Mảnh đất Huế thơ mộng luôn là điểm đến được vô vàn khách du lịch yêu thích. Nơi đây để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách bởi thiên nhiên trữ tình nên thơ, bởi con người Huế dịu dàng duyên dáng. Đặc biệt trên mảnh đất này còn có một ngôi chùa nổi tiếng gần xa – chùa Thiên Mụ. Hãy cùng Tico Travel khám phá biểu tượng tâm linh hơn 400 năm tuổi này ngay thôi nào!
Top 20 resort Huế đẹp sang trọng gần trung tâm thành phố
Top 20 villa Huế chuẩn 3-4-5 sao tầm nhìn đẹp
Top 20 khách sạn Huế giá cả phù hợp tại trung tâm thành phố
Top 20 homestay Huế đẹp bắt mắt gần trung tâm thành phố
1. Giới thiệu về chùa Thiên Mụ
1.1. Giới thiệu sơ lược về chùa Thiên Mụ
Nằm êm đềm, duyên dáng bên sông Hương thơ mộng, cộng hưởng cùng với vẻ đẹp của núi Ngự, của cây cầu Tràng Tiền cổ kính, xinh đẹp, hình ảnh Chùa Thiên Mụ Huế từ lâu đã đi vào tâm hồn của người dân địa phương, trở thành một phần trong cuộc sống, là nét đẹp tinh thần không thể tách rời, tô điểm cho bức tranh Huế muôn phần thi vị.
Với lịch sử hình thành và phát triển từ những năm chúa Nguyễn, ngôi chùa này được xếp vào những ngôi chùa có tuổi đời lớn bậc nhất đất cố đô, trở thành biểu tượng tâm linh, văn hóa của Huế nói riêng và cả nước nói chung mà không thể bỏ lỡ khi đặt chân tới mảnh đất này.
Bên cạnh đó sở hữu không gian rộng lớn, phong cảnh hữu tinh, vị trí đắc địa, vẻ đẹp độc đáo, cổ kính, nơi đây còn một trong những ngôi chùa nằm trong top đẹp nhất Đàng Trong, là nguồn cảm hứng sáng tác của biết bao người nghệ sĩ, là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng những vần thơ và đã bao đời đi vào thơ ca nhạc họa.
Bàn về chùa Thiên Mụ thì có vô vàn nét đẹp cần phải kể, phải gột tả nhưng không thể không nhắc đến biểu tượng nơi đây – tháp Phước Duyên. Ngoài tháp Phước Duyên, ngôi chùa cổ kính ấy còn được nhớ tới trong tâm thức của khách du lịch với hình ảnh của điện Đại Hùng, những cổ vật, chuông đồng, bia đá, những bức hoành phim,…
Tất cả đều ẩn chứa những giá trị văn hóa, nghệ thuật sâu sắc, phản ánh một triều đại, mang tầm vóc lịch sử, mỗi vật, mỗi địa điểm lại sở hữu vẻ đẹp riêng. Và tất nhiên chỉ đôi ba dòng thì không thể nào thể hiện hết. Blogamthuc365.edu.vn sẽ giới thiệu kĩ hơn trong bài viết này ngay dưới đây.
1.2. Lời nguyền huyền bí
Chùa Thiên Mụ Huế còn gắn liền với một câu chuyện huyền bí được kể lại từ đời này sang đời khác. Theo lời thuật lại của người dân địa phương, dưới chế độ phong kiến có những lễ giáo, những hủ tục hà khắc, nghiêm ngặt nhiều trường hợp dồn con người vào đường cùng như cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy.
Tương truyền rằng thời ấy có một đôi nam thanh, nữ tú yêu nhau say đắm. Nhưng trớ trêu thay, nàng là tiểu thư đài các, cành vàng lá ngọc, xinh đẹp yêu kiều của phủ quan lớn giàu có; chàng lại là một người con trai nghèo, mồ côi từ sớm. Hai người không hề tương xứng với gia cảnh nên tất nhiên tình yêu này bị ngăn cấm, phản đối kịch liệt.
Lễ giáo hà khắc và sự phản đối của gia đình không ngăn cản được tình yêu của họ. Quá đau khổ, tuyệt vọng, họ đã nắm tay nhau cùng kết thúc cuộc đời để được bên nhau dưới hoàng tuyền tại bến thuyền trước chùa Thiên Mụ.
