Chùa Quảng Ninh – Hành trình tìm về với bản ngã của mình

Mảnh đất Quảng Ninh vẫn được rất nhiều du khách cả trong và ngoài nước biết đến là mảnh đất được thiên nhiên đất trời vô cùng ưu ái. Bên cạnh đó, mảnh đất này cũng sở hữu rất nhiều ngôi chùa linh thiêng để mỗi năm, người dân nô nức kéo nhau về đây để dâng hương, thắp lễ. Vậy thì ngày hôm nay đây, bạn hãy cùng Blogamthuc365.edu.vn buông bỏ hết những xô bồ của cuộc sống mà tìm về với bản ngã của chính mình cùng với top 10 ngôi chùa Quảng Ninh nhé!

Top 20 resort Hạ Long đẹp sang trọng gần trung tâm thành phố

Top 20 villa Hạ Long chuẩn 3-4-5 sao tầm nhìn đẹp

Top 12 khách sạn Hạ Long giá rẻ gần biển “gây thương nhớ”

Top 10 homestay Hạ Long đẹp bắt mắt gần trung tâm thành phố

1. Giới thiệu về Quảng Ninh

Quảng Ninh là một tỉnh thuộc mảnh đất miền núi Đông Bắc của nước ta, sở hữu tới hơn 80% diện tích đất đai là đồi núi. Thế nhưng không vì vậy mà mảnh đất này rơi vào tình cảnh giao thông đi lại khó khăn và gây ảnh hưởng tới sự phát triển của kinh tế – xã hội. Mà trái lại, Quảng Ninh là mảnh đất thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc lẫn của vùng duyên hải Bắc Bộ của nước ta đủ để thấy sự phát triển cũng như tiềm năng phát triển của mảnh đất này.

Chùa Quảng Ninh – Hành trình tìm về với bản ngã của mình

Được thiên nhiên ưu đãi với nguồn khoáng sản dồi dào, cùng với đó là những danh lam thắng cảnh sở hữu vẻ đẹp nức lòng người, Quảng Ninh vẫn luôn sở hữu vị trí top đầu trong danh sách những mảnh đất du khách phải khám phá.

Đặc biệt là vịnh Hạ Long của mảnh đất này, “viên ngọc sáng” của kinh tế Quảng Ninh nói riêng và của cả nước nói chung, là chốn dừng chân mà gần như du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài đều phải ghé thăm mỗi khi đặt chân đến nước ta.

2. Vị trí địa lý và hướng dẫn di chuyển tới Quảng Ninh

2.1. Vị trí địa lý 

Như đã nói, Quảng Ninh là một tỉnh ven biển nằm ở vùng núi Đông Bắc của nước ta. Cụ thể, phía Bắc Quảng Ninh giáp với Trung Quốc, phía Đông và Nam giáp với vịnh Bắc Bộ, phía Tây giáp Hải Dương và Hải Phòng, còn phía Tây Bắc giáp Bắc Giang và Lạng Sơn. 

Hiện nay việc di chuyển đến Quảng Ninh không hề khó bởi vì mảnh đất này thuộc vùng trọng điểm kinh tế nên các tuyến đường di chuyển tới đây đều rất thông thoáng và dễ đi. 

2.2. Hướng dẫn di chuyển tới Quảng Ninh 

Đối với du khách các tỉnh miền Bắc thì sẽ dễ dàng và thuận tiện cũng như tiết kiệm thời gian để du khách di chuyển tới Quảng Ninh. Lấy điểm xuất phát từ trung tâm thủ đô Hà Nội thì hiện nay đã có tuyến cao tốc Hà Nội – Quảng Ninh nên nếu du khách di chuyển trên phương tiện xe khách thì sẽ chỉ mất của du khách khoảng 1,5 giờ đồng hồ để đặt chân tới đây.

Đối với du khách miền Trung và các tỉnh miền Nam thì ngoài phương tiện xe khách – phương tiện dễ dàng nhất để di chuyển thì du khách cũng có thể lựa chọn phương tiện di chuyển bằng máy bay, sẽ tiết kiệm thời gian di chuyển hơn cho du khách. Du khách sẽ di chuyển trên máy bay từ bất cứ sân bay nào có đường bay tới sân bay Vân Đồn (huyện Vân Đồn) rồi. Sau đó du khách chỉ cần bắt 1 chuyến taxi là có thể đến được nơi mình muốn dừng chân. 

Nếu du khách muốn thử trải nghiệm mới lạ, du khách cũng hoàn toàn có thể lựa chọn di chuyển bằng tàu hỏa. Thời gian di chuyển đối với du khách miền Bắc thì không quá lâu, còn đối với du khách miền Trung hoặc miền Nam thì thời gian di chuyển cũng sẽ khá dài nhưng bù lại, du khách sẽ có cơ hội được ngắm nhìn cảnh vật nơi mình đi qua. 

Còn nếu bạn là một người đam mê đi “phượt”, bạn cũng hoàn toàn có thể lựa chọn di chuyển bằng xe máy hoặc xe mô tô cùng với hội bạn bè cũng mình để có thể chủ động trong việc sắp xếp thời gian và lịch trình khám phá tại mảnh đất Quảng Ninh này.

3. Gợi ý top 10 ngôi chùa Quảng Ninh nổi tiếng 

Bỏ lại sau lưng hành trình vui chơi khám phá những danh lam thắng cảnh để tìm về với bản ngã, để tìm về với những gì sâu thẳm nhất trong tâm hồn mình thì đâu sẽ là ngôi chùa Quảng Ninh lý tưởng cho một hành trình như vậy đây? Đừng lo, ngay bây giờ Blogamthuc365.edu.vn sẽ gợi ý cho bạn top 10 ngôi chùa Quảng Ninh nổi tiếng nhất. Cùng đón chờ xem nhé. 

3.1. Chùa Quảng Ninh Ba Vàng 

Đây chính là ngôi chùa Quảng Ninh đang trở nên “hot” hơn bao giờ hết dạo gần đây. Chùa được khởi xây từ năm 1706, đến năm 1988 được trùng tu tái tạo lại bằng gỗ và đến năm 1993 thì được xây dựng lại.

Chùa Quảng Ninh – Hành trình tìm về với bản ngã của mình

Đến năm 2011, để đáp ứng nhu cầu tu học của nhiều Phật tử nên ngôi chùa này lại được trùng tu và mở rộng thêm khang trang hơn. Có lẽ cũng chính bởi vậy mà ngôi chùa này trở nên “hot” trở lại trong vài năm gần đây. Đây cũng chính là ngôi chùa lớn nhất Quảng Ninh nói riêng và lớn nhất nước ta nói chung. 

Sở hữu địa thế “tựa sơn hướng thủy” tuyệt mĩ, chùa Quảng Ninh Ba Vàng sở hữu mặt trước hướng ra dòng sông uốn lượn nước chảy êm đềm, sau lưng lại tựa mình vào ngọn núi vững chãi. Chùa Ba Vàng Quảng Ninh thờ Phật, Mẫu và Đức Ông. Nơi đây thay vì sở hữu những tượng bằng đá thì lại sở hữu những tượng bằng gỗ như tượng Quan Thế Âm bồ tát, Phật A di đà, Tam Bảo, Tam thế,….

Đặc biệt, bức tượng Phật A di đà bằng gỗ tại ngôi chùa này còn được coi là bức tượng Phật bằng gỗ đẹp nhất miền Bắc nước ta. Ngoài những bức tượng cao lớn, tuyệt đẹp, ngôi chùa này còn có Lầu Chuông, Lầu Trống để du khách khám phá nữa.

Địa chỉ: núi Thành Đẳng, P. Quang Trung, TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

3.2. Chùa Quảng Ninh Yên Tử 

Nhắc đến chùa Quảng Ninh thì chắc chắn cũng sẽ không thể bỏ qua cái tên chùa Yên Tử Quảng Ninh được rồi. Đây cũng là ngôi chùa thu hút đông đảo du khách ghé thăm, đặc biệt là vào những ngày đầu năm mới và những dịp lễ. Nơi đây cũng tự hào khi được Phật hoàng Trần Nhân Tông chọn làm nơi tu hành sau khi truyền ngôi cho thái tử và thành lập ra phái Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử (một dòng Phật giáo đặc trưng ở nước ta).

