Chùa Một Cột – công trình đẹp, độc đáo bậc nhất khu vực châu Á sở hữu một sức hút mãnh liệt đối với cả du khách trong vào ngoài nước. Với kiến trúc ấn tượng lạ mắt, vẻ đẹp nhuốm màu thời gian cổ kính, thiêng liêng, hình ảnh chùa Một Cột bao đời đã đi vào thơ ca nhạc họa, thậm chí từng được in trên tiền Việt Nam. Hãy cùng Blogamthuc365.edu.vn khám phá nhé!
Top 20 resort Hà Nội đẹp sang trọng gần trung tâm thành phố
Top 20 villa Hà Nội chuẩn 3-4-5 sao tầm nhìn đẹp
Top 20 khách sạn Hà Nội giá cả phù hợp tại trung tâm thành phố
Top 20 homestay Hà Nội đẹp bắt mắt gần trung tâm thành phố
1. Giới thiệu về chùa Một Cột
1.1. Đôi nét về chùa Một Cột
Trải qua nhiều năm tồn tại và gắn bó, chùa Một Cột được người ta nhắc đến với nhiều tên gọi thân thương như Chùa Mật hay Diên Hựu Tự nhưng cái tên chùa Một Cột thì vẫn nổi tiếng hơn cả.
Như đã giới thiệu thì đây là ngôi chùa có kiến trúc nghệ thuật vô cùng độc đáo, thú vị. Chùa Một Cột trứ danh luôn đứng những vị trí đầu trong top 25 ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất Hà Thành sở hữu giá trị lịch sử – kiến trúc khổng lồ, ấn tượng.
Với vẻ đẹp và giá trị to lớn, nơi đây không chỉ là một điểm đến tâm linh nhất định phải tới khi ghé qua Hà Nội mà hình ảnh chùa Một Cột còn là biểu tượng văn hóa, tôn giáo của cả thủ đô nói riêng và cả nước nói chung, mang kiến trúc nước nhà sánh ngang với châu lục.
Hình ảnh chùa Một Cột đẹp bình dị mà cổ kính, thiêng liêng cứ thế đi vào cuộc sống của người dân Hà Thành, thu vào lòng nét đẹp của Hà Nội, là nhân chứng sống động chứng kiến một quãng đường dài lịch sử Việt Nam và trở thành nét đẹp văn hóa, món ăn tinh thần không thể thiếu của dân tộc. Hình ảnh chùa Một Cột luôn khắc ghi và đẹp đẽ trong lòng bất cứ người dân nào.
Năm 2012, công trình ấy tự hào được vinh danh với danh hiệu là ngôi chùa sở hữu nét độc đáo nhất về kiến trúc trong khu vực châu lục. Đây là minh chứng rõ ràng nhất cho vẻ đẹp của chùa cũng như công sức gìn giữ, bảo tồn, tái tạo của chính quyền và người dân.
Mỗi năm chùa Một Cột vẫn thu hút hàng trăm nghìn, thậm chí lên tới hàng triệu du khách cả trong và ngoài nước tới thăm. Với độ hot chưa bao giờ hạ nhiệt, câu hỏi chùa Một Cột được xây dựng dưới thời nào được rất nhiều du khách quan tâm và thắc mắc.
1.2. Lịch sử hình thành chùa Một Cột
Chùa khởi công xây dựng dưới thời Lý Thái Tông những năm 1049, khi mà đạo Phật đang trên đà phát triển rực rỡ. Đến thời vua Lý Nhân Tông, chùa được cải tạo lại và hồ Linh Chiểu được thêm vào quần thể này. Cũng dưới đời ông, chùa được trang trí thêm đóa sen dát vàng vào trên đỉnh cột, trong đó có tượng mẹ Quan Âm mạ vàng khiến công trình đã đẹp càng thêm muôn phần đặc sắc.
