Ẩm thực Việt Nam có lẽ là phương diện thể hiện rõ nhất các nét đẹp văn hóa Việt Nam, bởi sự đa dạng của hệ thống các món ăn gắn liền với đời sống của người dân, trong số đó có những món được người dân ta tự hào và được thế giới vinh danh, được gọi là đặc sản Việt Nam. Cùng Blogamthuc365.edu.vn khám phá nhé!
Top 20 khách sạn Nha Trang giá rẻ view biển đẹp đẳng cấp từ 3-4-5 sao
Top 20 Khu nghỉ dưỡng Resort Nha Trang đẹp giá rẻ view biển
Top 20 homestay Nha Trang đẹp hấp dẫn gần biển được ưa thích
Top 20 villa Nha Trang đẹp gần biển bãi Dài đáng nghỉ dưỡng
1. Đặc sản Việt Nam – Nét riêng biệt của nền ẩm thực Việt
1.1. Điều gì làm nên sự riêng biệt trong nền ẩm thực Việt Nam
Văn hóa ẩm thực nói chung hay văn hóa ẩm thực của Việt Nam nói riêng đều được hình thành nên từ đặc điểm lãnh thổ của vùng đó. Việt Nam có nguồn gốc là một nước nông nghiệp lúa nước nên những món ăn có từ xa xưa, tồn tại đến bây giờ như một phần không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt như cơm, xôi, bún, phở, cháo,…
Là một đất nước nằm trong khu vực gió mùa, nên cũng là nguyên nhân tạo ra đa dạng các loại rau củ quả từ rau thơm, rau xanh,…
Người Việt thường có thói quen sử dụng thịt của các loài động vật được chăn nuôi, sử dụng làm thực phẩm như lợn, gà, bò, vịt, ngang,… Kết hợp những nguyên liệu này với nhau cũng tạo ra vô vàn món ăn phong phú.
Rồi trong đất nước Việt Nam lại chia ra 3 miền riêng biệt, những “tiểu văn hóa” này sẽ sản sinh ra những món ăn khác. Nhằm tận dụng điều kiện tự nhiên và đáp ứng nhu cầu từng nơi, tạo nên một hệ thống các món ăn riêng biệt cho nền ẩm thực Việt Nam. Các món ăn này không thể lẫn vào bất cứ món nào khác và ta gọi đó là đặc sản các vùng miền ở Việt Nam.
1.2. Đặc sản Việt Nam – Nơi thể hiện văn hóa tinh thần người Việt
Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã đã có những nhận định về nền ẩm thực Việt Nam như sau:
- Tính hòa đồng hay đa dạng: Dễ dàng tiếp thu các món ăn từ vùng miền khác, sau đó biến tấu lại để phù hợp với vùng miền của mình.
- Tính ít mỡ: Các món ăn Việt Nam sử dụng ít nguyên liệu từ thịt nên ít dầu mỡ
- Tính đậm đà hương vị: Các món ăn Việt Nam là kết quả của sự kết hợp của nhiều loại gia vị khác nhau, đặc biệt là nước mắn tạo nên hương vị riêng biệt.
- Tính tổng hòa nhiều chất, nhiều vị: Ngoài sự pha trộn của nhiều loại gia vị, người Việt còn sử dụng nhiều loại nguyên liệu khác nhau trong cùng một món ăn.
- Tính ngon và lành: Người Việt luôn biết cách cân bằng món ăn bằng việc kết hợp các nguyên liệu với nhau một cách hài hòa. Ví dụ các món ăn có tính hàn như thịt vịt sẽ kết hợp cùng gia vị có tính ấm nóng như gừng, rau răm,… đó là sự cân bằng âm dương trong món ăn của người Việt.
- Dùng đũa: Người Việt thưởng thức tất cả các món ăn bằng đũa, việc gắp sao cho khéo cũng được xem là bộ môn nghệ thuật.
- Tính cộng đồng hay tập thể: Các món ăn sẽ được bày biện ra các vật dụng lớn như tô, đĩa,.. sau đó mới chia phần cho các thành viên vào những vật dụng nhỏ hơn.
