Với lịch sử hàng nghìn năm văn hiến, Hà Nội lưu giữ trong mình vô vàn những dấu tích của thời gian, một trong những làng nghề hiếm hoi còn tồn tại đến ngày nay tại đất Thủ đô là làng lụa Vạn Phúc. Cùng Blogamthuc365.edu.vn tìm hiểu điều gì khiến cho du khách phải chìm đắm với nơi này nhé!
Top 20 resort Hà Nội đẹp sang trọng gần trung tâm thành phố
Top 20 villa Hà Nội chuẩn 3-4-5 sao tầm nhìn đẹp
Top 20 khách sạn Hà Nội giá cả phù hợp tại trung tâm thành phố
Top 20 homestay Hà Nội đẹp bắt mắt gần trung tâm thành phố
1. Giới thiệu đôi nét về làng lụa Vạn Phúc
Theo như sử sách ghi lại thì làng lụa Vạn Phúc đã có từ hơn 1000 năm về trước, ngày nay ngoài tên gọi này thì còn được biết tới cái tên làng lụa Hà Đông. Lụa nơi đây nổi tiếng không chỉ vì nó từng được nhà vua sử dụng để may trang phục cho triều đình mà còn là vì chất lượng tốt cùng mẫu mã đa dạng, họa tiết mang đậm chất Á Đông, chính vì thế nhiều du khách rất ưa chuộng lụa Vạn Phúc.
Hiện nay, làng lụa Vạn Phúc Hà Đông còn khoảng hơn 60% hộ gia đình vẫn theo nghề, cung cấp cho thị trường mỗi năm từ 2 triệu đến 3 triệu mét vải, không những đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn được xuất khẩu để giới thiệu tới bạn bè quốc tế.
Tơ lụa Vạn Phúc vô cùng đa dạng có khoảng 70 loại khác nhau, có vô vàn cái tên mỹ miều như long phượng, băng hoa,…. Tuy nhiên, nổi tiếng nhất có lẽ là loại lụa Vân, nổi bật nhất là lụa vân quế hồng diệp và lụa vân lưỡng long song phượng.
Xem Thêm Chùa Hà Nội – top 15 ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng nhất
2. Làng lụa Vạn Phúc ở đâu?
Làng lụa Vạn Phúc thuộc phường nào? Từ trung tâm thành phố Hà Nội, bạn chỉ mất khoảng 30 phút đi xe, bạn sẽ thấy được ngôi làng nghề nằm kế bên sông Nhuệ, thuộc làng Vạn Phúc, Hà Đông.
Nơi này là sự lựa chọn của nhiều khách du lịch nước ngoài tới tham quan, chiêm ngưỡng văn hóa lâu đời của Việt Nam. Không chỉ thu hút khách du lịch nước ngoài mà mỗi cuối tuần những người dân Hà Nội cùng đến đây để thưởng thức vẻ đẹp, mua sắm và chụp hình.
Ở điểm tham quan này, bạn hoàn toàn không mất phí gì chỉ cần tìm được chỗ gửi xe hợp lí là có thể được khám phá nơi này.
3. Đi như thế nào để đến được làng lụa Vạn Phúc?
Cách trung tâm thành phố 10km, bạn có thể lựa chọn nhiều cách để di chuyển đến làng. Cách đầu tiên, bạn có thể lựa chọn thuê taxi để di chuyển tới thẳng cổng làng lụa Vạn Phúc.
Nếu bạn muốn trải nghiệm tự túc thì có thể đi xe máy, đi dọc tuyến đường Lê Văn Lương kéo dài hoặc có thể đi đường Nguyễn Trãi tới bưu điện Hà Đông thì rẽ phải. Còn nếu muốn giảm thiểu tối đa chi phí thì bạn có thể chọn đi xe bus, gợi ý một số tuyến xe bus đi qua làng ví dụ như là 3, 07,14, 25, 26,…
Sẽ không khó để tìm được cổng làng, vì nó được xây dựng khá là lớn, ngay kế bên là chùa Vạn Phúc, một ngôi chùa mang đậm lối kiến trúc Bắc Bộ,, yên tĩnh và cổ kính.
Sau đó, từ đây đi thêm 20m, bạn sẽ bắt gặp 1 bản đồ hướng dẫn tham quan, mua sắm. Đây đônglà một ngôi làng nhỏ, khá dễ đi nên bạn không lo bị lạc.
Xem Thêm Hà Nội – Mảnh đất nghìn năm văn hiến
4. Lễ hội văn hóa đặc sắc tại làng lụa Vạn Phúc
Dù làng lụa Vạn Phúc Hà Đông luôn mở cửa để đón chào những du khách tới tham quan hàng ngày trong tuần, tuy nhiên để có những trải nghiệm mới mẻ hơn, tận hưởng được hết văn hóa nơi đây thì hãy lựa chọn ghé thăm từ ngày 8 đến 17 tháng 11 âm lịch hàng năm.
Cũng giống như những lễ hội khác thì lễ hội tại đây cũng có 3 phần cơ bản bao gồm: phần lễ, phần hội và phần quảng bá văn hóa làng nghề. Tại đây, du khách sẽ được tham quan quá trình từ cách lấy sợi, quy trình dệt và tham quan các xưởng thêu dệt của làng.
Nếu bạn ghé thăm vào ban ngày thì bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của những dải lụa mềm mại mà rực rỡ, còn nếu vào ban đêm thì đây lại là một khung cảnh tuyệt mĩ, huyền ảo, khi những ánh đèn vàng nhuốm vào dải lụa.
5.Kinh nghiệm mua hàng tại làng lụa Vạn Phúc
Hãy định sẵn rằng mình sẽ mua gì, vì ở đây sẽ có rất nhiều loại hàng và đa dạng cho nên bạn rất dễ mắc phải tình trạng: mua đồ tràn lan và không biết mua gì.
Trước khi tham quan Làng Lụa Vạn Phúc Hà Nội, bạn thử tham khảo trước từ những người có kinh nghiệm từng mua hàng tại đây từ bạn bè thân thiết hay trên group review trước để tránh phải những trường hợp không hay xảy ra nhé.
Xem Thêm Top 30 địa điểm du lịch gần Hà Nội bạn nên khám phá
6. Các địa điểm checkin không nên bỏ qua khi tới thăm làng lụa Vạn Phúc
6.1. Cổng làng
Ngay từ những bước chân đầu tiên, bạn sẽ phải đi qua cổng làng, đây được coi như biểu tượng của làng lụa Vạn Phúc. Có lối thiết kế theo kiến trúc khá quen thuộc, một nét truyền thống trong văn hóa của người Việt.
Hình ảnh cổng làng được xây dựng theo kiểu tam quan, ngay kế bên có gốc đa – một hình ảnh quá đỗi quen thuộc với những người dân bắc bộ, cùng tấm bia đá có khắc chữ “Làng lụa Vạn Phúc”.
Như một cánh cửa thần kì, bước một chân qua, bạn sẽ có cảm giác hoài niệm khi trở về ngôi làng bắc bộ vào những năm tháng xưa cũ.
6.1. Con đường rợp ô
Vài năm trở lại đây, làng lụa Vạn Phúc Hà Đông đã khiến cộng đồng mạng xao xuyến vì hình ảnh một con đường được phủ những chiếc ô đầy màu sắc. Và nó nhanh chóng thu hút được nhiều khách du lịch muốn được tận mắt chứng kiến con đường đặc biệt này.
Chỉ với đoạn đường dài hơn 100m nhưng được tô điểm đa dạng màu sắc của những chiếc ô, là background sịn xò cho những tín đồ mê chụp ảnh đến đây dễ dàng có được nhiều bức ảnh đẹp đến mê mẩn.
6.2. Con đường tơ lụa
Có được tên gọi này một phần là do dọc hai bên có những gian hàng bán các sản phẩm từ lụa. Tại đây, bạn có thể mua sắm những món đồ có thể để làm quà lưu niệm, quần áo,… được làm từ lụa chất lượng được người dân làng lụa Vạn Phúc Hà Đông thêu dệt.
Nếu một lần đến đây thì bạn đừng ngại mà hãy thử mua vải tại đây để may áo dài, không chỉ chất lượng mà giá còn vô cùng hợp lí chỉ từ 100 – 250 nghìn đồng 1m2 vải tùy theo hoa văn và loại vải.
Xem Thêm Nhà thờ Lớn Hà Nội – Công trình kiến trúc cổ độc đáo
6.3. Cầu gỗ
Đến làng lụa Vạn Phúc thì sẽ thật đáng tiếc nếu bạn không ghé thăm nhà Cầu Gỗ. Mang một phong cách đậm nét của Hội An, tại đây bạn hoàn toàn thỏa mãn được mong muốn sống ảo của bản thân.
Đến đây, khi đứng từ trên cầu nhìn xuống, bạn sẽ thấy được dòng nước xanh ngắt vô cùng thích mắt, hai bên sông là hình ảnh những người dân ngồi câu cá, tám chuyện,… Chắc chắn đây là địa điểm sẽ mang lại cho bạn những giây phút thư giãn và sưởi ấm tâm hồn bạn sau chuỗi ngày làm việc bận rộn.
6.4. Nhà lưu niệm Bác Hồ
Một địa điểm không phải ai khi đến làng lụa Vạn Phúc đều biết, tại đây Nhà lưu niệm Bác Hồ là một di tích đã được gìn giữ và bảo tồn suốt những năm tháng qua. Vào thời gian những năm 1946, Bác Hồ đã chọn nơi đây là căn cứ để sinh sống và làm việc.
Được xây dựng vào thời gian này, ngôi nhà của Bác mang dấu ấn phong cách của người Pháp, kiểu mái ngói tạo cảm giác cổ kính mà trang nghiêm. Nên nếu có dịp đến đây, bạn hãy dừng chân một chút ở đây nhé.
6.5. Bức tường bích họa
Một địa điểm dành cho những tín đồ sống ảo nữa cũng vô cùng hấp dẫn là bức tường bích họa đẹp không kém. Nó có thể là một bức tranh không phải đẹp nhất mà còn mang ý nghĩa khá đắc biệt khi từng nét vẽ trên bức tường đều được vẽ bởi những cô giáo mầm non Vạn Phúc để phác họa lại những hoạt động của làng nghề. Nó như một nét chấm phá tô điểm vào nét đẹp mềm mại của nơi đây.
Xem Thêm Top 30 món ngon Hà Nội nhất định phải thử
7. Ăn gì khi đến làng lụa Vạn Phúc?
Khi đến đây, nếu muốn muốn dùng bữa, thưởng thức những món ăn ngon thì bạn có thể chọn những nhà hàng ở gần đây, có món ăn vặt đến những món ăn no. Một số nhà hàng Blogamthuc365.edu.vn gợi ý để bạn có được bữa ăn ngon miệng nhất:
7.1. Nhà hàng san hô đỏ – Hải sản tươi sống
Địa chỉ: 26 Vạn Phúc
Với mức giá hợp lí, bạn có thể thưởng thức được những món ăn từ hải sản tươi sống. Là một chuỗi nhà hàng hải sản uy tín, có mặt nhiều ở các tỉnh thành. Với không gian rộng rãi, thoáng mát, giá cả hợp túi tiền sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho những tín đồ yêu hải sản nếu có cơ hội ghé thăm làng lụa Vạn Phúc Hà Đông.
7.2. Lẩu 1 người B63
Địa chỉ: 63 Vạn Phúc
Từng được xuất hiện trên đài truyền hình KBS của Hàn Quốc, quán lẩu này từ lâu đã quá quen thuộc với những ai đam mê lẩu. Với giá cả vô cùng “hạt dẻ” chỉ từ 70 nghìn cho 1 người, bạn đã có 1 nồi lẩu để xì xụp vào những ngày lạnh.
Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể đi cùng với nhóm bạn thì mức giá cũng hoàn toàn hợp lí. Còn gì tuyệt vời hơn khi vừa đi tham quan làng lụa Vạn Phúc Hà Đông lại được thưởng thức nồi lẩu để tiếp sức cho chuyến đi.
Xem Thêm Top 30 địa điểm vui chơi Hà Nội nên ghé thăm nhất
7.3. Tơ Thức – Đặc sản vịt
Địa chỉ: 430 Vạn Phúc
Một địa chỉ quen thuộc của những người thích thưởng thức món ăn từ vịt. Giá cả khá phù hợp với túi tiền chỉ từ 175.000 đồng/món, bạn hoàn toàn có một bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Với không gian thoáng mát, sạch sẽ sẽ là lựa chọn mà bạn không nên bỏ qua khi có cơ hội đến với làng lụa Vạn Phúc.
Trên đây là những kinh nghiệm mà Blogamthuc365.edu.vn muốn chia sẻ để bạn có những cái nhìn toàn diện nhất về làng lụa Vạn Phúc Hà Đông. Hy vọng những chia sẽ ấy sẽ giúp bạn có được chuyến đi thú vị và đáng nhớ.
Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Tam Đảo chi tiết nhất từ A – Z
Kinh nghiệm du lịch Ba Vì – Trốn khỏi ồn ào nơi phố thị
Kinh nghiệm du lịch Hạ Long chi tiết mới nhất
Kinh nghiệm du lịch Cô Tô tự túc từ A-Z