Tạo hóa một lần nữa lại trêu ngươi con người khi mà chàng trai đã hòa mình vào Hương giang nhưng người con gái lại trôi vào bờ và được người dân cứu. Cô được đưa về nhà và ép gả cho một người môn đăng hộ đối khác. Hôn nhân không tình yêu, ngày qua tháng lại cô vẫn mãi chẳng quên người xưa, uất hận mà mất, hồn cô nhập vào chùa Thiên Mụ.
Cũng từ câu chuyện tình đó mà tại ngôi chùa cổ kính này có một lời nguyền của cô gái rằng: đôi trai gái nào đang yêu nhau, chỉ cần tới đây nhất định tình duyên sẽ chia đôi ngả. Lời nguyền góp phần làm cho chùa thêm sự huyền bí, linh thiêng.
Tuy nhiên đây cũng chỉ là câu chuyện được người dân đồn lại. Thực tế cho thấy nó không hề có thật. Giải thích cho điều này là sự tích đặt ra để tránh những đôi nam nữ yêu nhau, đến chùa, lợi dụng những bị cây um tùm mà thể hiện tình cảm quá mức hay có những hành động trái luân thường đạo lý, làm mất đi sự thanh tịnh của một địa điểm tâm linh.
1.3. Lịch sử xây dựng và phát triển
Lịch sử hình thành của ngôi chùa Thiên Mụ đẹp bậc nhất xứ Huế này cũng đầy huyền bí và linh thiêng. Dân gian tương truyền, thuở xưa tại đồi Hà Khê, mỗi tối thường bắt gặp một bà lão phúc hậu, hiền từ, bà phán: tại đây sẽ xuất hiện một vị chúa đi qua, nhất định sẽ dựng lên một ngôi chùa tích tụ linh khí, giúp đất nước giàu mạnh.
Đúng như lời bà nói, năm 1961, chúa Nguyễn Hoàng đang trấn thủ khu vực Thuận Hóa, một lần xem xét địa thế dọc bên bờ sông Giang, đã phát hiện ra ngọn đồi nhỏ nhô lên, dáng đẹp hiếm có, tạo ra thế tựa rồng ngoảnh mặt lại nhìn. Ngạc nhiên, bất ngờ chuyển thành thích thú và vui sướng, chúa cho dựng lên một ngôi chùa để trấn giữ long mạch. Đó chính là chùa Thiên Mụ.
Dưới triều đại của chúa Nguyễn, ngôi chùa rất được coi trọng và được trùng tu nhiều lần, đặc biệt là thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725), khi mà Phật giáo lại một lần nữa phát triển hưng thịnh. Năm 1710, chùa được thêm một chiếc chuông lớn, trọng lượng tới 2 tấn, bên trên có khắc một bài minh.
Năm 1714, nhiều nhà, nhiều điện, nhiều lầu thuộc khuôn viên tại đây tiếp tục được trùng tu. Nổi bật nhất là sự kiện chúa cho người sang Trung Quốc để mua hơn một ngàn bộ kinh Phật nhằm ca ngợi triết lý đạo Phật.
Đi qua hơn 4 thế kỷ dài đằng đẵng, ngôi chùa vẫn còn được tôn tạo nhiều lần. Tuy nhiên nơi đây vẫn giữ được vẹn nguyên nét đẹp về kiến trúc nguyên sơ cũng như giá trị sâu sắc vốn có. Nhắc tới Huế mà không kể tới chùa Thiên Mụ là một thiếu sót vô cùng lớn!
2. Địa chỉ và hướng dẫn di chuyển tới chùa Thiên Mụ
2.1. Địa chỉ cụ thể
Với sự nổi tiếng, nét đẹp và sức ảnh hưởng không nhỏ, chùa Thiên Mụ ở đâu đang ngày càng được các du khách quan tâm.
Địa chỉ cụ thể: đường Nguyễn Phúc Nguyên, đỉnh đồi Hà Khê, phường Hương Long, bờ Bắc sông Hương, Huế.
Như đã giới thiệu thì đây là một vị trí đắc địa, trấn giữ long mạch, sơn thủy hài hòa, khung cảnh thiên nhiên xung quanh thì vô cùng xinh đẹp. Nơi đây cách trung tâm Huế chỉ 5km về hướng Tây và gần rất nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng, thuận tiện để du khách có thể khám phá.
Các dịch vụ giải trí, văn hóa, nghệ thuật cũng vô cùng sôi động, đa dạng, giao thông thông thoáng, dễ dàng di chuyển. Chùa Thiên Mụ cách bến xe gần nhất – bến xe Nguyễn Hoàng chỉ 2,9km.
2.2. Hướng dẫn di chuyển chi tiết
Có nhiều cách để tới chùa Thiên Mụ, Blogamthuc365.edu.vn xin chia sẻ một số cách và lộ trình thích hợp để quý khách tham khảo:
Từ trung tâm Huế, đi vào đường Đinh Tiên Hoàng/ĐT8B, rẽ phải vào Trần Hưng Đạo, đi thẳng vào Kim Long (qua Trạm Gác Chân bên trái) quý khách sẽ thấy chùa Thiên Mụ tại bên phải.
Nếu muốn vừa di chuyển, vừa ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên Huế thơ mộng, đi thuyền rồng men theo sông Hương đến chùa Thiên Mụ là một lựa chọn tuyệt vời. Hoặc không quý khách có thể đi xe đạp hay xích lô cũng là một trải nghiệm rất độc đáo. Một lưu ý nho nhỏ là nếu di chuyển bằng xe đạp thì nên chú ý đi sớm để tránh bị nắng hoặc tình trạng đông đúc.
3. Giá vé và giờ mở cửa chùa Thiên Mụ
3.1. Giá vé
Hiện nay, chùa Thiên Mụ Huế miễn phí cho tất cả các khách du lịch đến thăm quan. Tuy nhiên, thăm quan bất kỳ ngôi chùa nào, quý khách cũng nên chuẩn bị chút tiền để công đức, cúng dường tam bảo cũng như có gói bánh, nén nhang dâng lên. Tham quan một ngôi chùa vô cùng độc đáo như vậy mà không cần vé vào cửa thì quả là tuyệt vời đúng không nào?
3.2. Giờ mở cửa
Chùa mở cửa cả ngày nên có thể đến tham quan bất cứ khi nào. Dù ghé qua lúc nào quý khách cũng sẽ bắt gặp những nét đẹp độc nhất vô nhị. Đặc biệt vào khi trời tối, mây đen bao trùm, phố bắt đầu lên đèn, chùa Thiên Mụ lại khoác lên mình chiếc áo huyền bí, kỳ ảo và dòng sông Hương cũng hiền hòa lấp lánh hơn. Tuy nhiên cũng đừng tới quá muộn nhé!
4. Vẻ đẹp chùa Thiên Mụ
4.1. Vẻ đẹp không gian
Chùa Thiên Mụ Huế gây ấn tượng đầu tiên trong lòng du khách bởi vẻ đẹp của không gian bao la, rộng lớn và đầy chất thơ, mang nét thanh bình tách biệt với thành phố ồn ào, náo nhiệt đầy xô bồ ngoài kia.
Không gian mở ra với hình ảnh một ngôi chùa dáng tựa rùa thần khổng lồ, trên mai đang gánh đỡ cả tòa tháp cổ nhưng vẫn điềm tĩnh uống nước nơi dòng sông Hương thơ mộng. Con sông mềm mại tựa dải lụa đào vắt ngang qua chùa, nước trong vắt, hiền hòa chảy, đưa gió lồng lộng thổi vào khuôn viên.
Tiếng chuông thanh cao chốc chốc lại được gióng lên vang vọng, sự thanh tịnh bao trùm lên khắp bầu không khí. Tìm về nơi này, ta thấy lòng được thảnh thơi và bình yên, ta thấy nhẹ nhõm và tâm hồn được bình thản.
Trong phút chốc, thời gian như ngừng trôi, ta sống chậm lại cảm nhận cuộc đời giữa khung cảnh xinh đẹp, nên thơ tựa tranh vẽ rồi giật mình cứ ngỡ như đang lạc vào chốn tiên cảnh nào giữa đời thường. Có lẽ khách du lịch tới vãn cảnh chùa Thiên Mụ và yêu cảnh sắc nơi đây cũng vì lẽ đó.