Đi qua bao năm tháng, trải qua nhiều triều đại từ Lý, Trần, Hậu Lê đến thời Nguyễn, chùa Một Cột được trùng tu, tái tạo nhiều lần nhưng vẫn giữ nguyên vẻ đẹp và giá trị. Cho đến năm 1954, thực dân Pháp đã cay cú đặt thuốc nổ phá chùa trước khi thua trận và rút khỏi thủ đô.
Đến năm 1955, Bộ Văn hóa nỗ lực tái dựng lại theo thiết kế của Nguyễn Bá Lăng – một vị kiến trúc sư nổi tiếng. Do hư hỏng quá nặng nên không thể tái tạo lại hoàn toàn và quy mô thì chỉ gói gọn lại trong một ngôi chùa nhỏ.
Tuy nhiên thì điều này không làm mất đi giá trị sâu sắc và nét đẹp của chùa Một Cột mà còn nhân lên cho chùa vẻ đẹp của lịch sử và sự kiện, càng khiến địa điểm này trở nên nổi tiếng và thu hút khách du lịch ghé thăm.
Khám phá đến đây thì chúng ta có thể biết được chùa Một Cột được xây dựng dưới thời nào rồi đúng không nào? Blogamthuc365.edu.vn xin nhấn mạnh lại là chùa Một Cột được xây dựng dưới triều đại nhà Lý nha.
1.3. Sự tích đằng sau lịch sử hình thành và ý nghĩa của chùa Một Cột
Theo như ghi chép lại, ý tưởng khởi công xây dựng chùa bắt nguồn từ một đêm mơ của vua Lý Thái Tông. Chuyện kể rằng vào một đêm, khi đang say giấc, nhà vua nằm mộng thấy Phật bà Quan Thế Âm Bồ Tát ban tặng cho mình một tòa sẽ tỏa ra thứ ánh sáng diệu kỳ.
Sau giấc mộng đó, người thuật lại cho các quan trong triều rồi cùng cùng với Thuyền Lã – một thiền tăng giỏi hướng dẫn xây dựng ngôi chùa này với ý nghĩa tưởng nhớ đức của Phật bà Quan Âm, sau là chùa Một Cột ngày nay. Nhà vua đặc biệt coi trọng công trình này và nơi đây được chọn để lễ tế vào ngày rằm, mồng một hàng tháng, cầu cho quốc thái dân an.
Cứ thế cho đến nay, chùa Một Cột với ý nghĩa tôn giáo sâu sắc đã tồn tại gần 1000 năm, xứng đáng là ứng cử viên hàng đầu tượng trưng cho thủ đô nghìn năm văn hiến, trở thành hình ảnh quảng bá du lịch thủ đô độc đáo được nhiều khách du lịch hưởng ứng đón nhận.
2. Địa chỉ cụ thể và hướng dẫn di chuyển chi tiết đến chùa Một Cột
Bên cạnh chùa Một Cột được xây dựng dưới thời nào thì chùa Một Cột ở đâu cũng là câu hỏi đặt ra nhiều nhất.
2.1. Địa chỉ cụ thể
Chùa Một Cột tọa lạc tại phố Chùa Một Cột, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
Đây là vị trí trung tâm của thủ đô nên tất nhiên di chuyển cũng rất thuận tiện, đường sá được đầu tư hiện đại, tân tiến. Các dịch vụ vui chơi, thư giãn, giải trí hay chăm sóc sắc đẹp rất sôi động và đa dạng.
Một số địa điểm trứ danh xung quanh chùa Một Cột không thể bỏ lỡ có thể kể đến như: Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh cách đó 200m; Hoàng thành Thăng Long và Văn miếu Quốc Tử Giám cách đó 1.8km và hồ Hoàn Kiếm cách 3km,… cùng nhiều địa điểm khác.
Vậy nếu có ai hỏi chùa Một Cột ở đâu, chúng ta sẽ có câu trả lời rồi chứ?