- Tính hiếu khách: Bữa ăn của người Việt cũng phần nào thể hiện được tính cách của người đó.
- Dọn thành mâm: Việc tập trung các món ăn lên cùng lúc vào một chiếc mâm lớn rồi mới dọn lên, mọi người cùng quây quần dùng bữa trong một không gian rộng ràng, ấm cúng.
2. Hành trình khám phá Đặc sản Việt Nam từ Bắc vào Nam
2.1. Những món ăn đặc sản Việt Nam – Miền Bắc
Các món đặc sản Việt Nam tại miền Bắc sẽ có chung những đặc điểm như vị thanh, vị ngọt đậm đà tự nhiên không quá cay, quá béo, quá ngọt. Tinh hoa ẩm thực miền Bắc sẽ gắn liền với các món như phở, bún cá, bún thang, bánh cuốn,…
2.1.1. Đặc sản Việt Nam Phở Hà Nội
Nhắc đến đặc sản Việt Nam không thể không nhắc đến phở Hà Nội, nằm trong danh sách 50 món ăn ngon nhất thế giới. Phở Hà Nội sẽ có hai loại phở chính đó là phở gà và phở bò, nhưng cả hai vị này đều có vị nước dùng thanh ngọt, nước dùng trong thơm phức, thịt mềm và sợi phở dai ngon.
Trong mẹt phở chuẩn vị Hà Nội sẽ có các loại rau và gia vị đi kèm như chanh, ớt tươi, húng quế, ngò gai, giá đỗ, đặc biệt phải có chén tương trộn cùng với tỏi ngâm dấm.
2.1.2. Bún chả Hà Nội
Bún chả Hà Nội nhìn thoáng qua có vẻ giống với bún thịt nướng của một số địa phương ở miền Trung và miền Nam. Nhưng món đặc sản Việt Nam có sức sống lâu bền này lại đặc biệt hơn ở phần nước dùng thanh nhẹ.
Trong tô bún chả Hà Nội lúc nào cũng có 2 loại chả đó là chả viên được làm từ thịt nạc vai và chả miếng làm từ thịt nách hoặc thịt ba chỉ. Đúng chuẩn của bún chả Hà Nội phải được ăn với sợi bún vắt từng con, cùng một chút hương cà cuống.
2.1.3. Chả cá Lã Vọng
Không phải ưu ái khi Blogamthuc365.edu.vn lại giới thiệu đến các bạn một món ăn đặc sản Việt Nam có nguồn gốc từ Hà Nội nữa, nhưng vì vùng đất kinh kỳ này thực sự là một trong những tinh hoa của nền ẩm thực Việt Nam, nơi tạo ra quá nhiều các món ăn có nhiều tiếng vang trên thế giới một trong số đó là Chả cá Lã Vọng.
Món ăn này đòi hỏi sự công phu khi sơ chế, thịt cá lăng được tẩm ướp theo công thức gia truyền, sau đó nướng trên than củi, cuối cùng sẽ được rán lại bằng chảo mỡ.
Chỉ cần đứng từ xa bạn cũng có thể đoán đây là món ăn nào, bởi mùi hương lôi cuốn của cá tỏa ra khi được chiên trong thố cùng nước mắm không lẫn vào đâu được. Đặc sản Việt Nam Chả cá Lã Vọng được ăn kèm với bún, mắm nêm và rau thơm.
2.1.4. Đặc sản Việt Nam – Bánh đa cua Hải Phòng
Tô bánh đa cua Hải Phòng sẽ thu hút nhiều thực khách nhờ vào vô vàn những nguyên liệu được kết hợp trong món ăn này như chả lá lốt, thịt cua, chả cá, bề bề, bánh đa đỏ,…
Không chỉ “ngon mắt” mà còn ngon miệng với sự dẻo thơm của bánh gạo, gạch cua béo ngậy, nước dùng đậm đà vị ngọt từ các nguyên liệu khác tiết ra. Hương vị sẽ vô cùng trọn trịa nếu bạn ăn kèm bánh đa cua Hải Phòng cùng với bánh tráng, rau muống và rau nhút.