Chùa Quảng Ninh – Hành trình tìm về với bản ngã của mình

Ngôi chùa này trước tiên gây ấn tượng với du khách bởi tọa lạc trên độ cao hơn 1000m so với mặt nước biển. Để đặt chân được đến chùa Yên Tử Quảng Ninh, du khách sẽ phải leo bộ nếu du khách cảm thấy mình có đủ sức khỏe. Nếu không du khách cũng hoàn toàn có thể lựa chọn di chuyển bằng cáp treo.

Ngôi chùa này mang đậm phong cách kiến trúc Phật giáo với thiết kế đặc trưng là cổng Tam quan. Tất cả những cây cột trong ngôi chùa này đều được làm từ gỗ lim để tạo độ vững chắc. Đặt chân đến đây, du khách vừa được thả mình giữa không gian thanh tịnh, lại vừa được hít thở không khí vô cùng trong lành. 

Địa chỉ: thôn Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công, TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

3.3. Chùa Quảng Ninh Cái Bầu

Ngôi chùa Quảng Ninh này còn được biết đến với tên gọi thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm. Ngôi chùa này cũng chỉ mới thành lập từ năm 2009 nhưng đã rất nổi tiếng và thu hút đông đảo du khách tứ phương đổ về đây để dâng hương bái lễ. Chùa Cái Bầu Quảng Ninh thực chất là ngôi chùa được xây dựng trên nền móng cũ của ngôi chùa Phúc Linh với mục đích để thờ các vị tướng nhà Trần trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông thế kỷ XIII.

Chùa Quảng Ninh – Hành trình tìm về với bản ngã của mình

Chùa được đầu tư xây dựng trên diện tích khá rộng lớn, khoảng 20 ha. Kiến trúc của chùa Cái Bầu bao gồm chính điện, lầu chuông lầu trống cùng cổng Tam Quan. Ngôi chùa này cũng sở hữu địa thế “tựa sơn hướng thủy”, cùng với không gian kiến trúc mang đậm phong cách Phật giáo khiến cho ngôi chùa này càng trở nên uy nghiêm và thanh tịnh. Đặt chân đến đây, du khách có thể yên tâm mà bỏ xuống những áp lực, xô bồ của cuộc sống thường nhật mà tìm về với bản ngã của mình. 

Địa chỉ: thôn 1, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

3.4. Chùa Quảng Ninh Cửa Ông

Nếu gọi đúng hơn thì đây là một ngôi đền nằm bên thành phố Cẩm Phả của tỉnh Quảng Ninh. Ngôi đền này nằm trên ngọn đồi không quá cao nhưng lại có view hướng chính diện ra Vịnh Bái Tử Long hoang sơ mà tuyệt đẹp. Ngôi đền này cũng đã được bộ VH, TT & DL công nhận xếp hạng xếp hạng khu di tích lịch sử quốc gia và trở thành điểm du lịch tâm linh không chỉ nổi tiếng với người dân địa phương mà còn rất thu hút du khách thập phương ghé đến. 

Chùa Quảng Ninh – Hành trình tìm về với bản ngã của mình

Ngôi chùa Quảng Ninh này được thiết kế theo phong cách mô tả lại các điển tích: Long, Ly, Quy, Phượng. Phần trong đền Cửa Ông được sử dụng bằng các loại gỗ bền, chắc, tạo mỹ quan như: đinh, lim, trắc, gụ…

Khung nhà được dựng theo lối: kèo, cầu, đường, trụ… trên đó được khắc họa bằng các bức phù điêu, bức trướng, câu đối… và các hoa văn được sơn son, thếp vàng lộng lẫy. Tất cả hòa quyện tạo nên một không gian vô cùng tâm linh mở ra trước mắt du khách đặt chân tới đây. 

Địa chỉ: đồi khu 9A, P. Cửa Ông, TP.  Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

3.5. Chùa Quảng Ninh Long Tiên

Đây là ngôi chùa Quảng Ninh lớn nhất được xây dựng theo phong cách kiến trúc của trường phái Bắc tông thuộc Phật giáo. Ngôi chùa này đã được xây dựng từ năm 1941 với họa tiết nổi bật, để lại ấn tượng sâu đậm đối với du khách là những hoa văn rồng phượng cách điệu xuyên suốt không gian ngôi chùa. 