2.2. Hướng dẫn di chuyển chi tiết chùa Một Cột
Có rất nhiều cách để di chuyển đến chùa Một Cột. Du khách trong nước, ở gần có thể sử dụng phương tiện cá nhân hoặc di chuyển bằng phương tiện công cộng đến Hà Nội rồi đến chùa Một Cột.
Đối với du khách nước ngoài hoặc khách du lịch ở xa, có thể di chuyển về phía sân bay Bạch Mai. Đi vào đường Trường Chinh, vào phường Xã Đàn, rẽ vào P. Hàng Cháo, vào P. Trần Phú, rẽ phải vào P. Ông Ích Khiêm, rẽ trái vào P. Chùa Một Cột. Rẽ phải một lần nữa ta sẽ thấy chùa Một Cột.
3. Giờ mở cửa và giá vé vào Chùa Một Cột
3.1. Giờ mở cửa
Chùa mở cửa cho du khách tham quan từ 7:00 đến 18:00 mỗi ngày. Khoảng thời gian 1 đến 3 tiếng đồng hồ là thời lượng trung bình của một du khách đến khám phá chùa Một Cột, quý khách có thể lưu ý tham khảo để sắp xếp lịch trình cho mình.
3.2. Giá vé vào chùa Một Cột
Vé vào chùa Một Cột hiện nay là hoàn toàn miễn phí nếu bạn là công dân Việt Nam. Để có kinh phí duy trì và phát triển cũng như quảng bá hình ảnh chùa Một Cột thì giá vé 25.000 VNĐ/ người là hoàn toàn phù hợp và tương đối rẻ đốt với các du khách nước ngoài đến đây tham quan.
Ngoài vé vào cửa, nhằm đem lại chuyến tham quan chùa Một Cột trọn vẹn nhất, nơi đây còn cung cấp một số dịch vụ nổi bật khác như: đồ ăn nhẹ, dừng dân du lịch, các dịch vụ về sắp lễ dâng hương, bày bán đồ lưu niệm Việt Nam – Hà Nội, đồ lưu niệm về tâm linh Phật giáo nói chung và các món đồ đặc trưng cho chùa Một Cột nói riêng.
4. Khám phá vẻ đẹp chùa Một Cột
4.1. Không gian, kiến trúc
Người ta mê mẩn chùa Một Cột trước hết ở vẻ đẹp không gian và kiến trúc đậm chất dân tộc và phương Đông nơi đây. Công trình này sở hữu một lối kiến trúc vô cùng độc lạ. Bức tranh kiến trúc của chùa là hệ thống những thanh gỗ hợp lại với nhau mở ra một không gian lập phương nhỏ xinh xắn.
Không gian ấy được dựng trên một trụ đá lớn, đẹp tựa đài sen tỏa hương giữa lòng hồ Linh Chiểu đúng như giấc mơ của vua Lý Thái Tông. Bông sen ấy thuần khiết, thanh tao, tỏa ra ánh hào quang, mang sức sống tâm linh mãnh liệt vươn thẳng lên khỏi mặt nước mà không có thế lực xấu xa nào có thể ngăn cản.
Có lẽ bởi vậy mà danh xưng Liên Hoa Đài cũng gắn liền với hình ảnh chùa Một Cột hàng ngàn năm nay. Bao quanh không gian phẳng lặng, thơ mộng ấy là những viên gạch sành tráng men tạo nên thành hồ mang đậm lối kiến trúc cổ xưa.
Nhìn nhận lại, chùa Một Cột là một tuyệt tác thời đại với sự kết hợp sáng tạo của không gian kiến trúc nhịp điệu cao thấp, mang đậm chất cổ xưa, dân dã; sự tinh tế và hài hòa giữa nghệ thuật điêu khắc đá, hội họa, chạm và vẽ hành lang, mặt nước cùng kiến trúc độc lạ.
Chùa Một Cột xứng đáng là ngôi chùa biểu tượng cho thời đại, cho văn hóa, nghệ thuật của dân tộc. Thêm vào đó, kiến trúc của chùa lại gắn liền với giấc mơ kỳ bí, tâm linh có thực. Vậy nên, bằng cách này hay cách khác, hình ảnh chùa Một Cột vẫn luôn quyến rũ du khách theo cách riêng ở mọi khía cạnh về kiến trúc.
4.2. Bố cục, thiết kế chung
Chưa dừng lại ở không gian, kiến trúc, điều khiến cho du khách phải trầm trồ thán phục còn đang chờ đợi ở bố cục và thiết kế của chùa Một Cột.
Từ không gian và kiến trúc của chùa ta cũng phần nào mường tượng ra được bố cục nơi đây. Hình ảnh chùa Một Cột mở ra trước mắt với cấu trúc gồm 3 phần chính: Cột trụ, đài Liên Hoa và phần mái.
Cột đá được cấu thành bởi 2 cột đá hình trụ đường kính 1.2m2 nhỏ hơn đặt chồng lên nhau với chiều cao khá ấn tượng (chưa kể dưới mặt nước) đã tới 4m. Bên cạnh đó phía trên các cột trụ đó còn là các dầm gỗ đối xứng. Tất cả tạo nên một thế chân trụ vững chắc cho tòa Liên Hoa đài phía trên.
Mái chùa lợp bằng ngói vảy đỏ au với kiến trúc bốn góc đầu đao cong vút. “ Lưỡng long chầu nguyệt”, mặt nguyệt bốc lửa mang ý nghĩa hòa hợp vũ trụ, sinh sôi nảy nở, âm dương song hành trấn giữ linh thiêng cho chùa nổi bật trên mái.
Hình ảnh này vừa đặc trưng vừa được chạm khắc tinh xảo càng làm cho thiết kế mái chùa Một Cột thêm muôn phần thu hút, mang giá trị dân tộc và đậm chất phương Đông cổ xưa.
5. Khám phá những khu vực nổi tiếng trong khuôn viên chùa Một Cột
Chùa Một Cột ẩn chứa hàm ý tâm linh sâu sắc và nổi bật ở mọi chi tiết. Khi tham quan nơi đây, khách du lịch nên đặc biệt chú ý vào một số khu vực nổi tiếng để cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp cũng như tìm hiểu kỹ lưỡng được công trình đặc sắc này.
5.1. Cây bồ đề gần 70 năm tuổi
Nếu ai có tìm hiểu và có kiến thức về Phật giáo thì chắc chắn đã biết cây bồ đề. Loại cây này mang một ý nghĩa biểu tượng và tâm linh và nhân sinh sâu sắc. Và dĩ nhiên là một công trình Phật giáo nổi tiếng, chùa Một Cột cũng sở hữu cho mình cây bồ đề đẹp nổi tiếng.
Thực chất cây Bồ Đề này là một món quà lãnh đạo Ấn Độ – tổng thống của đất nước khởi nguồn Phật giáo trồng tặng cho nước ta nào năm 1958. Tính đến nay, cây đã có tuổi đời và gắn bó với chùa Một Cột gần 70 năm tuổi. Cây có những tán lá to, dài, tán cao và rì rào trong gió góp phần làm cho chùa thêm uy nghiêm và linh thiêng, góp phần kết nối tâm linh Phật giáo Ấn Độ – Việt Nam.
5.2. Cổng Tam Quan chùa Một Cột
Muốn tới được chùa Một Cột, trước hết quý khách sẽ phải bước qua chiếc cổng này. Cổng Tam Quan có thiết kế độc đáo vừa lạ mà vừa quen. Mới đầu thấy cổng, người ta sẽ liên tưởng đến những công trình theo lối kiến trúc các đình, chùa truyền thống dân tộc và đậm nét phương Đông. Nhưng ngắm kĩ, ta sẽ cảm nhận được nét đặc sắc tiềm ẩn trong đó.
Cổng làm bằng gạch được thiết kế gồm hai tầng, 3 lối đi trong đó lối chính có diện tích lớn nhất. Cổng được sơn màu vàng uy nghiêm, cổ kính. Phía trước đặt hai tượng sư tử trắng với ý nghĩa canh gác chùa, phía trên là tấm hoành phi đề 3 chữ bay bổng “Diên Hựu tự” ấn tượng.
Cổng Tam Quan nói chung là nét văn hóa đặc trưng cho những ngôi chùa ở Việt Nam. Nắm bắt được điều đó, chính quyền đã mở rộng và thiết kế công trình này trong một vài năm gần đây vừa để phục vụ nhu cầu tâm linh thăm viếng, thờ cúng của khách du lịch vào mỗi dịp lễ, Tết; vừa tăng thêm giá trị và sự linh thiêng cho chùa Một Cột.
5.3. Bậc thang lên chính điện chùa Một Cột
Bước qua cổng Tam Quan, muốn tham quan chùa Một Cột, muốn lên chính điện làm lễ, cúng bái phải bước qua 13 bậc thang. Những bậc thang trải qua hàng nghìn năm từ thời vua Lý còn được giữ lại mặc dù nhuốm màu thời gian thăng trầm và vết tích lịch sử nhưng vẫn vẹn nguyên nét cổ kính của nền văn hóa kiến trúc, tâm Linh Phật giáo phát triển rực rỡ.
Mỗi bậc thang có chiều rộng khoảng 1.4m. Hai bên đường được gắn những bia đá giới thiệu về lịch sử của chùa tạo nên điểm nhấn, nét cổ kính, trang nghiêm cho nơi đây.
5.4. Liên Hoa đài cùng bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát
Trải qua 13 bậc thang chính điện, hiện ra trước mắt là Liên Hoa Đài. Như đã giới thiệu ở trên, tất cả những chiếc dầm gỗ và trụ đá vững chắc là để thành giá đỡ cho tòa sen này. Nếu chùa Một Cột giờ đây là một quần thể với nhiều công trình kiến trúc nhỏ đặt trong khuôn viên thì Liên Hoa đài chính là biểu tượng cho chùa và đặc trưng cho tất cả quần thể đó.
Liên Hoa đài được tạo nên bằng loại gỗ lim quý giá, không gian hình lập phương với cạnh dài 3m cùng lớp chắn song lớn bao bọc chung quanh. Nằm trong không gian thoáng mát, thơm mùi gỗ lim ấy là án thờ Tượng Phật mẹ Quan Thế Âm Bồ tát cứu khổ cứu nạn nghìn mắt nghìn tay được dát vàng và bài trí tôn nghiêm, trang trọng.
Tượng được đặt chính giữa Đài Liên Hoa khiến không gian càng thêm phần cố kính, linh thiêng. Khách du lịch đến đây vừa để chiêm ngưỡng tượng Phật độc đáo, vừa quỳ cúi lạy Mẹ cứu khổ cứu nạn cho gia đình và người thân của mình.
Hai bên là đôi lục bình gốm sứ lớn, cắm những bông hoa sen thơm ngát. Rồi thì lư hương bằng đồng, bộ ấm chén thờ, bàn thờ được sơn son thiếp vàng,… đều được bố trí và sắp xếp hợp lý theo đúng nghi thức Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng của dân tộc Việt Nam.
6. Một vài lưu ý khi tham quan chùa Một Cột
Hình ảnh chùa Một Cột luôn có một sức cuốn hút rất riêng. Mỗi mùa, mỗi giờ nơi đây lại khoác trên mình vẻ đẹp khác nhau. Bởi vậy, khách du lịch có thể ghé qua đây bất cứ lúc nào.
Tuy nhiên, Blogamthuc365.edu.vn khuyên bạn nên thăm chùa vào những ngày rằm, mồng một, hay những ngày lễ Phật để có thể vào chùa cúng bái, cầu an, cầu phúc cũng như trải nghiệm trọn vẹn vẻ đẹp tâm linh của chùa.
Thêm vào đó, nếu là người yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp thì không thể bỏ lỡ địa điểm chùa Một Cột vào những ngày mùa hè. Khi mà tiếng ve râm ran và nắng cũng bắt đầu rực rỡ là lúc những bông hoa sen vào mùa, hé nở và tỏa hương thơm ngát.
Từng bông hoa sen đưa mình trong nước, nổi bật thành tao khiến cho không gian chùa Một Cột trở nên hữu tình đến lạ. Không những là quốc hoa mà còn là biểu tượng thiêng liêng của Phật pháp rất đáng để chiêm ngưỡng.
Thời lượng tham quan chùa rơi vào khoảng 1-3 tiếng đồng hồ. Vậy nên, trong chuyến thăm quan của mình, khách du lịch nên sắp xếp để ghé thăm thêm nhiều địa điểm nổi tiếng xung quanh.
Quần thể khu di tích Lịch sử Ba Đình bao gồm: Ao cá Bác Hồ, Nhà sàn nơi Bác ở, Phủ chủ tịch, Lăng Bác, Quảng trường Ba Đình hay Bảo tàng Hồ Chí Minh. Tiếp theo, là mở rộng lịch trình đến những nơi tham quan xa hơn với Hoàng thành Thăng Long, Cột cờ Hà Nội, Văn miếu Quốc Tử Giám,…
Tuy không mất vé vào cửa nhưng trong chùa Một Cột còn rất nhiều dịch vụ khác nên quý khách nhớ mang theo tiền phòng thân và chút tiền lẻ để phát tâm từ thiện.
Tham quan Chùa Một Cột nói riêng và những ngôi chùa nói chung, quý khách cũng chú ý đến trang phục phù hợp. Vào chùa chú ý cử chỉ của mình như: không nói to, chỉ trỏ, dùng lời không hay hoặc gây tổn hại đến chùa.
7. Một vài bình luận, đánh giá của du khách khi tới thăm chùa Một Cột
Một du khách có nickname là Khoa t116 nhận xét về chùa Một Cột như sau: “Rất đông du khách đến tham quan và cúng bái. Chùa Một Cột nằm trong khu vực các di tích xung quanh Lăng Bác nên dễ dàng di chuyển để tham quan. Nên mang theo dù vì khá rộng.”
Một du khách khác có tên là Duyenthuy cũng chia sẻ cảm nhận của mình về chùa Một Cột :“Một điểm đến trong cụm điểm du lịch về lịch sử tại hà nội cùng với lăng bác và bảo tàng hồ chí minh, bạn nên đến vì kiến trúc của chùa một cột này khá hay và đẹp mắt”.
Lam 262 cũng viết đôi dòng chia sẻ về chùa Một Cột: “Chùa nằm trong khuôn viên phía sau Lăng Bác. Chùa đã quá nổi tiếng với mỗi chúng ta qua sách, báo, tivi,…. nên phải đến để ngắm phiên bản thật chứ không phải là hình ảnh qua tivi nữa.”
8. Khách sạn xung quanh chùa Một Cột
8.1. Pullman Hanoi Hotel
Địa chỉ: 40 Cát Linh, 61 P. Giảng Võ, Hà Nội
Chỉ cách chùa Một Cột 880m, Pullman là khách sạn xếp hạng 5 sao mang phong cách hiện đại, thời thượng, bày trí hoa văn giản đơn mà tinh tế. Hệ thống phòng đa dạng với 242 phòng nghỉ, tông màu trung tính bao trùm lên khách sạn một vẻ đẹp sang trọng chắc chắn sẽ là nơi nghỉ ngơi lý tưởng cho những ai ghé thăm chùa Một Cột.
Liện hệ ngay với hotline: 0943 333 333 – 025 7777 7777 để đặt phòng cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn.
8.2. Dolce By Wyndham Hanoi Golden Lake
Địa chỉ: B7 P. Giảng Võ, Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.
Nếu ai đã từng ghé qua khu vực Giảng Võ, Ba Đình thì chắc hẳn đều đã biết đến Dolce By Wyndham. Bởi lẽ đây là khách sạn dát vàng đẹp nổi tiếng bậc nhất Hà Thành. Không chỉ vẻ bề ngoài sang trọng, kiêu sa, phòng nghỉ nơi đây cũng tiện nghi không kém. Chỉ với 1.5km cho khoảng cách từ khách sạn đến chùa Một Cột, khách sạn đã chiếm trọn cảm tình du khách từ những điều nhỏ nhặt nhất.
Quý khách vui lòng gọi đến đường dây nóng: 0943 333 333 – 025 7777 7777 để được tư vấn đặt phòng ngay thôi nào.
9.3. Khách sạn Movenpick Hà Nội
Địa chỉ: 83A P. Lý Thường Kiệt, Cửa Nam, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Cách chùa Một Cột 1.6km, khoác trên mình thiết kế theo lối kiến trúc Pháp lãng mạn và sang trọng, Movenpick quyến rũ khách du lịch ngay từ phút giây đầu tiên. Hệ thống phòng nghỉ thanh lịch và cao cấp mang danh hiệu dành riêng cho thương gia sẽ chinh phục được bất cứ du khách nào dù khó tính nhất.
Còn chần chờ gì mà không gọi ngay cho số hotline: 0943 333 333 – 025 7777 7777 để book phòng với mức giá ưu đãi nhất.
10. Một số địa điểm nổi tiếng xung quanh chùa Một Cột
10.1. Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh
Chỉ với 2 phút đi bộ từ chùa Một Cột, ta có thể về với lăng Bác. Đây là nơi an nghỉ cuối cùng của Bác Hồ. Nếu có dịp ghé qua chùa Một Cột, du khách nhất định nên ghé qua lăng Bác để tìm về với vị lãnh tụ vĩ đại Việt Nam cũng như chiêm ngưỡng khung cảnh oai linh tại đây.
10.2. Văn miếu Quốc Tử Giám
Ghé thăm Văn miếu – Quốc Tử Giám quý khách sẽ có dịp khám phá ngôi trường đại học đầu tiên của mảnh đất hình chữ S, văn miếu nơi thờ người thầy của hàng nghìn học trò, cha đẻ của Nho giáo – Khổng Tử cùng 82 bia thờ các vị tiến sĩ cùng nhiều nét đẹp kiến trúc, văn hóa đặc sắc khác.
10.3. Khu phố cổ Hà Nội
Khu phố cổ với tuổi đời hơn 1000 năm từ lâu vẫn nổi tiếng và thu hút với vẻ đẹp cổ kính, thơ mộng. Nơi đây là cái nôi lưu trữ vẻ đẹp văn hóa Tràng An xưa. Đây cũng là nơi buôn bán sầm uất, nhộn nhịp bậc nhất thành phố với danh xưng Hà Nội 36 phố phường.
Ghé qua chợ để thả hồn vào nét xưa, để cảm nhận được trọn vẹn nhất vẻ đẹp Hà Thành, để thưởng thức những đặc sản thủ đô và mang về những món quà lưu niệm cho người thân, bạn bè quý khách nhé.
Như vậy, Blogamthuc365.edu.vn vừa đưa quý khách khám phá một vòng chùa Một Cột. Còn chần chờ gì mà không hiện thực hóa chuyến tham quan này để cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất Việt Nam này thôi nào.
Kinh nghiệm du lịch Cô Tô tự túc từ A-Z
Kinh nghiệm du lịch Hạ Long chi tiết mới nhất