2.1.5. Đặc sản Việt Nam – Nem cua bể
Ngoài nguyên liệu chính là thịt của bể tươi, món ăn này còn có sự góp mặt của thịt heo xay nhuyễn, cà rốt, mộc nhĩ,… Một chiếc nem nóng hổi, có vỏ ngoài giòn tan của bột gạo, bên trong đầy ắp những nhân của thịt và rau củ, chấm cùng nước chấm và ăn cùng với rau, vừa ăn bạn sẽ thầm cảm ơn ai đã tạo ra món ăn “bắt miệng” này.
2.1.6. Đặc sản Việt Nam – Nem chua Thanh Hóa
Món nem chua thường xuất hiện trong các bữa ăn hàng ngày của người dân Thanh Hóa, nem thường được ăn kèm với tương ớt để làm dậy hương vị cay nồng cho món ăn.
Không biết nem chua xứ Thanh được làm từ công thức nào mà hương vị quá đỗi đặc biệt, nem không quá chua, quá mặn, các nguyên liệu đi cùng trong thanh nem hòa quyện rất hài hòa.
2.1.7. Lợn bản nướng Mộc Châu
Là loại lợn cắp nách Mộc Châu được chăn nuôi theo phương pháp tự nhiên, thường xuyên vận động và được ăn các thức ăn từ rau, gạo nên thịt lợn rất thơm và chắc.
Món ăn này có giá trị dinh dưỡng rất cao, khi nướng lên thịt lợn sẽ càng dậy mùi và có màu sắc bắt mắt.
2.2. Những món ăn đặc sản Việt Nam – Miền Trung
Hương vị đặc trưng của các món đặc sản Việt Nam tại miền Trung đó là sự đậm đà, vị cay, mặn xen kẽ khi hòa quyện vô số các loại gia vị trong nước dùng. Những món ăn này được trình bày một cách tinh tế và nhẹ nhàng nhưng không kém phần bắt mắt, lôi cuốn thực khách.
2.2.1. Đặc sản Việt Nam Mì Quảng
Nước súp sền sệt sẽ bao trùm toàn bộ hương vị của món mì quảng, khi ăn món ăn bạn có thể lựa chọn cho mình một tô mì quảng gà hoặc thịt trứng tôm, ăn kèm với đó là bánh đa và các loại rau sống đặc trưng của nền ẩm thực Việt Nam như rau diếp cá, húng, bắp chuối thái mỏng,…
2.2.2. Bánh xèo tôm nhảy Bình Định
Cái tên Bánh xèo tôm nhảy đầy sống động này được lấy cảm hứng từ phản ứng nhảy đành đạch của các con tôm khi mới lên bờ, nhằm thể hiện sự tươi ngon của loại tôm đất được sử dụng trong món bánh này.
Tôm có kích thước tuy nhỏ nhưng có độ ngọt thịt cao, bánh xèo được đúc cùng với giá đỗ, hành lá, có thể thêm ít hành tây nên khi ăn sẽ thơm hơn và không bị ngấy.
2.2.3. Bánh canh cá lóc Quảng Trị
Là một trong những món đặc sản Việt Nam nổi tiếng nhất, Món ăn được tạo nên từ hai nguyên liệu chính đó là sợi bánh canh và thịt cá lóc. Để đạt được một tô bánh canh chất lượng người nấu phải chọn cá tươi, lúc này thịt mới chắc và ngọt.
To bánh canh cá lóc Quảng Trị sẽ có lớp hành lá cùng váng mỡ bắt mắt nhưng không bị ngán, sẽ ngon hơn nếu bạn thêm vào một ít nước mắm ớt cay, vừa ăn vừa xuýt xoa trong tiết trời lành lạnh thì còn gì bằng.
2.2.4. Đặc sản Việt Nam – Bánh canh hẹ Phú Yên
Khắc tinh của hành có lẽ sẽ bỏ qua món ăn này không chút tiếc nuối, nhưng nếu bạn không thuộc trong số đó tại sao bạn không thử qua món ăn độc đáo này của vùng đất Phú Yên.
Thoạt đầu nhìn vào tô có lẽ chỉ toàn hẹ là hẹ, nhưng nếu bạn “lặn” xuống bên dưới sẽ bắt gặp những miếng chả hấp vàng ươm đang chờ bạn thưởng thức, chậm rãi nếm từng thìa nước dùng bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt tự nhiên từ nước hầm của cá.
2.2.5. Đặc sản Việt Nam – Cao Lầu Hội An
Có lẽ món ăn đầu tiên mà bạn tìm kiếm khi nhắc đến đặc sản Việt Nam ở Hội An đó là cao lầu, món ăn này hấp dẫn nhiều khách du lịch cũng có lý do của nó.
Không đặc biệt sao được khi người chế biến ra món ăn này cũng đặt hết tâm huyết trong từng giai đoạn làm sợi cao lầu. Sau đó lại bày biện bắt mắt cùng với thịt xíu, thịt luộc, mì khô chiên giòn, rau xanh,…
Thoạt đầu bạn ăn món cao lầu Hội An sẽ có cảm giác ngấy, nhưng nếu bạn ăn kèm nhiều rau cảm giác sẽ hoàn toàn khác đấy.
2.2.6. Cơm hến của Huế
Món ăn này được mệnh danh là “Hồn cốt xứ Huế”, nghe sơ qua cái tên bạn có thể đoán món ăn này là cơm ăn cùng với hến, nhưng trong một phần cơm hến chuẩn Huế phải có tóp mỡ, da heo chiên giòn, đậu phộng, mè rang, ruốc sống, thịt ba chỉ, bánh tráng nướng bóp vụn.
Ngoài ra không thể thiếu chén nước dùng được nấu nên từ nước luộc hến điểm thêm chút gừng làm món ăn thêm đậm đà.
2.2.7. Đặc sản Việt Nam – Bún bò Huế
Tại Huế món ăn này sẽ được gọi tên là bún thịt bò, để thể hiện sự đặc biệt và xuất xứ của món ăn, ở những nơi khác sẽ gọi là bún bò Huế.
Nước dùng được hầm từ xương bò, nêm thêm một ít sả ruốc, mắm nêm thứ gia vị tạo nên hương vị độc đáo của món ăn này.
Trong chiếc tô đầy ắp sẽ có số các topping khác như giò heo, thịt giò heo, thịt bò cắt mỏng, chả cua,… Bạn nên ăn kèm với các loại rau sống như bắp chuối thái mỏng, giá đỗ, rau cải non,… để cảm nhận sự đậm đà của nước dùng.
2.3. Những món ăn đặc sản Việt Nam – Miền Nam
Chịu nhiều sự ảnh hưởng của ẩm thực Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan nên các món ăn tại miền Nam thường có vị ngọt hơn những vùng khác khi hay sử dụng đường hoặc nước cốt dừa vào trong món ăn. Ngoài các loại lẩu cá, miền Nam cũng nổi tiếng với các món mắm như mắm cá sặc, mắm ba khía, mắm bò hóc,…
2.3.1. Lẩu cá linh bông điên điển Cần Thơ
Ca linh là loài cá dễ dàng tìm thấy tại các kênh rạch ở miền Nam, đặc biệt vào mùa nước nổi. Thật trùng hợp khi bông điên điển cũng nở rộ vào mùa này, rất dễ dàng nhận biết nhờ màu vàng rực rỡ ở hai bên đường.
Kết hợp 2 nguyên liệu chính này lại ta sẽ được một nồi lẩu chua ngọt từ cá linh, những miếng cắn giòn, vị bùi từ bông điên điển, mùi thơm nức mũi từ loại nước mắm đặc biệt được nêm nếm vào nồi lẩu.
