được khắc hoa văn từ các bức phù điêu, câu đối và bức tường,.. Tất cả đều được sơn son thiếp vàng lộng lẫy sẽ khiến bạn không khỏi choáng ngợp và say đắm.
Có thể nói, vẻ đẹp của ngôi đền hoàn toàn xứng đáng với câu ca tụng của người xưa “Nghìn trùng nước biếc buông tay áo. Bốn phía non xanh tạc hoạ đồ”.
Xem Thêm Top 15 hãng xe limousine Hà Nội Quảng Ninh uy tín chất lượng
6.2. Địa điểm văn hóa tâm linh không thể bỏ lỡ
Bên cạnh chùa Trình, chùa Yên Tử hay chùa Hồ Thiên – Đông Triều thì đền Cửa Ông được mệnh danh là một trong những địa danh tham quan du lịch tâm linh đóng vai trò quan trọng trong đời sống cùng với các hoạt động và sinh hoạt tính ngưỡng của người dân địa phương.
Du khách đến chốn linh thiêng này có thể thành tâm cầu nguyện, cầu may mắn hay đơn giản cầu bình an cho gia đình và chính mình. Có thể nói ngôi đền đã trở thành điểm đến được người dân địa phương tin tưởng và viếng lễ nhiều nhất.
Dù qua bao nhiều năm, bao nhiêu cuộc trùng tu đi chăng nữa thì những câu chuyện linh thiêng, những sự kiện hào hùng của ngôi đền sẽ truyền tụng đến đời sau và giữ mãi những giá trị văn hóa tâm linh vốn có của nó.
Xem Thêm Top 10 lễ hội Hạ Long đặc sắc nhất bạn nên ghé thăm
6.3. Nơi diễn ra nhiều lễ hội lớn đặc sắc
Lễ hội lớn ở đền Cửa Ông thường được tổ chức vào các năm chắn với qui mô lớn hàng năm, cụ thể từ ngày 3 đến 4 tháng 2 âm lịch, vào ngày 3-4 tháng 8 âm lịch sẽ diễn ra phần nghi lễ.
Du khách tham dự lễ hội sẽ cảm nhận được tinh thần uống nước nhớ nguồn, bên cạnh đó còn nâng cao các giá trị nhân văn, văn hóa và góp phần thúc đẩy kinh tế để quảng bá cho du lịch nước nhà. Lễ hội đền Cửa Ông chính sẽ diễn ra từ ngày 2 tháng 1 âm lịch cho đến hết tháng 3 âm lịch.
Lễ Cầu siêu và Lễ xin ở cửa Đền gồm 2 phần là phần tế lễ và rước kiệu bài vị Trần Quốc Tảng. Cuối cùng là lễ hội rước Đức Ông hồi cung an vị thu hút hàng ngàn du khách tới tham gia ,lúc này bạn sẽ được tận mắt thấy tín ngưỡng đặc sắc nhất gồm có kiệu Long Mẫu, Long Kiệu, Long Đình.
Khi tham gia lễ rước bạn còn được mặc các trang phụ truyền thống đầy màu sắc rất thú vị.Lễ rước Đức Ông sẽ diễn ra tới hết tháng 3 âm lịch, được dẫn đầu bởi đoàn Đầu Lân, còn hai bên sẽ là đoàn Rồng rước Đức Ông đi vi hành. Đức Ông Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng sẽ ngồi trong kiệu và người nâng kiệu đều tuyển chọn từ hàng trăm thanh niên trang tráng và khỏe mạnh nhất.
Bắt đầu từ đền Thượng đoàn rước Đức Ông sẽ di chuyển qua từng khu tưởng niệm. Những sự kiện lịch sử hay thành tựu mà Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng đã đạt được sẽ được tái hiện lại ở khu An Ngự. Bạn không nên bỏ qua khoảnh khắc này để cùng ngược dòng lịch sử hào hùng của dân tộc.
