Thành phố Hồ Chí Minh được biết là nơi có mật độ dân số cao nhất cả nước, bao trùm thành phố là những tòa nhà cao chọc trời và dòng người tấp nập hối hả. Bởi vậy khi công viên Tao Đàn xuất hiện như thay đổi cục diện của thành phố mang tên Bác. Không gian ở đây xanh mát, thoáng đãng, lại còn có rất nhiều địa điểm vui chơi miễn phí. Cùng Blogamthuc365.edu.vn khám phá công viên Tao Đàn nhé.
Biệt thự villa Sài Gòn: nghỉ dưỡng đẳng cấp tại chốn hoa lệ
Top resort Sài Gòn view đẹp giá rẻ đáng nghỉ dưỡng
Top 20 khách sạn Sài Gòn giá rẻ gần trung tâm view siêu đẹp
Top 20 homestay Sài Gòn giá rẻ cho sinh viên sống ảo cực xịn sò
1. Giới thiệu về công viên Tao Đàn
Công viên văn hóa Tao Đàn gọi tắt là công viên Tao Đàn được biết đến là lá phổi xanh giữa lòng Sài Gòn. Công viên được bao bọc bởi 4 tuyến đường lớn là: Nguyễn Thị Minh Khai, Huyền Trân Công Chúa, Cách Mạng Tháng Tám và Nguyễn Du.
Trước khi xây dựng công viên Tao Đàn, công viên là khu đất nằm trong Dinh Toàn quyền thuộc về Pháp. Sau đó để hoàn thành công trình đường Miss Clavell vào năm 1869, Pháp đã tách khu vực này ra khỏi Dinh.
Ngày đó ở đây có cái tên mỹ miều là Jardin de la Ville theo tiếng Pháp và dân Việt Nam mình gọi nó thân thuộc hơn là Vườn Ông Thượng. Đường Miss Clavell chính là đường Huyền Trân Công Chúa ngày nay, trực thuộc phường Bến Thành.
Quá trình hình thành công viên Tao Đàn là sự tích góp, kéo dài trong nhiều năm mà có được. Khởi đầu năm 1896, xây dựng hội hiếu nhạc. Một năm sau đó, Hội Tam Điểm được ra đời.
Một thời gian tiếp theo, để phục vụ cho công tác thể dục thể thao như: bóng đá, bơi lội, quần vợt,… khu vườn đã có thêm câu lạc bộ thể thao Sài Gòn năm 1902. Năm 1926, chính phủ quyết định xây Viện dục Nhi với ước vọng đây sẽ là nơi đào tạo trẻ em thành tài. Ngày Pháp chính thức rút về nước, Dinh Toàn được đổi tên thành vườn Tao Đàn.
Từ năm 1975 trở đi, vườn Tao Đàn đổi tên một lần nữa thành công viên Tao Đàn và được lưu giữ đến tận bây giờ. Để cải tạo và phát triển khu vực công viên Tao Đàn, chính phủ cho phép các ty lương thực bày bán tại đây tuy nhiên vẫn giữ nét cây cỏ tươi xanh như mục đích ban đầu của nó. Bên cạnh đó, mỗi dịp xuân về, rất nhiều loại hoa đẹp được mang tới nhằm tạo nên một công viên Tao Đàn Tết xinh đẹp, ấm áp.
Tính đến nay, công viên Tao Đàn đã có hàng trăm nay lịch sử hình thành, trải qua rất nhiều công cuộc xây dựng bổ sung. Đặc biệt phải kể đến công trình đền thờ tưởng niệm các vị vua Hùng đã có công giữ nước năm 1992 và tu sửa khang trang hơn năm 2011. Cụ thể công viên Tao Đàn sẽ có những gì, cùng Blogamthuc365.edu.vn trải nghiệm từng địa điểm nhé.
2. Địa chỉ công viên Tao Đàn
Công viên Tao Đàn địa chỉ nằm tại đường Trương Định, quận 1, phường Bến Thành, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một trong những con đường trung tâm giá trị bậc nhất đất Sài Thành. Một số thông tin đi kèm cho bạn:
- Giờ mở cửa: 6:00 đến 22:00 từ thứ hai đến chủ nhật.
- Giá vé: tất cả các ngày đều miễn phí, ngày lễ sẽ có phụ thu thêm tùy độ lớn nhỏ của từng lễ hội. Ở đây có bãi gửi xe rất rộng, khá an toàn nhưng bạn vẫn nên cẩn thận với những món đồ tư trang có giá trị.
Công viên Tao Đàn có tổng diện tích lên đến 10 hecta, vô cùng rộng lớn. Bao phủ công viên là hàng nghìn cây xanh, đặc biệt là những cây cổ thụ có tuổi đời lên tới vài chục thậm chí là hàng trăm năm. Không khí có lẽ trong lành nhất giữa thành phố tấp nập, xô bồ.
Từ lâu, công viên Tao Đàn đã trở thành biểu tượng của Sài Gòn giống như câu cầu Rồng tại Đà Nẵng, tạo nên cảm giác bình yên trong ngày đời thường và nhộn nhịp trong dịp lễ.
Vì sở hữu vị trí đắc địa nên dù bạn ở đâu đều có thể dễ dàng tìm đến công viên Tao Đàn. Bạn có thể sử dụng bằng phương tiện như xe máy, ô tô, đi xe buýt, xe công nghệ hay taxi đều được.
Đối với bạn lựa chọn xe buýt, các tuyến bạn cần đi là: 05,06,14,28. Tuyến 05,06,28 sẽ dừng ngay tại công viên Tao Đàn, riêng tuyến 14 sẽ chở bạn tới đường Bà Huyện Thanh Quan sau đó bạn đi bộ thêm 200 mét nữa là tới.
Đối với xe cá nhân, bạn gửi ngay tại công viên Tao Đàn hoặc địa chỉ 55B Nguyễn Thị Minh Khai đều tiện và có thu phí 5.000 đồng.
3. Khám phá công viên Tao Đàn
Trong tổng thể công viên Tao Đàn chia ra nhiều địa điểm tham quan và vui chơi khác nhau. Lần lượt kể đến là
3.1 Khu vui chơi trẻ em
Khuôn viên dành cho trẻ em tại công viên Tao Đàn có diện tích 300 mét vuông với rất nhiều loại hình vui chơi khác nhau. Khu vực này hướng về phía đường Trương Định. Chiều xuống hoặc cuối tuần công viên thường rất đông bởi đây là thời gian đám trẻ được nghỉ học. Bên cạnh đó sẽ có những quầy ăn vặt khá ngon bạn có thể thử.
3.2 Khuôn viên tản bộ của công viên Tao Đàn
Trước khi trở thành công viên Tao Đàn rộng lớn như hiện tại, Dinh Toàn đã cho trồng hàng loạt các loại cây cổ thụ như: nhạc ngựa, sao đen,… tính tới nay là hàng trăm năm tuổi.
Dưới bóng mát của hàng cây già cỗi, người thì chọn tản bộ, người chọn ngồi nói chuyện, hàn huyên. Thời điểm đông nhất là vào sáng sớm hoặc chiều muộn, các cô chú lớn tuổi xếp từng hàng tập dưỡng sinh, góc bên cạnh có từng nhóm tổ chức picnic, họ có thể là gia đình, cũng có thể là bạn bè, thật là vui vẻ.
Tuy nhiên hạn chế tối đa việc đến công viên Tao Đàn vào buổi tối, một phần vì vắng, phần vì cây cối rậm rạp, khuất tầm nhìn ít nhiều sẽ gây ra nguy hiểm.
3.3 Đền vua Hùng và đền Champa
Đền tưởng niệm các vua Hùng được xây dựng vào năm 1992 nhằm khắc ghi những hy sinh sinh vĩ đại của ông cha ngày xưa, khắc ghi trong lòng ý nghĩa việc chúng ta đang được sống trong xã hội hòa bình. Năm 2011, công viên Tao Đàn được sửa chữa lại.
Kiến trúc của ngôi đền mang phong cách truyền thống với mái ngói màu đỏ nâu, hai bậc thang lên xuống có đôi rồng được chạm khắc tỉ mỉ, công phu và có hai tượng Hộ Pháp ngay hai bên cửa đền và bên trong có thờ tượng vua Hùng. Điều này gần giống với cổng đền Hùng Phú Thọ.
Ngoài ra đền vua Hùng trong công viên Tao Đàn cũng là địa điểm tổ chức giỗ tổ Hùng Vương cho những người dân muốn hướng về đất Tổ nhưng không thể tới được Phú Thọ. Đặc biệt vào những ngày Tết, ngày lễ công viên Tao Đàn đón một lượng khách rất lớn.
Cách vài bước chân là đền Champa, đây là mô hình khắc họa lại theo nguyên mẫu Tháp Bà Ponagar tại Nha Trang, tuy nhiên kích thước nhỏ hơn nhiều so với tháp Champa thật, nhưng không thể phủ nhận đền Champa chính là điểm nhấn sáng trong toàn thể khuôn viên công viên Tao Đàn.
3.4 Hội hoa xuân
Mỗi dịp Tết đến xuân về, công viên Tao Đàn lại mở ra lễ hội hoa xuân lấy tên là “ Hoa xuân Tao Đàn” kèm theo thiết kế con giáp ứng với năm đó. Trong hội hoa xuân tại công viên Tao Đàn sẽ có 3 khu vực chính là: khu vực trưng bày hoa, cá kiểng, tiểu cảnh, đá nghệ thuật.. tất cả đều được tạo nên từ những nghệ nhân tay nghề có tiếng. Bên cạnh sẽ có các tiết mục văn nghệ đặc sắc mời du khách khắp nơi chào đón năm mới.
3.5 Ngôi mộ cổ họ Lâm
Ngôi mộ nằm ngoài khuôn viên tổ chức lễ hội của công viên Tao Đàn nên ít người biết tới. Ngôi mộ này hiện giờ đã được công nhận là di tích kiến trúc – nghệ thuật cấp thành phố (năm 2014). Trên bia công nhận di tích ghi là Mộ cổ họ Lâm. Ngôi mộ được xây dựng vào năm 1895 ( Ất Mùi), thiết kế kiểu dáng song táng ( 2 ngôi mộ kề nhau) của ông Lâm Tang Lang và vợ Mai Thị Xã.
Gia phả nhà họ Lâm rất dài, đời sau của ông có những người con ưu tú kể đến như: Phó lãnh binh Lâm Quang Ky đời thứ 4 và Lâm Đình Phùng tức nhạc sĩ Lam Phương, đời thứ 7. Có dịp bạn hãy ghé qua để tìm hiểu thêm về ngôi mộ cổ họ Lâm tại công viên Tao Đàn. Tiếp sau đây cùng Blogamthuc365.edu.vn khám phá thêm những địa điểm thú vị quanh công viên Tao Đàn ngay nhé.
4. Khu vui chơi quanh công viên Tao Đàn
Vui chơi không quên nhiệm vụ ăn uống, gần công viên Tao Đàn có quán cơm của một nghệ sĩ nổi tiếng – cơm quê Mười Khó. Ở đây có các món ăn mang đậm chất miền Trung thân thương. Quán này của Trường Giang, tới đây bạn cũng rất dễ gặp nhiều anh chị nổi tiếng khác.
Không thể bỏ qua một địa điểm làm mưa gió tại Sài Gòn – chợ Bến Thành, chợ này xuất hiện lâu đời và nhìn thấy chợ Bến Thành ai cũng sẽ đoán được bạn đã đến với thành phố Hồ Chí Minh, chợ được xây theo kiến trúc nhà lồng có 4 cửa chính và 12 cửa phụ tỏa ra 4 hướng xung quanh chợ, đặc biệt mở cả ngày lẫn đêm. Ghé thăm chợ Bến Thành, bạn sẽ được thỏa thích mua sắm quần áo hay thưởng thức những món ăn nổi tiếng của Sài Gòn.
Nhà Thờ Đức Bà – cái tên quen thuộc với thành phố này. Từ công viên Tao Đàn đến nhà thờ không quá xa. Đây là công trình có bề dày lịch sử về kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng của Sài Gòn. Đừng quên check – in nếu bạn không muốn bị bỏ lỡ một tuyệt tác của Việt Nam.
Phố Tây Bùi Viện, một con phố nhộn nhịp về đêm. Ở đây diễn ra tất cả các hoạt động như trò chơi dân gian, ca nhạc, ăn uống,… được xem là Sài Gòn thu nhỏ.
Công viên Tao Đàn có một vị trí vô cùng hợp lý để bạn trải nghiệm được nhiều khu du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh. Với không gian thoáng đãng và mát mẻ trước thời tiết nóng như Sài Gòn sẽ giúp bạn có cảm giác thư giãn và thoải mái. Blogamthuc365.edu.vn chúc bạn có một chuyến đi tràn ngập niềm vui và có nhiều trải nghiệm thú vị tại công viên Tao Đàn.
Kinh nghiệm du lịch Nha Trang chi tiết từ A-Z mới nhất
Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Vũng Tàu chi tiết nhất
Kinh nghiệm du lịch Sầm Sơn – Điểm đến “HOT” nhất miền Bắc
Bỏ túi Kinh Nghiệm Du Lịch Hội An chi tiết nhất