Mâm cỗ ngày Tết miền Trung có những gì?

Nếu Miền Bắc sở hữu một nền ẩm thực mang nét cầu kỳ và tinh tế, miền Nam sở hữu nền ẩm thực mộc mạc nhưng đa dạng thì miền Trung chính là cầu nối giao thoa giữa hai nền ẩm thực trên. Dù vậy, ẩm thực miền này vẫn có những nét đặc trưng của riêng mình. Vậy trong mâm cỗ Tết của người miền Trung có điểm gì đặc biệt, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

Bánh Tổ

Mâm cỗ ngày Tết miền Trung có những gì?

Bánh tổ (ảnh: internet)

Nhắc đến các loại bánh bắt buộc có trên mâm thờ tổ tiên của người miền Trung, ta không thể bỏ qua bánh tổ. Nguyên liệu để làm nên loại bánh này chỉ đơn giản gồm: nếp, đường, chút gừng tươi giã nhuyễn tạo mùi thơm, chút vừng (mè) trắng rải đều lên trên giúp gia tăng hương vị. Khối bánh có thể giữ được rất lâu, khoảng vài tháng. Khi ăn, bánh được cắt thành từng lát mỏng và đem chiên trên chảo nóng. Vị ngọt của đường hòa quyện với vị dẻo của nếp tạo quên một hương vị vô cùng mộc mạc và khó quên.

Bánh Tét

Mâm cỗ ngày Tết miền Trung có những gì?

Bánh tét miền Trung (ảnh: internet)

Không sai khi ví von bánh tét miền Trung là bánh chưng miền Bắc được gói theo hình khối. Bởi bánh tét miền Nam có sự phối hợp đa dang và linh hoạt giữa rất nhiều loại nguyên liệu, trong khi bánh tét của Trung Bộ chỉ bao gồm các nguyên liệu “nguyên thủy” nhất: nếp, đậu xanh, mỡ. Nhưng chính vì sự đơn giản đó mà người ăn có thể cảm nhận sâu sắc nhất hương vị từng loại nguyên liệu một.

Thịt ngâm mắm

Mâm cỗ ngày Tết miền Trung có những gì?

Thịt ngâm mắm (ảnh: internet)

Người Miền Trung dùng thịt heo hoặc thịt bò nấu chung với nước mắm đường theo một tỉ lệ nhất định. Thịt được ngâm nguyên miếng trong hỗn hợp vài ngày cho thấm gia vị, khi ăn thì thái thành từng lát mỏng dùng chung với bánh tét, cơm, dưa món hoặc cuốn chung với bánh tráng thì ngon hết sẩy. Món ăn này không chỉ rất ngon mà còn có thể bảo quản trong rất nhiều ngày.

Dưa món

Dưa món của miền Trung cũng có hương vị và công dụng tương tự như dưa chua ở miền Bắc và dưa kiệu ở miền Nam. Chỉ khác ở chỗ, người miền Trung chuộng vị mặn trong khi người miền Bắc chuộng vị chua và người miền Nam ưa ngọt. Nguyên liệu muối dưa rất đa dạng, bất cứ loại rau củ nào quen thuộc đều được bàn tay của người phụ nữ Trung Bộ đưa vào ngâm trong nước muối như cà rốt, củ kiệu, cải, giá đỗ, su hào,… Dưa món ăn kèm giúp giảm độ ngấy của các món ăn nhiều đạm và nhiều dầu mỡ khác trong ngày tết Nguyên Đán.

Mâm cỗ ngày Tết miền Trung có những gì?

Dưa món (ảnh: internet)

Bánh nổ

Bánh nổ là một món ăn chơi dân dã, được người miền Trung sử dụng hằng ngày không chỉ riêng dịp Tết. Bánh nổ được làm từ bỏng ngô được trộn chung với đường, gừng giã nhuyễn rồi nén chặt vào khuôn ghỗ. Khi ăn thì cắt bánh thành từng khối vuông vừa ăn. Bánh này dùng để làm quà cho trẻ nhỏ và mời khách dùng chung với trà. Bánh giòn rụm, thơm thơm, cắn một miếng thì tan nhanh trong miệng. Nếu đến thăm một gia đình miền Trung nào đó vào dịp Tết, ban chắc chắn sẽ được mời thưởng thức qua loại bánh thơm ngon này.

Mâm cỗ ngày Tết miền Trung có những gì?

Bánh nổ (ảnh: internet)

Thật thú vị khi biết về các món ngon đậm đà hương vị khó quên của từng miền, đúng không các bạn? Hãy tiếp tục đồng hành cùng bloganchoi để khám phá những thông tin hữu ích nhất cho cuộc sống nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *