Chùa Ba Vàng – Ngôi chùa linh thiêng và độc đáo bậc nhất Bắc Bộ

Chùa Ba Vàng không chỉ là nơi thu hút hàng nghìn tăng ni phật tử đến sinh hoạt cúng bái mỗi năm mà còn là địa điểm mà các du khách mong muốn được một lần đến thăm tại thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Hãy cùng Blogamthuc365.edu.vn khám phá ngôi chùa độc đáo tại tỉnh Quảng Ninh này nhé!

Top 20 resort Hạ Long đẹp sang trọng gần trung tâm thành phố

Top 20 villa Hạ Long chuẩn 3-4-5 sao tầm nhìn đẹp

Top 12 khách sạn Hạ Long giá rẻ gần biển “gây thương nhớ”

Top 10 homestay Hạ Long đẹp bắt mắt gần trung tâm thành phố

1.  Một vài nét về Chùa Ba Vàng

1.1. Chùa Ba Vàng ở đâu

Chùa Ba Vàng hay còn được biết đến với cái tên khác đó là Bảo Quang Tự, trụ trì Chùa là Đại Đức Thích Trúc Thái Minh. Quần thể Chùa nằm trên lưng chừng của núi Thành Đẳng, một ngọn núi linh thiêng và hùng vĩ tại tỉnh Quảng Ninh.

Chùa Ba Vàng – Ngôi chùa linh thiêng và độc đáo bậc nhất Bắc Bộ

Chùa tọa lạc trên khu vực có độ cao cao 340m so với mực nước biển, với quy mô quỹ đất lên đến 1000m2. Bao quanh chùa là cảnh núi non hùng vĩ, phía trước chùa là sông Bạch Đằng, phía sau là lưng núi và hai bên là rừng thông xanh ngát của núi Thanh Long và Bạch Hổ.

Chùa Ba Vàng Quảng Ninh là trung tâm Phật giáo lớn nhất nhì khu vực miền Bắc, với hàng nghìn Phật tử tề tựu về đây để học tập và sinh hoạt. Du khách đến với Chùa khi họ cần rũ bỏ muộn phiền của cuộc sống, tìm về chốn thanh tịnh, thiêng liêng đất Phật chốn trần gian, mang tâm hồn đi kết nối với thiên nhiên, để cảm nhận thêm về ý nghĩa của cuộc sống. 

1.2. Lịch sử hình thành Chùa Ba Vàng

Nếu nói về lịch sử hình thành chính xác của Chùa Ba Vàng Quảng Ninh có lẽ ít ai biết được, nhưng dựa vào những họa tiết, hoa văn trên trên những viên gạch, ngói người dân đã tìm được vào những năm 80, có thể kết luận ngôi chùa đã xuất hiện vào thế kỷ thứ XIII, khi vui Trần Nhân Tông về Yên Tử và lập ra dòng Thiền Trúc Lâm.

Chùa Ba Vàng – Ngôi chùa linh thiêng và độc đáo bậc nhất Bắc Bộ

Năm 1706 là mốc thời gian đánh dấu khi chùa được trùng tu lần đầu tiên, cũng đánh dấu sự trở lại của dòng Thiền Trúc Lâm sau 3 thế kỷ gián đoạn. Trụ trì Chùa lúc bấy giờ là Ngài Thiền Sư Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác đã vận động người dân thập phương cùng nhau phục dựng ngôi chùa. 

Tuy nhiên, trải qua thăng trầm của thời gian, ngôi chùa đã bị phá hủy bởi chiến tranh và thiên tai, chỉ còn là đống đất đá đổ vỡ. Vào năm 1988, Chùa Ba Vàng được trùng tu lại bằng gỗ theo như nguyện vọng của người dân.

Đến năm 1993 ngôi chùa rơi vào tình trạng xuống cấp trầm trọng, Ban tôn tạo của thành phố Uông Bí đã tiến hành tu sửa ngôi chùa bằng đất, đá, xi măng, với tổng diện tích ngôi chùa là 95m2 gồm một gia tự điện, ba gian thiền đường, cửa vòm, nhà ở,… 

Chùa Ba Vàng – Ngôi chùa linh thiêng và độc đáo bậc nhất Bắc Bộ

Năm 2007 được sự chấp thuận của trụ trì Thiền Viện Trúc Lâm Hòa thượng Thích Thanh Từ và chính quyền địa phương, sự ủng hộ của nhân dân và phật tử tại tỉnh Quảng Ninh, cùng sự chấp thuận của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh về làm trụ trì Chùa Ba Vàng. Đây được xem là cột mốc quan trọng trong quá trình lột xác của ngôi chùa, một diện mạo mới nguy nga, tráng lệ hơn rất nhiều.  

2.  Địa chỉ và hướng dẫn di chuyển tới Chùa Ba Vàng

2.1.  Địa chỉ chùa Ba Vàng

Chùa Ba Vàng nằm trên lưng chừng núi Thành Đẳng, một ngọn núi thuộc phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thành phố khoảng 400m về phía Tây. Đứng tại đây, ngôi chùa sẽ hướng mắt các du khách ra biển Đồ Sơn, nhìn từ trên cao ngôi chùa như một quần thể sinh thái đa dạng hội tụ đủ các yếu tố tự nhiên đất, nước, đá làm cho Chùa trở nên vô cùng kỳ bí.  

2.2.  Đường Chùa Ba Vàng đi như thế nào?

Nếu bạn đang muốn có một chuyến đi tự túc đến Chùa Ba Vàng Quảng Ninh bạn có thể lựa chọn một trong hai cách mà Blogamthuc365.edu.vn giới thiệu ngay sau đây:

  • Phương tiện công cộng: Nếu bạn xuất phát từ Hà Nội để đi Ninh Bình, tất cả bến xe tại Hà Nội như bến Yên Nghĩa, bến Lương Yên, bến Mỹ Đình, bến Nước Ngầm,… đều có tuyến xe chạy từ Hà Nội – Uông Bí, giá vé sẽ rơi vào khoảng 100.000vnđ/lượt. Sau khi tới thành phố Uông Bí, bạn có thể chọn xe ôm hoặc taxi để di chuyển đến Chùa, mức giá sẽ dao động khoảng 50.000vnđ/lượt.
  • Phương tiện cá nhân: Di chuyển đến Chùa bằng phương tiện cá nhân như xe máy là một lựa chọn vô cùng thú vị dành cho du khách thích đi  “phượt”. Cung đường từ Hà Nội – Uông Bí cũng khá dễ đi, bạn có thể di chuyển theo tuyến đường từ cầu Chương Dương – qua Bắc Ninh – vào Quốc Lộ 18 là đến được thành phố Uông Bí. Từ đây, từ trung tâm thành phố đến Chùa Ba Vàng khoảng 400m, nên bạn có thể dễ dàng tra google map hoặc hỏi người dân địa phương để di chuyển đến đây. 

3. Nét đặc sắc trong kiến trúc của Chùa Ba Vàng

3.1. Vẻ đẹp hút hồn của Chùa Ba Vàng

Chùa Ba Vàng có những nét đặc trưng của các ngôi chùa Bắc Bộ, mang đậm phong cách phương Đông, pha chút hiện đại độc đáo. Thiết kế gồm những kiến trúc nổi bật như: 3 gian chái đường, 1 gian hậu cung có các ban thờ Phật, thờ Mẫu, thờ Đức Ông, lầu chuông, cổng tam quan cùng một số công trình khác thiền đường, thư viện, khu giảng đạo, lầu trống,… 

Chùa Ba Vàng – Ngôi chùa linh thiêng và độc đáo bậc nhất Bắc Bộ

Ba cổng có kiến trúc độc đáo với cổng chào, cổng tam quan trung và cổng tam quan nội. Mái cổng chùa được lợp ngói đỏ, theo kiến trúc 3 tầng và được trang trí bằng tứ linh Long – Ly – Quy – Phượng. Trong đó cổng tam quan nội thể thể rõ nét đặc trưng của kiến trúc Phật giáo với hai câu đối nổi hai bên bằng chữ Hán

Thành Đẳng Sơn thắng cảnh vạn đại lưu danh

Bảo Quang Tự thiền môn thiên thu hương hỏa”

Phía trước tam quan nội là hồ nước hình bán nguyệt, có biểu tượng Chùa Một Cột ở giữa hồ, mang tinh thần đề cao bản sắc văn hóa dân tộc. 

Chùa Ba Vàng – Ngôi chùa linh thiêng và độc đáo bậc nhất Bắc Bộ

Tòa Đại Hùng Bảo Điện là tòa chính điện rộng nhất, với diện tích lên đến 4500m2, tòa xây dựng với quy mô 2 tầng lộng lẫy và trang hoàng. Toàn bộ cột, kèo, mái, xà, vỉa đều được làm bằng bê tông cốt thép.

Nhưng sơn vân gỗ lại mang những nét kiến trúc thời xưa, phía trên cột kèo còn được điêu khắc tỉ mỉ, mỗi một đầu mái đao đều được đắp nổi tứ linh Long – Ly – Quy – Phượng. Đặc biệt là những bức tranh trên tường, là những bức tranh kể về toàn bộ cuộc đời của đức Phật Thích Ca Mâu Ni tạo thành.

Chùa Ba Vàng – Ngôi chùa linh thiêng và độc đáo bậc nhất Bắc Bộ

Bên trong tòa chính điện của Chùa Ba Vàng là ban thờ Phật, nét đẹp bản sắc văn hóa Việt Nam được thổi toàn bộ vào bộ ngai chén bằng đồng, chân nến thờ rồng nổi, mâm thờ cúng, đôi Hạc thờ đồng khảm tam khí,… Tất cả đều được đúc bằng đồng với họa tiết cầu kỳ, sắc sảo. Nổi bật trước ban thờ Phật là lư hương đồng nổi bật, bài trí trịnh trọng và cẩn thận. 

Tòa Đại Hùng Bảo Điện của Chùa còn được ví như một cái ngai vàng nguy nga với thế “tọa sơn, đạp thủy”. Nhờ vậy nét độc đáo này mà Chùa đã được công nhận là ngôi chùa trên núi có tòa chính điện lớn nhất Đông Dương.  

Chùa Ba Vàng – Ngôi chùa linh thiêng và độc đáo bậc nhất Bắc Bộ

Xung quanh tòa chính điện còn có nhiều công trình độc đáo. Có thể kể đến các công trình tiêu biểu như 02 gian La Hán đường là vị trí an tọa của 18 vị La Hán được đúc hoàn toàn bằng đá nguyên khối.

Được trang trí xung quanh là các hoành phi câu đối sơn son thiếp vàng, các bức tranh đá chạm khắc chứa đựng dấu ấn văn hóa của thời nhà Trần, điều này minh chứng sự kế thừa và tiếp nối, tự hào văn hóa truyền thống dân tộc của Chùa Ba Vàng, khiến cho ngôi chùa trở nên trang hoàng, linh thiêng.  

Trong khuôn viên Chùa còn có khu giảng đạo, thư viện, lầu trống, trai phòng, nhà bảo tàng 2 tầng, gác chuông 8 mái, các không gian tiểu cảnh non bộ sinh động. Tất cả được bố trí sắp xếp liên hoàn tạo thành một quần thể kiến trúc độc đáo mà khó nơi nào có được, có lẽ đây cũng chính là yếu tố thu hút du khách và các tăng ni Phật tử về thăm chùa vào các dịp trong năm. 

Chùa Ba Vàng – Ngôi chùa linh thiêng và độc đáo bậc nhất Bắc Bộ

Ngoài ra nơi đây còn tạo ấn tượng với du khách nhờ vào hệ thống tượng tạc bằng gỗ rất giá trị như Quan Âm, ông Ác, Tam thế, ông Thiện,… tượng Quan Thế Âm Bồ Tát có chiều cao 10,8m nặng 80 tấn đúc bằng đá granite, tọa trên đài sen cao 2,8m.

Bên cạnh đó, nhiều Xá lợi Phật, Đại Bảo Tháp được đặt trang nghiêm trên đỉnh núi Ba Vàng, cạnh cây Bồ Đề linh thiêng. Đặc biệt là chiếc trống độc mộc bằng gỗ đỏ nguyên khối được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là lớn nhất Việt Nam.  