4.2. Vẻ đẹp trong thiết kế và kiến trúc
Bên cạnh không gian thì chùa Thiên Mụ còn sở hữu nét đẹp trong thiết kế và kiến trúc độc đáo. Có lẽ chẳng còn mỹ từ nào có thể thể hiện thành công vẻ đẹp đó. Ghé thăm ngôi chùa cổ kính này, quý khách sẽ có cơ hội ngắm nhìn những quần thể, công trình đồ sộ trong khuôn viên, chiêm ngưỡng nghệ thuật xây dựng, chạm khắc, đúc,… tinh xảo và độc đáo.
Từ biểu tượng của chùa là Tháp Phước Duyên, đến điện Đại Hùng, điện Quan Âm,… và khu mộ của hòa thượng Thích Đôn Hậu được bố trí tinh tế, quy hoạch gọn gàng trên đồi hình chữ nhật chạy dọc theo hướng Bắc – Nam. Xung quanh bốn bề khuôn viên được bao bọc bằng đá độc đáo, chắc chắn và an toàn.
Điều ấy cũng hòa mình vào nét đẹp kiến trúc cổ kính cho chùa. Cổ kính nhưng lại rất gần gũi, thân thuộc trong lối kiến trúc dân tộc, phản ánh vẻ đẹp của thời đại và nhuốm màu thăng trầm của thời gian.
Kiến trúc độc đáo, thiết kế cổ kính vừa làm tăng thêm vẻ đẹp duyên dáng, vừa làm bật lên nét uy nghiêm, thanh tịnh vốn có của một điểm đến tâm linh linh thiêng. Quả là một bức tranh kiến trúc và thiết kế bề thế đúng không nào. Ai mà đam mê về mảng này thì đừng ngần ngại gì mà tới ngay chùa Thiên Mụ nhé!
5. Những điểm dừng chân hấp dẫn tại chùa Thiên Mụ
5.1. Cổng Tam Quan
Muốn vào được chùa, trước hết phải đi qua cổng chính – cổng Tam Quan. Đây là một nét văn hóa rất gần gũi trong lối kiến trúc đền chùa của nước ta. Với cấu trúc gồm hai tầng áp mái, cổng có tổng cộng ba lối đi, mỗi lối lại có cửa ván gỗ bó lại nhờ đinh đồng và đai chắc chắn.
Bên cạnh đó trước cổng chùa Thiên Mụ còn có sự xuất hiện của tượng hai vị Hộ Pháp uy nghiêm canh giữ chùa, bảo vệ chùa khỏi những thế lực tâm linh xấu xa. Chưa cần vào khám phá, chỉ cần nhìn thấy hai vị ấy, du khách đã phần nào cảm nhận được sự linh thiêng, thanh tịnh nơi đây.
5.2. Tháp Phước Duyên
Bước vào chùa Thiên Mụ, khách du lịch sẽ không khỏi trầm trồ thán phục khi trước mắt giờ giờ hiện ra ra là tòa tháp Phước Duyên cổ kính tráng lệ. Đây cũng là biểu tượng trứ danh gần xa nhưng thật ra mãi đến năm 1844 thì tòa tháp mới được xây dựng.
Tọa lạc tại một nền đất bát giác cân với tổng cộng có tám mặt, mặt chính hướng về phía Nam được sơn vẽ, hướng về nơi có dòng Hương giang hiền hòa chảy trôi, các mặt còn lại để trần và càng lên cao thì càng thon gọn ở phần ngọn.Tháp gồm 7 tầng, mỗi tầng cao khoảng 2m, chiều cao tổng thể rơi vào khoảng 21m.
Từ xa nhìn lại, không khó để quý khách có thể cảm nhận được sự tinh xảo, tính tế trong việc trang trí và thiết kế. Nhìn chung thiết kế mỗi tầng có sự giao nhau ở màu sơn đồng ánh lên nét hồng đậm và nguyên liệu gạch mộc độc đáo.
Hai bên cửa mỗi tầng của biểu tượng chùa Thiên Mụ này đều được đề câu đối bằng một loại sơn trắng thanh tao với trước cổng là một tấm hoành phi đúc bằng đồng nổi bật sắc vàng uy nghiêm, rực rỡ. Tuy nhiên ngắm nhìn kĩ kiến trúc bên ngoài, quý khách sẽ thấy các tầng của tòa tháp tọa nơi đây có những nét khác biệt.
Đi sâu vào trong sẽ thấy được sự khác biệt, độc đáo rõ ràng. Hệ thống thang xoắn ốc giúp dễ dàng di chuyển, ở lầu 6 và 7, quý khách sẽ sử dụng thang bộ bằng gỗ. Mỗi tầng là gian thờ cúng của mỗi vị thần khác nhau.
Tượng các ngài được đúc bằng vàng y, càng lên cao khối lượng các bức tượng càng nặng, từ 25kg cho bức nhỏ nhất đến tới 300kg cho bức tượng lớn nhất. Tượng được đúc, khắc tinh xảo, thể hiện nổi bật sự uy nghiêm và linh thiêng.
Sở hữu lối kiến trúc đặc biệt, là công trình Phật giáo duy nhất tại đất Huế ứng dụng trang trí bằng pháp lam hiếm có vốn chỉ dành cho cung đình, chùa Thiên Mụ cùng dáng tháp đổ bóng xuống dòng sông Hương xinh đẹp, mùi khói hương nồng nàn bao trùm khắp không gian đã làm lưu luyến tâm hồn của biết bao du khách.
5.3. Đình Hương Nguyện và xe Austin bất tử
Đối diện với tòa tháp huyền thoại, một nét đẹp nơi chùa Thiên Mụ không thể bỏ lỡ, đó là đình Hương Nguyện. Ra đời dưới triều đại vua Thiệu Trị, ngôi đình là một tòa kiến trúc đặc sắc và bề thế, rất được coi trọng lúc bấy giờ. Tuy nhiên, một điều đáng buồn là vào những năm đầu của thế kỷ 20, một cơn bão lớn càn quét đã làm đền hư hỏng nặng.
Sau này nét đẹp của ngôi chùa ấy được phục dựng lại dưới sự cố gắng của nhân dân nhằm phục vụ nhu cầu tinh thần cũng như du lịch. Ghé thăm ngôi đình cổ trong khuôn viên, vườn hoa ở nơi này, ta còn có dịp ngắm nhìn chiếc xe Austin bất tử.
Ấy là chiếc xe mà cố Hòa thượng Thích Quảng Đức đã lái và tự thiêu thân mình để đấu tranh chính sách đàn áp Phật Giáo dã man của chính quyền tay sai Mỹ năm 1963. Theo dòng chảy trôi của thời gian, di vật ấy đã cũ và màu sơn cũng phai dần nhưng vẫn luôn được người dân giữ gìn và bảo vệ kĩ càng để tưởng nhớ một nhà sư, một người anh hùng.
5.4. Điện Đại Hùng
Được biết đến là chánh điện của chùa Thiên Mụ, nơi đây được chọn là địa điểm để thờ Đức Phật Di Lặc. Đức Di Lặc với đôi tai dài lớn lắng nghe chúng sinh muôn nơi; một chiếc bụng lớn để khoan dung để từ bi hỷ xả cho mọi lầm lỗi cùng một nụ cười tươi, nhân từ, đôn hậu chắc hẳn không hề xa lạ với chúng ta.
Công trình này cũng không kém phần nguy nga tại chùa Thiên Mụ. Trải qua nhiều đợt trùng tu, hiện nay ngoài rui hay đòn tay thì các phần khác đều được đóng lại chắc chắn bằng bê tông, phủ lên đó là sơn giả gỗ ở ngoài. Không chỉ là nơi đặt các bức tượng Phật giá trị, chánh điện của ngôi chùa còn sở hữu chiếc chuông đồng nhật nguyệt vô cùng thú vị.
5.5. Điện Địa Tạng và điện Quan Thế Âm
Khu Địa Tạng nằm ngay phía sau chánh điện chùa Thiên Mụ. Hai khu vực tách hẳn nhau và nối dài bởi khoảng sân rộng cùng nhiều cây cảnh. Nơi đây thực chất xây dựng dựa trên nền cũ của chùa Di Lặc năm xưa, có một diện tích đáng nể.