2.3.2. Đặc sản Việt Nam – Cơm tấm Sài Gòn
Đây là món ăn quen thuộc của người dân Sài Gòn, cơm tấm được ăn vào bất kể thời gian nào trong ngày và đối với du khách khi đến Sài Gòn vào bất cứ thời gian nào thì món ăn này cũng được nhắc tên đầu tiên.
Cơm tấm dẻo thơm sẽ được ăn kèm với trứng ốp – la béo ngậy, lạp xưởng vừa miệng, sườn nướng đậm đà, xíu mại, sườn bì bùi thơm,… cà chua, xà lách, dưa chuột cũng không thể thiếu trong đĩa cơm tấm Sài Gòn.
2.3.3. Gỏi củ hủ dừa
Củ dừa là phần đọt non trong bên trong cây dừa, phần được xem là “tinh túy” của cây dừa. Món ăn này được dùng làm món khai vị trong các bữa tiệc, vì món ăn này khá nhẹ nhàng và có khả năng kích thích vị giác rất tốt khi mang lại cảm giác chua ngọt trong khoang miệng khi kết hợp nước chấm cùng với các nguyên liệu như tôm, thịt, rau, đậu phộng, bánh phồng tôm và củ dừa.
2.3.4. Đặc sản Việt Nam – Bún kèn Phú Quốc
Một món ăn dân dã, nằm trong danh sách đặc sản Việt Nam gây thương nhớ đậm sâu cho du khách khi đến với Phú Quốc đó là món bún kèn. Nước dùng của món ăn này sẽ được nấu từ cá nhồng hoặc cá ngân, hòa quyện cùng nước cốt dừa thơm béo.
Khi ăn bạn nên điểm thêm một ít nước cốt chanh trộn đều trong nước lèo, gắp một miếng vừa ăn với đầy đủ bún, cá, và các loại rau ăn kèm bạn sẽ cảm nhận được hết vị thanh mát của món ăn.
2.3.5. Bánh canh ghẹ Vũng Tàu
Một món ăn thanh mát, bổ dưỡng tiếp theo bạn không thể bỏ qua khi đến Vũng Tàu đó là bánh canh ghẹ. Ghẹ dùng nấu món này được tuyển chọn từ loại cua lớn, thịt chắc và ngọt, nên nước dùng có độ ngọt tự nhiên mà không cần nêm nếm quá nhiều. Món ăn sẽ ngon hơn khi ăn nóng, cùng với rau thơm và điểm một ít tiêu.
2.3.6. Đặc sản Việt Nam – Hủ tiếu Sa Đéc
Không cần vào nhà hàng sang trọng, chỉ cần đi dọc theo các hàng quán của Sa Đéc bạn có thể dễ dàng tìm thấy một tô hủ tiếu chuẩn vị tại đây.
Xương heo được hầm kỹ nên nước dùng của hủ tiếu rất ngọt, sợi bún dai, mềm vừa ăn, món ăn thêm bắt mắt khi được bày trí bên trên là thịt heo cắt lát, gan heo, tôm tươi, cùng một ít ớt tương đỏ.
2.3.7. Đặc sản Việt Nam – Cá lóc nướng
Món ăn dân dã này thường được chế biến sau các buổi đi làm đồng về của người dân Nam Bộ, trên tay sẽ là một con cá lóc tươi rói sẵn sàng phục vụ cho bữa cơm chiều.
Cá sau khi làm sạch sẽ được quấn lá sen và nướng trên than hồng, cá được ăn kèm với mắm nêm cay, có thể ăn cùng với cơm hoặc cuốn bánh tráng với rau sống.
Hành trình khám phá những món ăn đặc sản Việt Nam đã kết thúc, Blogamthuc365.edu.vn hy vọng các bạn sẽ hài lòng về những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết này.
Kinh nghiệm du lịch Hạ Long từ A-Z mới nhất
Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Vũng Tàu chi tiết nhất
Kinh nghiệm du lịch Sầm Sơn từ A-Z – điểm đến ”hot” nhất miền Bắc
Bỏ túi Kinh Nghiệm Du Lịch Hội An chi tiết nhất