Chùa Ba Vàng – Ngôi chùa linh thiêng và độc đáo bậc nhất Bắc Bộ

Các đồ thờ cúng xung quanh đều được đúc bằng đồng, tất cả được được trang trí tỉ mỉ bằng các chi tiết tinh xảo, và được tạo nên từ loại đồng thanh khiết, qua quá trình tuyển chọn khắt khe, như một sự kính trọng của hậu bối dành cho tiền bối.

3.2.  Các hoạt động thú vị mà du khách nên thử tại Chùa Ba Vàng

3.2.1. Sắm lễ và dâng lễ

Ngoài những nét đặc sắc của kiến trúc, ngôi chùa cũng được biết đến với sự linh thiêng nên không những nhiều tăng ni phật tử đến đây lễ phật, mà còn được nhiều du khách đến cầu nguyện, xin phước lành, dân lễ hay tham gia hoạt động sám nguyện của chùa

Chùa Ba Vàng – Ngôi chùa linh thiêng và độc đáo bậc nhất Bắc Bộ

3.2.2. Chụp ảnh lưu niệm

Ngoài phục vụ nhu cầu lễ Phật và cúng bái, Chùa còn tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến đây ngắm cảnh và thư giãn. Với khuôn viên rộng rãi và kiến trúc độc đáo, Chùa Ba Vàng sẽ là nơi khiến bạn muốn lưu giữ cho bạn những khoảnh khắc đẹp. Nhưng nếu chụp ảnh, bạn nên chú ý chỉ chụp ảnh tại nơi cho phép, tránh gây ồn ào nơi thờ Phật linh thiêng, đây là một điều cấm kỵ tại chùa.  

Chùa Ba Vàng – Ngôi chùa linh thiêng và độc đáo bậc nhất Bắc Bộ

4. Thời điểm thích hợp để đi du lịch tại Chùa Ba Vàng Quảng Ninh?

Nếu bạn muốn tìm một nơi thanh tịnh và an yên cho bản thân thì bạn có thể ghé qua Chùa Ba Vàng bất cứ khi nào bạn muốn. Nhưng nếu bạn muốn tìm hiểu và tham gia các hoạt động thú vị khác Blogamthuc365.edu.vn sẽ gợi ý cho bạn một số thời điểm như sau:

  • Mùng 8 tháng Giêng âm lịch: Không chỉ riêng mà hầu hết các ngôi chùa tại Việt Nam vào tháng Giêng sẽ có nhiều lễ hội được tổ chức để đón năm mới, du khách cũng có nhiều thời gian để đi du lịch hơn. Vào mùng 8 tháng giêng hàng năm Chùa sẽ tổ chức lễ hội khai xuân với nhiều hoạt động thú vị.
  • Thời điểm thứ hai là vào 9/9 âm lịch hàng năm, khi những đóa hoa cúc nở rộ dưới trời thu mát mẻ cũng là lúc Lễ hội hoa cúc hay còn gọi là Tết Trùng Dương hay Tết Trùng Cửu được tổ chức tại Chùa. Sở dĩ đây là một lễ hội lớn tại ngôi chùa này vì hoa cúc mang một ý nghĩa vô cùng lớn về sự trường thọ, sức khỏe, nét đẹp văn hóa và đời sống. Loài hoa này cũng là biểu tượng của văn hóa thời Trần, hình tượng gắn liền với phái Trúc Lâm Yên Tử.
  • Bạn cũng có thể đến Chùa vào các ngày lễ tết để ngắm cảnh, cầu cho bình an, sức khỏe cho bản thân và gia đình.
  • Ngoài ra, trong từng tháng của năm Chùa thường tổ chức các khóa tu, giúp cho các bạn trẻ có thể hình thành nhân cách và nền tảng tâm lý vững vàng bên những hoạt động bổ ích do nhà chùa tổ chức. 

Chùa Ba Vàng – Ngôi chùa linh thiêng và độc đáo bậc nhất Bắc Bộ

5. Giá vé tại Chùa Ba Vàng

Bạn sẽ không mất một khoản chi phí nào khi đến Chùa Ba Vàng để tham quan, chụp ảnh, ngắm cảnh, nếu tham gia vào các hoạt động khác như sắm lễ dâng hương, mua quà, lưu trú,… thì sẽ mất thêm chi phí bạn nhé.

Chùa Ba Vàng – Ngôi chùa linh thiêng và độc đáo bậc nhất Bắc Bộ

Có nhiều du khách sẽ đến thăm Chùa kết hợp với du lịch Yên Tử bằng cáp treo khi lên đây, bạn sẽ phải tốn một khoản chi phí như sau: 

  • Người lớn: vé một chiều sẽ có giá là 100.000vnđ, vé khứ hồi có giá khoảng 180.000vnđ, nếu đi 2 lượt giá chỉ còn 280.000vnđ
  • Trẻ em: vé một chiều sẽ có giá khoảng 80.000vnđ, vé khứ hồi khoảng 120.000vnđ, nếu đi 2 lượt sẽ có giá 200.000vnđ. 

6. Những lưu ý cần biết khi tham quan tại Chùa Ba Vàng

6.1. Sắm lễ và dâng lễ 

Mâm lễ khi được dâng cúng tại Chùa Ba Vàng, bạn sẽ phải chuẩn bị mâm cỗ với các món chay như hoa tươi, trái cây, xôi chè,… tránh các loại thịt gà, bò, heo, vịt,… Bạn nên chọn hoa sen, hoa mẫu đơn, hoa huệ để cúng Phật, mâm lễ phải được bài trí gọn gàng ngăn nắp, không cần quá cầu kỳ, chỉ cần bạn có lòng thành là đủ.

Chùa Ba Vàng – Ngôi chùa linh thiêng và độc đáo bậc nhất Bắc Bộ

Nếu bạn muốn cúng vàng mã, tiền âm phủ thì bạn chỉ được cúng ở bàn thờ thánh mẫu, đức ông chứ không được dâng cúng ở bàn thờ Phật, Bồ Tát.

Tiền mặt cũng không được đặt tại các gian thờ hay ngóc ngách trong chùa mà nên bỏ vào hòm công đức. Bạn nên chuẩn bị sẵn đồ lễ ở nhà, tránh việc đến đây rồi mới mua, khiến bạn vừa mất thời gian, vừa bị “hét giá” đặc biệt vào các dịp lễ.

6.2. Mua sắm đồ lưu niệm tại Chùa Ba Vàng

Tại Chùa Ba Vàng có bày bán rất nhiều các mặt hàng lưu niệm để du khách mua về làm quà. Nhưng khi mua đồ lưu niệm tại đây bạn nên hỏi kỹ giá trước khi mua tránh tình trạng “chặt chém”, hoặc mua phải đồ giả.

Chùa Ba Vàng – Ngôi chùa linh thiêng và độc đáo bậc nhất Bắc Bộ

Tình trạng này thường xuyên xảy ra vào các dịp lễ, kẻ xấu lợi dụng đám động thực hiện các hành vi trộm cắp, lừa đảo tinh vi. Nếu bạn muốn chắc chắn nên hỏi thăm người dân địa phương họ sẽ chỉ nhiệt tình cho các bạn các địa điểm mua đồ uy tín nhé.  

6.3. Trang phục

Khi đi chùa bạn nên chú ý trang phục của mình, tất cả phải được chăm chút sạch sẽ, kín đáo, gọn gàng, màu sắc tối giản. Nếu những điều kiện về trang phục này không được đáp ứng không những bạn sẽ bị “quở trách” mà còn mang hình ảnh xấu trong mắt người khác.  

Chùa Ba Vàng – Ngôi chùa linh thiêng và độc đáo bậc nhất Bắc Bộ

6.4. Đi lại trong chùa Ba Vàng

  • Khi tới chùa, bạn không nên đi vào bằng cửa chính, vì cửa chính là nơi tiếp đón Đức Phật, Ngọc Đế, Quân Vương, các bậc cao tăng và khoa bảng. Bạn chỉ được đi vào bằng cửa phụ, có vị trí nằm hai bên của chính, bên phải là cửa giả quan, bên trái là cửa không quan. Bạn tuyệt đối không được giẫm lên bậc của khi bước vào, đây được xem là một hành động bất kính đối với đức Phật.
  • Khi vào phật đường, tam bảo bạn không được đi giày dép, hay nói chuyện ồn ào, hút thuốc, ăn uống,… gây hỗn tạp cho Phật đường, tam bảo. Vì theo lễ nghi nhà Phật tội náo loạn tam bảo là tội không hề nhỏ. Thêm nữa bạn cũng không nên mang quá nhiều đồ đạc vào trong, quá nhiều thứ lỉnh kỉnh sẽ khiến bạn trở nên lôi thôi, một hình ảnh xấu khi đi chùa lễ phật.
  • Vào chùa nên hạn chế dắt theo trẻ em, nếu có hãy căn dặn trẻ giữ trật tự, không được chạy nhảy lung tung gây ồn ào, làm đổ ngã các đồ dùng hay phá hoại cảnh quan, đồ lễ tại chùa. 

Chùa Ba Vàng – Ngôi chùa linh thiêng và độc đáo bậc nhất Bắc Bộ

7. Lịch trình gợi ý khi đi du lịch Chùa Ba Vàng

Nếu bạn đi thăm quan Chùa Ba Vàng tự túc, để có một lịch trình thuận lợi bạn nên kết hợp du lịch Chùa và Yên Tử trong chuyến hành trình của mình.Ba Vàng chỉ cách Yên Tử khoảng 10km, nên rất dễ dàng trong việc di chuyển.

Có tuyến xe buýt từ Chùa lên Yên Tử nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm về phương tiện đi lại, ngoài ra còn có dịch vụ cáp treo di chuyển giữa hai địa điểm với thông tin về giá các Blogamthuc365.edu.vn đã giới thiệu cho bạn ở bên trên. Một gợi ý cho bạn đó là bạn có thể tham quanBa Vàng trước sau đó quay lại Yên Tử sau, chuyến đi này kéo dài khoảng 2 ngày 1 đêm là hợp lý. 

Chùa Ba Vàng – Ngôi chùa linh thiêng và độc đáo bậc nhất Bắc Bộ

8. Đặc sản phải thử khi đi du lịch Chùa Ba Vàng

Chùa Ba Vàng – Ngôi chùa linh thiêng và độc đáo bậc nhất Bắc Bộ

  • Chả mực: là một món ăn nằm trong top các món đặc sản tỉnh Quảng Ninh bạn phải thử. Mực được đánh bắt tại đây là để dành cho món chả mực Hạ Long, với kích thước lớn, thịt mực luôn đạt được độ tươi ngon, thớ thịt ngọt và dai, mang lại một hương vị chả mực chuẩn không nơi đâu có được. Chả mực sẽ thích hợp để ăn kèm với bánh cuốn, xôi dẻo trắng.
  •  Rượu mơ Yên Tử: Đi kèm với sự nổi tiếng của loại rượu này là vô vàn các tác dụng có lợi cho sức khỏe người dùng như điều trị các bệnh về đường ruột, giảm lo âu, căng thẳng, chữa bệnh mất ngủ, tốt cho hệ thần kinh,…
  • Con ngán: Con Ngán được dùng làm nguyên liệu để chế biến thành các món ăn như: Ngán nướng, ngán hấp, cháo ngán, hoặc có thể xào ngán với mì hay rau cải. Rượu ngán cũng là đặc sản trứ danh mà bạn nên thử khi có chuyến du lịch Chùa Ba Vàng tại tỉnh Quảng Ninh.
  • Sá sùng: Sá sùng là một loại đặc sản đắt đỏ, được dùng để chế biến thành các món ăn hoặc làm thuốc, sá sùng khô được nhiều du khách ưa chuộng hơn cả vì có thể thuận tiện mang về làm quà biếu.
  • Bánh gật gù: là loại bánh có nét giống bánh cuốn, có vị giống bánh phở nhưng bánh gật gù mềm hơn, dai hơn, bí quyết đó là người làm xay thêm nguyên liệu vào bột. Đây là một loại bánh đặc sản của vùng Tiên Yên, sẽ đạt được độ ngon tối đa khi bạn ăn nóng.
  • Gà đồi Tiên Yên: Nhờ vào phương pháp nuôi gà tự nhiên, gà được cho chạy nhảy tự do trong vườn và tự do kiếm ăn nên thịt gà ở đây rất chắc, ngọt và thơm.
  • Nem chua, nem chạo: nem chua, nem chạo tại đây được làm từ bì lợn thái nhỏ, thính làm từ giá đỗ hoặc gạo rang, trộn cùng một ít đậu phộng đã được rang và giã nhỏ, trộn nhuyễn rồi gói lại mà tạo thành món ăn độc đáo này. 

