Lẩu là một món ngon quen thuộc với chúng ta mỗi dịp đám tiệc. Tuy nhiên, để nấu được một nồi lẩu ngon đúng điệu, đó không phải việc dễ dàng. Nhưng nếu khéo léo một chút thì món ăn này cũng không quá khó để thực hiện. Trong tết Nguyên Đán năm nay, thay vì phải bỏ công đi ăn ở các quán lẩu, tại sao chúng ta không thử sức mình với nồi lẩu Thái chua cay tại nhà, vừa ngon, vừa sạch vừa rẻ lại cảm nhận được sự ấm áp của gia đình?
Bạn đang đọc: Cách nấu lẩu Thái chua cay tại nhà cực ngon
Nguyên liệu (cho 4 đến 6 người ăn)
- Cá điêu hồng (cá diêu hồng): 1kg (có thể thay thế cá diêu hồng bằng cá ba sa, cá rô phi, hoặc các loại cá khác)
- Tôm, mực (hoặc bạch tuột nhỏ) : mỗi thứ 300 gram
- Cá viên, bò viên : mỗi thứ 250 gram
- 1 chai gia vị nấu lẩu Thái mua gia vị lẩu Thái tại đây
- Me chua: 100 gram
- 2 quả ớt sừng
- Sả băm: 100g
- Khóm :1/4 quả
- Cà chua: 3 quả
- Hành tây : 2 củ
- Rau: 1 bắp cải thảo, 5 cọng bạc hà (dọc mùng), 1 bó rau muống, nấm rơm.
- Gia vị: muối, đường, bột ngọt,…
- 2 kg bún
Tìm hiểu thêm: Tổng hợp 35 đặc sản, món ngon tại Đà Nẵng bạn nhất định phải thử khi đến đây
Các bước nấu lẩu
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Cá điêu hồng: làm sạch, cắt khúc 3 đến 5 cm
- Mực: làm sạch, cắt khúc vừa ăn
- Tôm: rửa sạch
- Cá viên, bò viên: Lấy ra khỏi bì nilon, rửa sơ rồi để ráo nước.
- Cà chua, khóm, hành tây : rửa sạch, cắt lát vừa ăn
- Cải thảo, bạc hà, rau muống: cắt bỏ phần già và úa, rửa sạch, cắt khúc.
Bước 2: Nấu nước lẩu
Bắt một ít nước lên, nấu sôi và cho me vào, tán lấy nước chua bỏ hạt. Sau đó, cho 2 lít nước vào một chiếc nồi khác, nấu sôi lên, cho phần nước me khi nãy vào, vớt sạch bọt, sau đó cho nửa chai gia vị nấu lẩu, ớt và sả băm vào, tiếp tục nấu sôi lên, cuối cùng cho hành tây cắt lát và nêm nếm gia vị vừa miệng (Nếu muốn nước đậm đà hơn, bạn có thể thêm xương heo hay xương gà vào nước dùng).
Nước lẩu phải có vị chua của me, vị ngọt của hành tây, vị thơm của sả và đặc biệt là phải trong mới đạt yêu cầu.
Bước 3: Trình bày và thưởng thức
>>>>>Xem thêm: Trứng cút nướng chén phô mai: Sài Gòn ơi! Thử ngay kẻo nguội
Phần nước lẩu chúng ta nấu vừa xong khi nãy có thể chia ra dùng 2 lần. Lấy một nửa nước lẩu cho vào nồi lẩu điện (có thể dùng bếp gas, bếp điện, bếp từ,… làm sao để giữ độ nóng của nước là được), đợi nước sôi cho cá, mực, bò viên, cá viên, tôm cà chua và khóm vào, nước sôi lại lần thứ hai ta cho rau vào là có thể thưởng thức. Lẩu Thái chua cay có thể ăn chung với bún hoặc mỳ, tùy theo sở thích của mỗi người.
Chúc các bạn nấu lẩu thành công để chiêu đãi cả nhà dịp tết này nhé!