Xem Thêm Kinh nghiệm du lịch Cô Tô tự túc từ A-Z
Bên cạnh đó, lễ hội còn diễn ra nhiều trò chơi hấp dẫn không kém, các cuộc thi truyển thống như: bịt mắt đập niêu, đua thuyền, thổi cơm, kéo co, đẩy gậy, múa lân, múa rồng,… Đây là phần được rất nhiều du khách hào hứng hưởng ứng và tham gia.
Lễ hội tại đền Cửa Ông từng được Bộ Văn Hóa – Thể Thao và Du Lịch ghi vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và đã tồn tại từ rất lâu. Được xem là lễ hội truyền thống đem lại những giá trị to lớn về văn hóa lịch sử từ đó lan tỏa sự đoàn kết và tôn vinh sức mạnh yêu thương, đùm bọc giữa các dân tộc với nhau.
Xem Thêm Trọn bộ kinh nghiệm đi Vịnh Hạ Long chi tiết nhất
7. Một số nhà hàng gần đền Cửa Ông Quảng Ninh
7.1. Nhà hàng La Bàn Vân Đồn
Một địa điểm nhà hàng nổi tiếng ở Quảng Ninh phải kể đến đầu tiên đó chính là Nhà hàng La Bàn Vân Đồn. La Bàn sở hữu nét thiết kế sang trọng và độc đáo, nhưng cũng không làm mất đi vẻ đẹp nhẹ nhàng và trang nhã.
Nhà hàng La Bàn Vân Đồn với không gian rộng rãi là nơi cực lý tưởng được nhiều khách hàng lựa chọn để tổ chức các bữa tiệc sinh nhật, tiệc gala dinner hay tiệc tri ân.
Đến với nhà hàng, bạn sẽ được thưởng thức những món ăn hải sản tươi ngon nhất chế biến từ nguồn nguyên liệu có chất lượng đảm bảo. Menu một số món cực ngon như súp cua bí đỏ, gỏi cá tầm tươi, gỏi sốt tôm thái, Sashimi ốc giác vàng, sashimi hàu trứng cua đỏ,…
Bên cạnh đó, nhà hàng La Bàn cũng nổi tiếng với những món ngon khắp như lẩu riêu của, lẩu hải sản, chân giò giả cầy, ngan đủ món…Thực đơn hấp dẫn cùng giá cả phải chăng hứa hẹn cho bạn sự hài lòng nhất.
- Địa chỉ: Khu đô thị Thống nhất, Khu 8, Thị trấn Cái Rồng, Huyện Vân Đồn Quảng Ninh
- Điện thoại: 092 475 66 66
- Fanpage: https://www.facebook.com/labanvandon/
7.2. Nhà hàng Vân Đồn Hương Biển
Nhà hàng Vân Đồn Hương Biển cách Đền Cửa Ông không xa nên bạn có thể tìm đến thưởng thức. Không gian nhà hàng vô cùng thoáng mát, hưởng trọn view biển cùng lối thiết kế hài hòa.
Nhà hàng Hương Biển đem đến cho thực khách menu thay đổi theo mùa, phù hợp với khẩu vị của nhiều người. Do được chế biến từ nguyên liệu tươi và đầu bếp có kinh nghiệm nên những món ăn tạo ra có hương vị cực kỳ xuất sắc. Đến Hương Biển, bạn có thể thưởng thức các món hải sản ngon nhất và hấp dẫn nhất.
Địa chỉ: Thị trấn Cái Rồng, Vân Đồn, Quảng Ninh.
7.3. Nhà hàng Yến Khanh
Nhà hàng Yến Khanh luôn hấp dẫn thực khách gần xa tìm đến. Tọa lạc ngay trên bãi biển nên không gian vô cùng mát mẻ, đón trọn làn gió biển khơi. Bày trí của nhà hàng hiện đại, bàn ghế bố trí nhẹ nhàng.
Hải sản được nhập mới mỗi ngày nên đảm bảo tiêu chí tươi ngon, chất lượng. Từng món ăn chế biến cầu kỳ sẽ giúp bạn có cơ hội trải nghiệm ẩm thực của vùng biển Quảng Ninh.
Địa chỉ: Bãi tắm Minh Châu, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
8. Một số lưu ý khi đến đền Cửa Ông
8.1 Cần chuẩn bị đồ lễ như thế nào?
Khí đến dâng hương tại đền Cửa Ông du khách nên sẵm cả lễ chay, lễ măn và lễ đồ sống vì nơi đây gồm có khu đền và chùa. Với lễ chay bạn có thể chọn các loại bánh kẹo, hoa quả, hương, hoa tươi, hoặc tiền vàng mã. Còn lễ mặn bạn sẽ đến dâng ở ban Công Đồng gồm thịt lợn, gà, chả, giò,..tất cả phải được nấu chín và sắp xếp cẩn thận.
Xem Thêm Kinh nghiệm du lịch Hạ Long chi tiết từ A đến Z mới nhất
Cuối cùng là lễ đồ sống du khách sẽ chuẩn bị gạo, muối, trứng sống và cả vàng mã. Với số lượng khách đến đền Cửa Ông mỗi ngày rất đông nên bạn cần hạn chế đốt vàng mã gây tránh ảnh hưởng đến mọi người. Đặc biệt chúng ta đi lễ dựa vào tấm lòng vì thế du khách không nên dâng lễ quá nhiều và cầu kì để tránh lãng phí.
Lưu ý khi dâng lễ du khách không nên đặt tiền lẻ để tránh gây mất mỹ quan thay vào đó bạn nên ủng hộ bằng cách bỏ tiền vào hòm công đức của đền.
Xem Thêm Top 10 địa điểm du lịch Vân Đồn Quảng Ninh nổi tiếng nhất
8.2 Các lưu ý khi vào dâng lễ
Bạn cần chú ý tới những điều sau khi vào tham quan và dâng lễ đền Cửa Ông:
- Vì đây là nơi trang nghiêm, chốn linh thiêng cửa Phật vì thế du khách cần ăn mặc lịch sự, trang trọng, kín đáo và không mặc quần áo màu sắc lòe loẹt.
- Du khách nên có ý thức tham quan không xả rác gây mất cảnh quan hay đụng chạm đến các đến đồ vật tại đây để tránh gây thiệt hại cho di tích.
- Du khách cần đi đứng cẩn nhận, không nói chuyện ồn ào hay nói tục gây mất trật tự ảnh hưởng đến người khác và cả không gian yên tĩnh tại đền.
- Vì nơi đây có lượng du khách kéo về mỗi ngày khá đông đặc biệt vào các ngày lễ nên bạn cần cẩn thận bảo vệ tài sản cá nhân và của người thân.
- Du khách sẽ không tốn bất kì chi phí vào khi vào đền Cửa Ông.
- Tránh mua hàng không rõ nguồn gốc ở các sạp, và không nên tin vào những lời mua bán thần thánh, mê tín dị đoan ở khu du lịch.
Bạn còn chần chừ gì nữa mà không xách balo lên và đi đến thăm ngay thành phố Cẩm Phả nơi có ngôi đền Cửa Ông linh thiêng, tráng lệ và uy nghiêm. Chắc chắn du khách sẽ không thất vọng khi được trải nghiệm những giá trị lịch sử và tận hưởng vẻ đẹp nơi dây. Blogamthuc365.edu.vn hi vong bạn đã góp nhặt được nhiều thông tinvà kinh nghiệm bổ ích làm hành trang cho chuyến đi sắp tới của mình.
Xem Thêm Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Tam Đảo chi tiết nhất từ A – Z
Xem Thêm Kinh nghiệm du lịch Ba Vì – Trốn khỏi ồn ào nơi phố thị