Chùa Quảng Ninh – Hành trình tìm về với bản ngã của mình

Một điểm đặc biệt của ngôi chùa này là tọa lạc ngay dưới chân núi Bài Thơ – ngọn núi đã được đưa vào rất nhiều câu hát. Bên cạnh đó, ngôi chùa này cũng được thổi vào trong không gian hơi thở của phong cách kiến trúc thời Nguyễn.

Đặt chân đến ngôi chùa này, trước tiên bạn sẽ thấy hiện ra ngay trước mắt mình là đỉnh Tam quan, phía trên đỉnh Tam quan là tượng phật A-di-đà với tư thế ngồi, phía dưới là gác chuông nổi bật với ba chữ “Long Tiên Tự”. Chính điện thờ Phật, phía bên phải thờ các tướng lĩnh nhà Trần, còn phía bên trái sẽ là cung Tam Phủ Thánh Mẫu.

Địa chỉ: Lê Quý Đôn, phường Bạch Đằng, TP. Hạ Long, Quảng Ninh

3.6. Chùa Quảng Ninh Lôi Âm

Đây là ngôi chùa Quảng Ninh với hơn 500 năm tuổi nên nơi đây vẫn luôn được xem là ngôi chùa linh thiêng bậc nhất tại mảnh đất Quảng Ninh này. Ngôi chùa này tọa lạc trên núi Linh Thứ nên đặt chân đến đây, ngoài không gian tâm linh thiêng liêng thì du khách còn cảm nhận được không khí trong lành bởi thiên nhiên xanh tươi bao quanh ngôi chùa này. 

Chùa Quảng Ninh – Hành trình tìm về với bản ngã của mình

Xét về quy mô, ngôi chùa Lôi Âm này tuy không bề thế bằng những chùa được xây mới ở nhiều nơi nhưng vẫn luôn tự hào xứng danh là linh tự, lặng lẽ trầm mặc ẩn mình giữa rừng thiêng của “Linh Thứu Kỳ Sơn” và là địa điểm tâm linh vô cùng thu hút lượng khách đông nhất trong chuỗi đền thờ Đông Nam Á.

Bởi vì ngay trước mặt ngôi chùa này là hồ Yên Lập nên để đặt chân được đến ngôi đền này, bạn sẽ phải đi qua một chuyến đò lênh đênh giữa sóng nước dập dìu. Đây cũng chính là điểm đặc biệt của ngôi chùa này với những ngôi chùa khác trên mảnh đất Quảng Ninh. 

Địa chỉ: P. Đại Yên, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

3.7. Chùa Quảng Ninh Hồ Thiên

Đây là một trong những ngôi chùa Quảng Ninh được xếp vào danh sách những ngôi chùa cổ nhất. Nơi đây từng là một ngôi chùa rất rộng lớn và khang trang nhưng theo sự bào mòn của dòng chảy thời gian, hiện nay ngôi chùa này chỉ còn sót lại phế tích từ thời nhà Trần mà thôi. 

Chùa Quảng Ninh – Hành trình tìm về với bản ngã của mình

Ngôi chùa này là ngôi chùa nằm trên núi Phật Sơn, thuộc dãy núi Yên Tử, với độ cao khoảng chừng 1000m so với mực nước biển nên đặt chân lên ngôi chùa này, du khách sẽ cảm nhận được không gian trong lành và thanh tịnh. Dù không còn sở hữu được nhiều di tích lịch sử theo dòng chảy thời gian nhưng ngôi chùa vẫn như hiển hiện lên đó chính là một kiến trúc có giá trị trên lĩnh vực nghiên cứu lịch sử văn hoá dân tộc. Nơi đây vẫn còn sót lại bài văn bia tháp Viên Quả và Viên Nhân lưu lại rất nhiều thông tin về ngôi chùa cổ này.

