Mùa rươi mỗi năm chỉ có 1 lần nên bất cứ ai cũng muốn được thưởng thức loại đặc sản này. Tham khảo cách làm món rươi kho ngon chuẩn vị và cách bảo quản rươi tươi lâu để ăn dần bạn nhé.
Giá trị dinh dưỡng của con rươi
Rươi được biết đến không chỉ là một thực phẩm ngon, bổ dưỡng mà còn là một vị thuốc quý. Rươi là một loại giun sống dưới nước bơi dễ dàng trong nước. Rươi trưởng thành dài 60-70mm, bề ngang chừng 5-6mm. Thân hình dẹp với hơn 50 đốt màu hồng, xanh nhạt, nâu nhạt hay màu trắng. Đầu rươi tương đối nhỏ, nhưng mắt lại to. Phần trước của rươi to hơn phần sau trong khi các dốt lại ngắn hơn. Cơ thể rươi rất đối xứng, lưng và bụng phân biệt rõ ràng.
Theo phân tích của các nhà khoa học, cứ 100g rươi có chứa 81,9g nước, 12,4g protit, 4,4g lipit, 1,3g tro, cung cấp cho cơ thể 92 calo. Để dễ hiểu hơn có thể so sánh thành phần dinh dưỡng của rươi với thịt bê. Trong thịt bê nạc với khối lượng tương tự có chứa 78,2g nước, 20g protit, 0,5g lipit, 1,3g tro cung cấp được 87calo. Như vậy, thậm chí rươi còn chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn thịt bê nếu tính theo lượng bằng nhau. Ngoài ra, trong rươi còn có chứa nhiều loại chất khoáng khác như canxi (66mg%), photpho (57mg%), sắt (1,8mg%).
Lưu ý khi chế biến và ăn rươi
- Những ai không nên ăn rươi Người có bệnh hen tránh ăn rươi có thể vì rươu có chất gây nên cơn hen.
- Đạm trong rươi rất dễ gây dị ứng, bởi vậy những người có cơ địa dị ứng hoặc đã từng dị ứng khi ăn hải sản không nên ăn rươi.
- Những người đã từng một lần bị ngộ độc rươi, không bao giờ nên ăn tiếp món này lần hai. Vì ngộ độc lần sau bao giờ cũng nặng và nguy hiểm hơn lần trước, rất nguy hiểm.
- Cũng vì rươi giàu đạm, nên bà bầu không nên đụng tới món này vì có thể gây khó tiêu, sình bụng, không có lợi cho tiêu hóa.
- Rươi có ảnh hưởng không tốt đến em bé. Với trẻ em, hệ tiêu hóa còn non nớt, chưa hoàn chỉnh, cũng tránh cho bé ăn một lúc nhiều rươi. Nếu muốn, chỉ nên cho bé ăn chút một để thử phản ứng của cơ thể bé với món ăn vừa ngon vừa nguy hiểm này.
- Khi ăn rươi cần cẩn thận vì rươi là loài nhuyễn thể ở dưới nước nên thường có chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh như Salmonella, E.coli, gây tiêu chảy, đường ruột nếu chế biến không cẩn thận, đúng cách.
- Ăn phải rươi chết nguy cơ ngộ độc rất cao, nhẹ thì đầy bụng khó tiêu, tiêu chảy cấp, nặng thì có thể ngộ độc gây nguy hiểm tới tính mạng.
Cách làm rươi kho khế ngon
Rươi kho là món ăn dân dã, thơm ngon, hấp dẫn không phải ai cũng có cơ hội thưởng thức. Nồi rươi kho thơm nức mũi, thơm mùi của vỏ quýt, của lá gừng, thịt rươi ngọt và cực mềm. Gấp một miếng nóng hổi ăn với cơm trắng thì còn gì bằng. Cách làm món rươi kho còn cần những bí quyết riêng để tạo nên hương vị đặc trưng hấp dẫn, bạn còn chần chờ gì mà không tham khảo ngay cách làm bên dưới nhé!
Chuẩn bị nguyên liệu
- Rươi 500 gram
- Thịt ba chỉ heo 300 gram
- Khế chua 2 trái
- Lá gừng 20 gram
- Trần bì 20 gram
- Đầu hành lá 20 gram
- Gừng 1 củ
- Ớt hiểm băm 1 muỗng canh
- Hành tím băm 1 muỗng canh
- Tỏi băm 1 muỗng canh
- Nước mắm 2 muỗng canh
- Đường 1 muỗng canh
- Muối 1/2 muỗng canh
- Hạt nêm 1 muỗng canh
Cách làm món rươi kho khế
Bước 1:
Rươi khi mua về thì bạn cho vào rây lọc rồi rửa sạch lại với nước khoảng 3 đến 5 phút để loại bỏ phần bùn đất và lông rươi, sau đó vớt ra rồi để ráo. Lưu ý nên rửa rươi nhẹ tay để tránh rươi bị vỡ nát nhé.
Bạn bắc một chiếc chảo lên bếp, sau đó đổ vào 1 lượng nước lọc cho đến khoảng nửa chảo và đun ở lửa vừa khoảng 70 độ C đến 90 độ C thì tắt bếp. Bạn cho phần rươi đã rửa sạch vào và đảo nhẹ tay để rươi không bị vỡ rồi vớt ra để ráo.
Bước 2:
- Gừng và củ cải trắng bạn đem sơ chế sạch, sau đó cắt chúng thành các lát mỏng.
- Vỏ quýt và ớt tươi bạn rửa sạch rồi băm nhuyễn ra.
- Thịt ba chỉ bạn đem rửa với nước muối loãng rồi rửa lại với nước, sau đó thái thành các miếng nhỏ vừa ăn.
- Hành tăm bạn dùng dao đập dẹp phần đầu rồi thái nhỏ.
- Lá gừng bạn rửa sạch, để ráo nước rồi thái nhỏ.
- Phần khế chua bạn đem rửa sạch, sau đó cắt bỏ đi 2 đầu cùng các phần rìa bên ngoài rồi thái mỏng thành hình ngôi sao.
Bước 3:
- Bạn bắc một chiếc nồi lên bếp, sau đó cho vào nồi 2 muỗng canh dầu ăn rồi đợi dầu nóng. Bạn tiến hành cho phần đầu hành tăm vào phi thơm.
- Sau đó, bạn cho phần thịt ba chỉ đã được thái mỏng vào rồi đảo đều lên cho thịt săn lại, cho tiếp ớt và vỏ quýt băm nhuyễn vào.
- Tiếp đến, các bạn lần lượt cho vào nồi gồm khế, củ cải trắng đã được sơ chế cùng với khoảng 200ml nước, 1 muỗng canh nước mắm, 1/4 muỗng canh hạt tiêu, 1/4 muỗng canh bột ngọt, 1/2 muỗng canh đường và 1/2 muỗng canh hạt nêm rồi đảo đều hỗn hợp lên, sau đó đun sôi.
- Khi hỗn hợp đã sôi, các bạn cho 500g rươi vào cùng phần lá hành tăm và lá gừng rồi đậy nắp nồi lại.
- Bạn hãy kho rươi trong khoảng 10 đến 20 phút ở lửa vừa cho rươi thấm đều gia vị.
Bước 4: Món rươi kho khế miền Bắc béo ngậy cùng với vị khế chua chua, mùi thơm của vỏ quýt, lá gừng và thịt ba chỉ ngọt mềm chắc chắn sẽ khiến cả nhà phải tấm tắc khen ngon đấy.
Cách làm rươi kho lá lốt
Nguyên liệu món rươi kho lá lốt
- 500g rươi.
- 5 cây gừng nguyên cây.
- 10 cái lá lốt.
- 2 muỗng cà phê muối.
- 1 muỗng cà phê bột ngọt.
- 2 muỗng cà phê nước mắm.
Cách chế biến món rươi kho lá lốt
Bước 1:
Gừng bạn đem rửa sạch với nước để loại bỏ phần bùn đất rồi để cho ráo nước.
Bạn dùng dao cắt phần củ gừng ra, sau đó dập dẹt và băm nhuyễn cùng với lá gừng.
Lá lốt bạn đem rửa sạch rồi để cho ráo nước, sau đó dùng dao băm nhuyễn lá lốt ra.
Cách kho rươi miền Bắc ngon nhất tại nhà
Bước 2:
Rươi tươi khi mua về thì bạn đem rửa sạch với nước, khi rửa lưu ý nhẹ tay để tránh rươi bị vỡ. Sau đó, các bạn cho rươi vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 20 phút để giúp rươi săn lại, giúp quá trình chế biến rươi dễ hơn.
Sau đó, bạn đun sôi rươi ở lửa vừa khoảng 70 độ C đến 90 độ C để chần cho rươi rụng hết lông rồi vớt ra để ráo, nhớ vẫn giữ lại phần nước chần rươi nhé.
Bước 3:
Bạn cho vào nồi gừng, lá gừng và lá lốt đã băm nhuyễn, sau đó thì cho phần rươi đã được sơ chế sạch lên trên.
Tiếp theo, các bạn rưới phần nước chần rươi vào nồi, sau đó cho thêm vào khoảng 2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột ngọt và 2 muỗng cà phê nước mắm.
Bạn bắc nồi lên bếp và đun trong khoảng 30 phút thì tắt bếp.
Bước 4: Món rươi kho lá lốt có hương vị tuyệt vời và cực kỳ bắt cơm, rươi kho lá lốt miền Bắc béo ngậy hòa quyện cùng hương thơm của gừng và lá lốt sẽ là một món ngon khó cưỡng cho cả nhà. Chúc các bạn thực hiện thành công nhé!
Mẹo bảo quản rươi tươi lâu
Rươi là một nguyên liệu đặc biệt, chế biến nên nhiều món ăn ngon, hấp dẫn. Tuy nhiên, mùa rươi chỉ kéo dài trong một thời gian rất ngắn, đòi hỏi bạn phải biết cách bảo quản để có thể sử dụng rươi được lâu dài. Trong bài viết này, hãy cùng bloganchoi tìm hiểu cách bảo quản rươi tươi ăn dần bạn nhé.
Lưu ý khi bảo quản rươi tươi
Nếu bạn là một tín đồ của các món ngon làm từ rươi thì chắc chắn bạn sẽ rất nôn nóng nắm được cách bảo quản rươi sao cho được lâu phải không nào? Để bảo quản rươi được lâu, thì trước tiên, khâu lựa chọn rươi cũng rất quan trọng.
Khi mua rươi, bạn cần lựa chọn những con rươi có kích cỡ lớn, thân hình mập mạp, màu đỏ, có khả năng di chuyển linh hoạt. Bạn cũng không nên lựa chọn những con rươi có thân hình nhỏ, gầy, cử động yếu.
Cách bảo quản rươi tươi ăn dần
Bước 1: Sơ chế rươi
Đây là việc làm quan trọng trước khi bảo quản rươi. Rươi sau khi mua về, bạn cho vào một chậu nước sạch rồi dùng tay hoặc đũa khuấy nhẹ nhàng để loại bỏ các chất bụi bẩn.
Sau đó, bạn rửa lại một vài lần với nước lạnh để đảm bảo cát và bụi bẩn được loại bỏ hết.
Lưu ý: Không rửa mạnh tay khiến rươi bị vỡ bụng, chết. Trong quá trình rửa, nên loại bỏ luôn những con rươi chết, kém chất lượng…
Bước 2: Làm sạch lông rươi
Sau khi làm sạch bằng nước lạnh, bạn vớt rươi ra rổ cho ráo nước rồi chuẩn bị 1 chậu nước sôi khoảng 40 độ C.
Bạn cho rươi vào chậu nước, khuấy nhẹ nhàng để làm sạch lông. Việc làm này sẽ giúp bạn không bị ngứa rát họng khi ăn.
Nếu cẩn thận, bạn có thể rửa vài lần nước sôi như thế để loại bỏ hết lông. Sau đó vớt rươi ra rổ cho ráo nước.
Bước 3: Bảo quản rươi
Sau khi rươi đã ráo nước, bạn cho rươi vào các hộp đựng thực phẩm chuyên dụng rồi đậy kín nắp và để vào ngăn đông của tủ lạnh.
Lưu ý: Không nên bảo quản rươi trong ngăn đông tủ lạnh quá lâu bởi có thể khiến chúng bị nhiễm vi khuẩn gây tiêu chảy hay một số bệnh đường ruột khác. Khi lấy rươi ra chế biến, nếu dùng không hết thì không cấp đông lại bạn nhé.
Bước 4: Rã đông rươi
Khi muốn chế biến, bạn lấy hộp rươi ở ngăn đá để ở ngăn mát khoảng 1 đến 2 tiếng rồi mới chế biến.