Đúng như tên gọi của mình thì điện Quan Thế Âm là nơi đặt bức tượng đức Quan Thế Âm bằng đồng tọa trên đài sen thanh thoát. Hai bên tượng chính là các gian thờ của các vị Điện Vương, mỗi bên là mười thần.
Tuy vị trí của hai tòa điện tại nơi này khá gần nhau nhưng chúng lại mang trên mình những nét đẹp rất riêng. Ở điện Địa Tạng là những hoa văn, điêu khắc tinh xảo, ở điện Quan Âm thì ngược lại rất mộc mạc, giản dị.
5.6. Khu mộ tháp cổ Hòa thượng Thích Đôn Hậu
Bước chân đến cuối khu vườn của chùa Thiên Mụ, quý khách sẽ tới khu vực lăng mộ của Hòa Thượng Thích Đôn Hậu. Ngài là một nhân vật vô cùng quan trọng đối với việc phát triển Phật giáo nước nhà. Cả đời người chỉ chuyên làm những việc tốt, ích đạo, cứu đời, cứu người, cứu độ chúng sinh.
Người cũng từng là một trong những vị trụ trì có công đức vô biên và vô cùng nổi tiếng của ngôi chùa này. Chính vì thế, một phần của khuôn viên chùa được xây dựng khang trang để đời sau tưởng nhớ, tôn thờ, thăm viếng người.
6. Lưu ý khi tham quan chùa Thiên Mụ
Ngoài những lưu ý đã nêu trên, khi tới vãn cảnh chùa Thiên Mụ, quý khách cũng cần để tâm đến một số vấn đề sau:
Thứ nhất, thời điểm lý tưởng nhất để tham quan chùa rơi vào khoảng tháng 1 đến tháng 2. Thời điểm đầu năm, thiên nhiên vạn vật đang đến độ sinh sôi nảy nở, khí hậu dễ chịu rất thuận tiện cho việc di chuyển, khám phá cảnh vật. Đây cũng là khoảng thời gian đến Tết Nguyên Đán, chùa sẽ tổ chức rất nhiều lễ hội lớn đặc sắc.
Quý khách cũng có thể ghé thăm chùa vào những ngày 15, mùng 1 hoặc vào những dịp lễ lớn của đạo Phật để dâng lễ và cảm nhận vẻ đẹp của chùa một cách trọn vẹn nhất. Một thời điểm khác cho những quý khách nào muốn vãn cảnh hoa phượng rực rỡ, thắp sáng cả góc chùa là vào khoảng tháng 5 – 6 nhé, sẽ rất tuyệt để sống ảo đó nhé.
Thứ hai, khi đến thăm quan bất cứ một địa điểm tâm linh nào, quý khách cũng nên chú ý trang phục phù hợp, kín đáo, nhẹ nhàng, lịch sự. Lưu ý không nói chuyện lớn tiếng, nói lời không hay, cử chỉ đúng mực, không nên chỉ trỏ lung tung.
Thứ ba, chú ý không sờ, chạm mạnh tay làm hỏng các cổ vật và tuân thủ các quy tắc trong chùa.
Cuối cùng, khuôn viên chùa Thiên Mụ khá rộng, tổng thời gian vãn cảnh rơi vào khoảng hai giờ đồng hồ, việc di chuyển cũng nhiều và thường xuyên, nên hãy nhớ chuẩn bị trước một chút nước để đảm bảo cho chuyến hành trình được suôn sẻ quý khách nhé!
7. Đánh giá của khách du lịch về chùa Thiên Mụ
Một khách du lịch có nickname là Cherry Tran để lại cảm nhận như sau:
“Quả là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Huế không những với kiến trúc lịch sử và còn bởi không khí yên bình đến lạ. Chùa Thiên Mụ nằm nghiêng mình hiền hoà bên bến sông Hương thơ mộng. Từ đây du khách có thể nhìn thấy sông Hương núi Ngự cũng như những chiếc thuyền rồng trôi lững lờ. Chùa nổi tiếng tâm linh hàng năm đón hàng ngàn khách du lịch đến tham quan và tìm hiểu. Với kiến trúc cổ kính và khuôn viên rộng rãi hứa hẹn là điểm dừng chân đầy hứa hẹn cho du khách gần xa.”
Một khách du lịch khác có tên là Ichoan cũng có đôi dòng chia sẻ rằng:
“Chùa Thiên Mụ gắn liền với lịch sử kinh thành Huế. Là một nơi trang nghiêm, điểm du lịch tâm linh. Bạn nên ăn mặc kín đáo khi viếng cảnh chùa, không nên ăn mặc hở hang.
Chùa nằm ngay khúc quanh của dòng sông Hương thơ mộng. Từ dưới bến thuyền bạn có thể chụp hình lên phía cảnh chùa để lấy toàn bộ cổng và tháp Phước Duyên rất đẹp.
Từ ngôi chùa này, bạn đi lên thêm tầm 500m sẽ gặp Văn Thánh. Cũng là một điểm tham quan chụp hình đẹp.”
8. Một số khách sạn gần chùa Thiên Mụ
8.1. Silk Path Grand Hue Hotel
Địa chỉ: 2 Lê Lợi, Vĩnh Ninh, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế.
Với vị trí ngay trung tâm thành phố Huế, Silk Path Grand Hue Hotel Spa đã ghi điểm tuyệt đối trong lòng du khách khi đặt chân tới Huế. Nơi đây rất gần các điểm du lịch nổi tiếng, trong đó có chùa Thiên Mụ. Khách sạn với thiết kế hiện đại, tông màu trắng và vàng của ánh đèn làm chủ đạo mang đến một nơi nghỉ dưỡng yên bình, thân thuộc, gần gũi.
Chất lượng phòng là điều không cần bàn cãi nhiều, nhân viên từ lễ tân đến bảo vệ đều được du khách đánh giá rất cao về thái độ hòa nhã, sự chuyên nghiệp và hiếu khách. Silk Path xứng đáng là địa chỉ tin cậy nhất cho chuyến du lịch của quý khách.
8.2. Indochine Palace
Địa chỉ: 105A Hùng Vương, Phú Nhuận, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế.
Nằm trong top các khách sạn chuẩn 5 sao tại Huế mộng mơ, Indochine Palace Hue cũng mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho du khách không kém cạnh các khách sạn trong phân khúc. Thiết kế sang trọng và cổ điển, thanh lịch.
Bắt đầu với những món buffet nổi tiếng, kết thúc chuyến du lịch trong ngày với việc ngâm mình trong các hồ bơi rộng, sạch, xinh đẹp và hiện đại thì còn gì bằng.
8.3. Melia Vinpearl Hue
Địa chỉ: 50A Hùng Vương, Phú Nhuận, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế.
Nằm trong chuỗi khách sạn của một tập đoàn lớn tại Việt Nam, Vinpearl sẽ không làm quý khách phải thất vọng về thiết kế và chất lượng dịch vụ. Bên cạnh việc sở hữu vị trí địa lý thuận tiện, khách sạn còn trang bị một chiếc view cực chất, nhất là khi quý khách di chuyển lên tầng cao nhất của tòa nhà. Ta sẽ bắt gặp một Huế mộng mơ hoàn toàn mới lạ.
Không gian rộng rãi, thoáng mát, đồ uống ở các Bar ngon, nhân viên đáng yêu, hòa đồng cũng là những cơn mưa lời khen dành cho khách sạn gần chùa Thiên Mụ này.
9. Tổng kết
Trên đây là những review, khám phá chi tiết của Blogamthuc365.edu.vn về chùa Thiên Mụ – biểu tượng tâm linh xứ Huế. Hy vọng những thông tin trên phần nào giải đáp thắc mắc trong lòng quý khách. Nếu có dịp đặt chân tới Huế, nhất định không thể bỏ lỡ địa điểm này. Chúc quý khách có những trải nghiệm thật thú vị, thật đáng nhớ tại đây nhé!
Kinh nghiệm du lịch Nha Trang chi tiết từ A-Z mới nhất
Kinh nghiệm du lịch Mũi Né chi tiết mới nhất
Kinh nghiệm du lịch Sầm Sơn từ A-Z – điểm đến ”hot” nhất miền Bắc
Bỏ túi Kinh Nghiệm Du Lịch Hội An chi tiết nhất