Địa chỉ: xã Bình Khê, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

3.8. Chùa Quảng Ninh Ngọa Vân

Nhắc đến chùa Quảng Ninh thì chắc chắn cũng sẽ không thể bỏ qua cái tên Ngọa Vân được rồi. Ngôi chùa này tọa lạc trên ngọn núi Bảo Đài, hay còn được gọi là núi Vẩy Rồng và được xem là thánh địa của Phật giáo Trúc Lâm. Quần thể ngôi chùa này được chia thành 4 khu với 15 cụm chùa, tháp khác nhau, trong đó bao gồm: Thông Đàn – Đô Kiệu, Ngọa Vân, Đá Chồng, Ba Bậc.

Chùa Quảng Ninh – Hành trình tìm về với bản ngã của mình

Nằm trên ngọn núi sở hữu độ cao hơn 500m so với mực nước biển, kết hợp cùng với không gian thiết kế mang đậm hơi thở tâm linh thiêng liêng, đặt chân đến chùa Ngọa Vân, du khách sẽ như được tìm về với bản ngã của chính mình, tìm về với những giá trị sâu thẳm nhất trong tâm hồn mình giữa một không gian thanh tịnh ẩn hiện giữa mây trời mù sương đúng chất “cõi Tiên nhà Phật”.

Địa chỉ: xã An Sinh và Bình Khê, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

3.9. Chùa Quảng Ninh Trình

Ngôi chùa Trình tại Quảng Ninh này còn được biết đến với tên gọi khác là chùa Bí Thượng bởi ngôi chùa Quảng Ninh này tọa lạc trên một ngọn đồi không quá cao nằm tại làng Bí Thượng. Chùa Trình được khởi công xây dựng từ cuối thời kỳ Hậu Lê, sau đó đến thế kỉ XX lại được trùng tu lại. 

Chùa Quảng Ninh – Hành trình tìm về với bản ngã của mình

Ngôi chùa này sở hữu kiến trúc theo hình chữ Đinh với với 3 gian tiền đường và 1 gian hậu cung. Sau đó đến năm 2006, chùa lại được trùng tu thành kiến trúc hình chữ Nhất với diện tích chỉ gần 20m2 được chia thành tiền đường và chính điện thờ Phật, 2 bên trái và phải thờ thập bát La Hán, có điện thờ Thánh Mẫu và Tam Vương

Địa chỉ: làng Bí Thượng, P. Phương Đông, TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

3.10. Chùa Quảng Ninh thờ Đức ông Trần Quốc Nghiễn

Nơi đây thường được người dân địa phương cũng như du khách thập phương gọi là đền thờ Đức ông Trần Quốc Nghiễn. Đền thờ này được xây dựng từ tận thế kỉ XIII, trải qua sự bào mòn của dòng chảy thời gian không thương xót điều gì, ngôi đền này dần không còn được như xưa nhưng đến năm 1913, ngôi đền này đã được trùng tu và đổi tên thành Phúc Linh tự. 

Chùa Quảng Ninh – Hành trình tìm về với bản ngã của mình

Ngôi đền này sở hữu sở hữu vị trí đắc địa khi có tầm nhìn hướng ra vịnh Hạ Long – một trong những kỳ quan thiên nhiên vô cùng tuyệt đẹp của thế giới. Ngôi đền này cũng sở hữu kiến trúc chữ Đinh với 3 gian bái đường và 1 gian hậu cung. Bên trong đền là các nghi trượng, đồ tế khí, bát bửu… đều mang nét văn hóa đặc sắc. Khuôn viên chùa là giếng nước nổi tiếng linh thiêng.

Địa chỉ: bến Đoan, P. Hồng Gai, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Vậy là cùng với Tico Travel, bạn lại khám phá được một vẻ đẹp khác của mảnh đất kỳ quan Quảng Ninh này cùng với top 10 ngôi chùa Quảng Ninh. Hy vọng rằng qua những chia sẻ cùng với những thông tin hữu ích phía trên, bạn sẽ có được những trải nghiệm của riêng mình trên hành trình tìm về với bản ngã của chính mình tại mảnh đất xinh đẹp này nhé.

Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Tam Đảo chi tiết nhất từ A – Z

Kinh nghiệm du lịch Ba Vì – Trốn khỏi ồn ào nơi phố thị

Kinh nghiệm du lịch Hạ Long chi tiết mới nhất

Kinh nghiệm du lịch Cô Tô tự túc từ A-Z

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *