Lươn là một loại động vật sống ở đồng ruộng, kênh rạch, thịt lươn có nhiều chất dinh dưỡng, chế biến ra nhiều món ăn dân dã thơm ngon và hấp dẫn. Hôm nay bloganchoi sẽ cùng bạn vào bếp nấu món lươn om chuối đậu thơm ngon bổ dưỡng. Cùng vào bếp ngay nhé!
Bạn đang đọc: Chia sẻ bí quyết nấu món “Lươn om chuối đậu” đậm đà đưa cơm!
Những lợi ích của thịt lươn đối với sức khỏe
Trong Đông y thịt lươn có tính cam ôn, bổ kinh tỳ vị. Chức năng của thịt lươn đối với cơ thể giúp bổ hư tổn, khu phong trừ thấp, cường kiện gân cốt. Sử dụng thịt lươn cho các trường hợp lao thương khí huyết, phong hàn thấp tý, hậu sản băng huyết, hội chứng lỵ xuất huyết, trĩ xuất huyết, hay suy nhược cơ thể.
Ăn lươn có tác dụng gì? Sử dụng lươn với liều lượng khoảng 200 đến 500 gam với nhiều cách chế biến khác nhau giúp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như: thanh nhiệt, nhuận tràng, an thần, mạnh gân xương cũng như điều hoà khí huyết.
Theo một số tài liệu nước ngoài, thịt lươn được sử dụng với cách như lươn hấp cơm như một món ăn có vị thuốc phổ biến sử dụng để chữa chứng vàng da – bệnh hoàng thống. Hay sử dụng món thịt lươn nấu ngó sen giúp chữa các triệu chứng như rong kinh, băng huyết. Thịt lươn cuốn lá lốt nướng còn có tác dụng chữa tê thấp. Còn thịt lươn hầm với đỗ đen có tác dụng bổ thần kinh. Khi ninh nhừ thịt lươn với mề gà cho trẻ sử dụng có thể giúp trị bệnh cam tích ở trẻ em.
Nguyên liệu làm món lươn om chuối đậu
- Thịt lươn: 700-800g
- Thịt ba chỉ: 250g
- Da heo (bì heo) ~ 70-100g
- Chuối xanh: 6-7 quả
- Đậu phụ lớn: 2 bìa
- Mẻ: 130-150ml
- Dấm bỗng: 35-40ml
- Mắm tôm
- Hành tăm: 15g hoặc 3 củ hành khô
- Tỏi: 6 tép
- Lạc sống (đậu phộng): 100g
- Ớt tươi (nếu ăn cay): 1-2 quả
- Lá lốt, tía tô, hành lá, lá xương sông (nếu có)
- Muối hạt, dấm gạo
- Bột nghệ (hoặc nghệ tươi)
- Gia vị: Bột ngọt, hạt tiêu, nước mắm, bột nêm
- Bún ăn kèm
- Rau sống ăn kèm: Hoa chuối, giá đỗ, kinh giới, tía tô, húng quế, rau diếp…
Sơ chế nguyên liệu
- Lươn khi mua nếu như không biết làm hoặc ngại làm thì các bạn có thể nhờ người bán sơ chế và lọc xương lấy thịt cho tiết kiệm thời gian. Hoặc bạn cũng có thể tham khảo cách làm lươn tại đây.
Lưu ý sau khi lọc thịt, phần xương lươn các bạn đừng bỏ đi nhé, nên giữ lại để ninh nước om cho ngọt.
- Lươn sau khi sơ chế sạch sẽ rồi khi mang về sẽ cắt thành miếng vừa ăn (không rửa để tránh máu tiết của lươn chảy ra hết và lươn bị tanh). Tuy nhiên không cắt miếng quá bé, khi om lươn sẽ dễ bị lẫn, nát.
- Da heo bạn thái miếng nhỏ vừa ăn. Thực tế thì thái càng nhỏ thì bì heo sẽ càng dễ tiết ra chất nhờn và tạo độ sánh cho nước om.
- Đậu phụ cắt thành miếng lát nữa sẽ đem đi rán.
-
- Sơ chế nguyên liệu. (Nguồn: CookBeo)
Chuối cắt bỏ phần mủm cuống và đầu quả, sau đó dùng dao tước vỏ xanh bên ngoài. Vỏ chuối xanh cũng có thể ăn được, các bạn có thể rửa sạch, giữ lại vỏ để om.
- Trong số 6 quả chuối, bạn cắt 4 quả thành từng khúc dài 2-3cm, cho ngay vào tô nước muối dấm để khử vị chát và giúp chuối không bị thâm đen. Phần chuối này sau khi ngâm, vớt ra rửa lại rồi để ráo.
- 2 quả chuối còn lại sau khi tước vỏ, bạn mang đi luộc hoặc hấp chín trong khoảng 15 phút rồi dầm nhuyễn. Phần chuối xay này sẽ cho vào khi nồi om gần hoàn thành để tạo độ sánh cho món ăn.
- Hành khô, tỏi bóc vỏ, thái lát mỏng.
- Lạc sống đem giã thô. Phần lạc này và bát chuối xay nhuyễn mình sẽ cho vào gần cuối để tạo độ sánh, đồng thời làm tăng hương vị bùi ngậy hấp dẫn của món lươn om chuối đậu.
- Hành lá, tía tô, lá lốt, lá xương sông nhặt rửa sạch, thái rối. Lưu ý, phần lá tía tô nếu cho nhiều quá sẽ làm cho nước lươn om chuối đậu bị ngả sang màu thẫm nên các bạn cần điều chỉnh lượng phù hợp.
- Ớt tươi rửa sạch, thái lát. Có thêm chút vị cay sẽ át đi vị tanh của lươn đồng thời tăng thêm hương vị cho món ăn.
- Rau sống ăn kèm nhặt và ngâm rửa nước muối sạch sẽ, để ráo.
- Bún chần qua nước sôi, vớt ra để ráo rồi cho vào tô.
- Mẻ hòa với 1 ít nước, lọc qua rây, cho vào bát riêng. Tùy vào độ chua của mẻ mà các bạn sử dụng liều lượng cho phù hợp. Ở đây mình dùng 150ml mẻ chua.
Cách làm món lươn om chuối đậu
Bước 1: Ướp lươn
- Để lươn đậm vị và không tanh, ướp lươn cùng với ít hành tăm đập dập, 1/2 thìa canh bột nêm, 1 thìa cà phê bột nghệ và 1/2 thìa canh hạt tiêu.
- Trộn đều và để lươn thấm gia vị trong khoảng 15-20 phút.
Bước 2: Ninh lươn
- Phần xương lươn thì sẽ đem đi ninh cùng với 1 lít nước, để lát nữa dùng nước này om chuối đậu cho ngọt.
- Cho 2 củ hành khô nướng xém vào ninh cùng xương lươn cho thơm. Xương lươn chỉ cần ninh khoảng 30 phút là đã có độ ngọt nhất định.
Tìm hiểu thêm: Cá lóc nướng trui – món nướng đậm phong cách Tây Nam Bộ
Ninh lươn. (Nguồn: CookBeo)
- Ngoài xương lươn thì các bạn cũng có thể cho thêm ít xương heo để ninh cùng cho nước om ngọt và ngậy hơn.
Bước 2: Chiên chuối và đậu phụ
- 2 quả chuối còn lại sau khi tước vỏ, bạn mang đi luộc hoặc hấp chín trong khoảng 15 phút rồi dầm nhuyễn. Phần chuối xay này sẽ cho vào khi nồi om gần hoàn thành để tạo độ sánh cho món ăn.
Rán chuối và đậu phụ. (Nguồn: CookBeo)
- Rán sơ qua đậu phụ. Để đậu phụ vàng ươm đẹp mắt, cho vào dầu chiên đậu 1 thìa cà phê bột nghệ. Đậu rán xong cho ra bát riêng. Không nên rán quá kỹ, lát nữa om đậu sẽ bị khô, xác.
- Sau khi chiên đậu, tận dụng chảo dầu vừa dùng để chiên sơ qua chuối. Chiên xong thì cũng cho chuối ra bát riêng. Việc chiên qua chuối sẽ giúp chuối không bị vỡ nát khi om mà lại rất bùi thơm.
Bước 3: Nấu lươn om chuối đậu
- Cho 2 thìa canh dầu ăn vào nồi (dùng luôn dầu vừa chiên chuối và đậu), làm nóng dầu thì cho 1 nửa số hành, tỏi băm vào phi thơm. Tiếp đến, cho 1 thìa cà phê mắm tôm vào, đảo đều.
- Khi các nguyên liệu đã phi thơm rồi bạn cho lươn vào xào. Đảo đều và xào nhanh tay lươn ở lửa lớn trong gần 1 phút, đến khi lươn chín tới rồi tắt bếp. Không nên xào lươn quá kỹ, lươn mềm và dễ bị nát, khô thịt. Lươn xào xong cho ra 1 bát riêng.
- Tiếp đến, cho 2 thìa canh dầu ăn vào nồi, nóng dầu thì phi thơm nốt số hành, tỏi băm còn lại. Tiếp tục cho 1 thìa cà phê mắm tôm, xào đều lên rồi cho thịt ba chỉ vào. Nấu đến khi thấy thịt ba chỉ hơi xém cạnh lại, ram rám vàng thì thả phần chuối đã chiên sơ qua và phần bì (da heo) vào xào cùng.
- Sau khoảng 1 phút thì chắt lấy nước ninh xương lươn vào và chế thêm nước để tiến hành om. Lượng nước cho vào các bạn điều chỉnh tùy vào số người ăn. Trung bình, với lượng nguyên liệu như trên và để 4-5 người ăn sẽ dùng khoảng 3,7-4 lít nước là phù hợp.
- Ban đầu cho lửa lớn để nước nhanh sôi. Sau khi nước sôi, hạ bớt lửa xuống để sôi liu riu. Lúc này cho phần mẻ đã lọc (khoảng 130-150ml), 1 muỗng canh dấm bỗng (37-40ml) và khuấy đều. Đậy kín nắp nồi, tiếp tục nấu đến khi thịt và chuối mềm, ước tính trung bình khoảng 25-30 phút.
- Sau khi thịt và chuối chín mềm, thả đậu phụ vào để om khoảng 10-15 phút thì cho lươn vào và nấu thêm 3 phút. Tiếp đến, cho phần chuối xay nhuyễn và lạc giã vào, khuấy đều.
- Nêm nếm lại gia vị vừa ăn, gồm có 4 thìa canh bột nêm, 1 thìa cà phê bột canh, 1 thìa cà phê bột ngọt, 5 thìa canh nước mắm.
- Ngoài ra cho thêm 1 thìa cà phê bột nghệ để nước om có màu vàng mơ sóng sánh đẹp mắt hơn.
- Liều lượng gia vị các bạn điều chỉnh sao cho phù hợp với khẩu vị tuy nhiên lưu ý nước om phải bật lên hương vị chủ đạo là chua dịu.
- Cuối cùng, cho lá lốt, hành lá, tía tô, lá xương sông và ớt tươi vào. Nấu nhanh khoảng 5-6 giây thì tắt bếp, múc lươn om chuối đậu ra tô, ăn lúc nóng cùng với bún và rau sống.
>>>>>Xem thêm: Review quán Ngõ Thái 2 – Quán Thái “núp” hẻm cùng mức giá bình dân
Thành phẩm và thưởng thức
Có thể thấy rằng, món lươn om chuối đậu rất cầu kỳ, nhiều công đoạn và khá tốn thời gian. Tuy nhiên, đây là món ăn ngon, hấp dẫn, xứng đáng để bạn bỏ công sức ra để thực hiện. Món ăn rất đẹp mắt, thơm, có độ sánh, lươn ngon và đậm đà.
Chúc các bạn thành công!