9. Một số khách sạn và resort gần  Chùa Ba Vàng dành cho bạn

Ngay sau đây Blogamthuc365.edu.vn sẽ giới thiệu cho các bạn một số resort gần Chùa Ba Vàng nhất, hy vọng bạn sẽ tìm được nơi nghỉ dưỡng thật ưng ý để cảm nhận được hết vẻ đẹp của nơi đây.

9.1. Làng Nương Yên Tử Resort

Làng Nương Yên Tử là một khu resort chuẩn 5 sao quốc tế tại xã Yên Công, thành phố Uông Bí, thành phố Quảng Ninh. Khu resort này mang hơi thở truyền thống, chứa đựng những nét đẹp văn hóa thời Trần.

Có lẽ đây là nơi sinh ra là dành cho các du khách muốn tìm về nơi có nhịp sống chậm rãi, muốn tìm một nơi mà ta cảm nhận được hạnh phúc đích thực của cuộc sống.

Chùa Ba Vàng – Ngôi chùa linh thiêng và độc đáo bậc nhất Bắc Bộ

Làng Nương Yên Tử Resort có hệ thống phòng nghỉ dưỡng gồm 90 phòng nghỉ với hạng phòng đa dạng như Classic Room, Superior Room, Deluxe Room,… ngoài ra resort còn cung cấp thêm các dịch vụ đi kèm khác như spa, thiền, yoga,… hứa hẹn sẽ mang lại cho bạn những phút giây thư giãn tuyệt đối tại nơi đây.  

Bạn có thể liên hệ vào hotline 0943 333 333 để được tư vấn kỹ hơn về dịch vụ tại Làng Nương Yên Tử Resort.

9.2. Legacy Yên Tử – Mgallery Resort

Có vị trí tọa lạc tại Thượng Yên Công, Uông Bí, Quảng Ninh, Legacy Yên Tử – Mgallery là một trong những khu resort đẳng cấp 5 sao, bạn có thể tham khảo khi đến tham quan tại Chùa Ba Vàng. Thoạt nhìn bên ngoài, khu resort là sự kết hợp hài hòa giữa nét cổ kính và nét hiện đại sang trọng.

Chùa Ba Vàng – Ngôi chùa linh thiêng và độc đáo bậc nhất Bắc Bộ

Khi vào bên trong bạn sẽ càng ngạc nhiên hơn nữa bởi hệ thống phòng nghỉ và dịch vụ đa dạng tại khu nghỉ dưỡng này. Legacy Yên Tử – Mgallery Resort gồm có các hạng phòng như Superior, Deluxe, Junior Suite và President Room.

Các hạng phòng này có nhiều sức chứa khác nhau nên Legacy Yên Tử – Mgallery có thể đáp ứng được nhu cầu nghỉ dưỡng cho cả khách đi theo cặp  và theo đoàn.

Bạn có thể liên hệ vào hotline 098 247 9999 để được tư vấn kỹ hơn về các dịch vụ tại Legacy Yên Tử – Mgallery.

10. Các hình ảnh check – in của du khách tại Chùa Ba Vàng Quảng Ninh

Chùa Ba Vàng – Ngôi chùa linh thiêng và độc đáo bậc nhất Bắc Bộ

Chùa Ba Vàng – Ngôi chùa linh thiêng và độc đáo bậc nhất Bắc Bộ

Chùa Ba Vàng – Ngôi chùa linh thiêng và độc đáo bậc nhất Bắc Bộ

Dưới đây là những bức ảnh được các du khách chụp lại khi tham quan tại Chùa Ba Vàng, Blogamthuc365.edu.vn tin chắc sau khi xem xong bạn sẽ lên kế hoạch đến Nha Trang ngay để sở hữu những bức ảnh lung linh cho riêng mình. 

Kinh nghiệm du lịch Cô Tô tự túc từ A-Z

Kinh nghiệm du lịch Hạ Long chi tiết mới nhất

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *