Quảng trường biển Sầm Sơn là dự án đầu tiên, mắt xích quan trọng bậc nhất trong chuỗi Tổ hợp Khu du lịch nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cao cấp Sun Group Sầm Sơn, nhận được nhiều kỳ vọng của lãnh đạo và nhân dân địa phương. Sau gần 2 năm triển khai, vừa qua ngày 26/10/2020, Quảng trường biển Sầm Sơn đã được chính thức đi vào triển khai xây dựng, dự kiến sẽ hoàn thành trong năm quý 1/2022.
Tổng quan Dự án Quảng trường biển Sầm Sơn
-
- Tên dự án: Quảng trường biển Sầm Sơn
- Quy mô: 15ha
- Chủ đầu tư: Tập đoàn Sun Group
- Thuộc quy hoạch dự án: Sun World Sầm Sơn giai đoạn I (495.6ha)
- Vị trí: Phố Trung Kỳ, Phường Trung Sơn, Thị xã Sầm Sơn, Thanh Hoá
- Khởi công: 26/10/2020
- Hoàn thiện: Dự kiến Quý 1/2011
- Tổng mức đầu tư: trên 1.400 tỷ đồng
- Vốn: 20% vốn chủ sở hữu; 80% vốn vay và vốn huy động hợp pháp khác
- Sức chứa: 10.000 người
- Tiện ích:
- Đường đi bộ, đường dạo
- Sân quảng trường
- Tượng đài, biểu tượng
- Đài phun nước
- Hệ thống cây xanh, thảm cỏ, thảm hoa
Mặc dù dự án đã được thông qua nhiều cuộc hội nghị xin ý kiến nhân dân và đi đến thống nhất thông qua, tuy nhiên nhiều khó khăn đã phát sinh khi dự án chính thức đi vào triển khai thực hiện, khiến dự án bị chậm tiến độ gần 1 năm.
Sau đây là ghi nhận về nguyên nhân chi tiết.
Khó khăn nào khiến Quảng trường biển Sầm Sơn chậm tiến độ thi công
Ngay từ bước đầu tiên trong việc triển khai thi công dự án, khâu giải toả mặt bằng, dự án Quảng trường biển Sầm Sơn đã gặp phải nhiều vướng mắc vô cùng nan giải. Các hộ dân trong diện giải toả mặt bằng đã và đang từ chối làm việc với cơ quan chức năng, không chấp nhận với phương án đền bù. Ghi nhận dưới nay của Đài PTTH Thanh Hoá về tình trạng này đã cho thấy một cái nhìn sát thực nhất.
Mấu chốt vấn đề xuất phát từ việc Sầm Sơn là nơi mà người dân mưu sinh chủ yếu bằng các ngành nghề dịch vụ du lịch, vốn vô cùng quan trọng vị trí kinh doanh. Không chỉ việc mảnh đất họ đang sống sở hữu một giá trị cao trên thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất tự do, nay buộc phải đền bù theo giá niêm yết của nhà nước, mà việc người dân sau khi được đền bù đất sẽ phải đối mặt với khả năng có thể mất đi nghề mưu sinh lâu nay, khiến cho họ trở lên bất bình.
Đây là bài toán mà lãnh đạo Tỉnh Thanh Hoá cùng chủ đầu tư Tập đoàn Sun Group cần lên phương án xử lý thoả đáng để dự án Quảng trường biển Sầm Sơn có thể sớm đi vào triển khai hoạt động.
Tuy nhiên, mặc cho đã có nhiều hội nghị họp bàn phương án xử lý có sự góp mặt của người dân, cũng như triển khai công tác dân vận, dự án Quảng trường biển Sầm Sơn vẫn chưa tìm được tiếng nói chung giữa người dân trong khu vực giải phóng mặt bằng với lãnh đạo và hội đồng nhân dân Tỉnh Thanh Hoá.
Chi tiết phương án đền bù giải phóng mặt bằng dự án Quảng trường biển Sầm Sơn
Để giảm thiểu những bất cập phát sinh trong quá trình di dời các hộ dân khỏi phạm vi dự án Quảng trường biển Sầm Sơn, Hội đồng nhân dân cùng ban lãnh đạo Tỉnh Thanh Hoá đã tiến hành quy hoạch và xây dựng khu tái định cư ngay trên con phố Trung Kỳ mà các hộ dân đang sinh sống. Tuy nhiên, khu tái định cư này chỉ đáp ứng được khoảng 90% chỗ ở cho các hộ dân nằm trong diện giải toả mặt bằng. Hơn 10% số dân cư còn lại chưa có kế hoạch tái định cư cụ thể, hay nói cách khác là họ chưa rõ sẽ “đi đâu về đâu”.
Hạ tầng khu tái định cư sẽ đảm bảo tốt nhất các điều kiện phục vụ đời sống của người dân, đồng thời các thủ tục cấp phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận sử dụng đất sẽ được hỗ trợ linh hoạt tối đa. Tỉnh Thanh Hoá cũng cho phép người dân được ưu tiên lựa chọn vị trí căn hộ tái định cư của mình nếu đăng ký bàn giao nhà để kiểm kê nhà đất sớm, nhằm thúc đẩy quá trình đền bù giải phóng mặt bằng của dự án.
Tuy nhiên, đây là điểm khiến người dân mất lòng tin vào quá trình đền bù giải phóng mặt bằng, và nghi ngờ có sự không minh bạch trong việc phân bổ căn hộ tái định cư.
Ngoài ra, để hỗ trợ công ăn việc làm cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án, Tỉnh Thanh Hoá cũng phối hợp với Tập đoàn Sun Group để giải quyết việc làm cho khoảng 3000 người dân địa phương, để làm việc trực tiếp tại các dự án Sun Group Sầm Sơn.
Tuy nhiên, so với nguồn thu nhập từ việc tự kinh doanh dịch vụ du lịch như nhà hàng, khách sạn,… thì các công việc này không mấy mặn mà so với người dân nơi đây, nhất là khi họ bị mất đi quyền tự làm chủ kinh doanh và phải đi làm thuê cho người khác.
Kinh nghiệm du lịch Nha Trang chi tiết từ A-Z mới nhất
Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Vũng Tàu chi tiết nhất
Kinh nghiệm du lịch Sầm Sơn từ A-Z – điểm đến ”hot” nhất miền Bắc
Bỏ túi Kinh Nghiệm Du Lịch Hội An chi tiết nhất