Cố đô Huế – Nơi tọa lạc của rất nhiều công trình kiến trúc mang nét đặc sắc, đặc trưng cho một thời phong kiến của nước ta. Mà một trong các công trình đặc sắc đó chính là lăng Minh Mạng và hôm nay, cùng Blogamthuc365.edu.vn tìm hiểu về công trình này nhé.
Top 20 resort Huế đẹp sang trọng gần trung tâm thành phố
Top 20 villa Huế chuẩn 3-4-5 sao tầm nhìn đẹp
Top 20 khách sạn Huế giá cả phù hợp tại trung tâm thành phố
Top 20 homestay Huế đẹp bắt mắt gần trung tâm thành phố
1. Giới thiệu về Lăng Minh Mạng
Là một công trình mang đậm nét kiến trúc của nho giáo và được xây dựng, hoàn thành dưới triều đại nhà Nguyễn. Có thể bạn không biết, ngoài cái tên lăng Minh Mạng được phổ biến với nhiều người thì di tích còn có tên là Hiếu Lăng.
Địa điểm nơi lăng vua Minh Mạng tọa lạc có thể nói là rất thuận lợi khi nội tụ đủ sông hồ và núi rừng. Diện tích của toàn bộ di tích khá rộng rãi, từ đó tạo nên một không gian rộng rãi, thoáng đãng.
2. Địa chỉ và hướng dẫn cách di chuyển đến lăng Minh Mạng
2.1. Địa chỉ chi tiểt
Lăng Minh Mạng được xây dựng trên một ngon núi cao ở tỉnh Thừa Thiên Huế, vị trí khá cao như thể hiện quyền lực và sự cao quý của bậc vua chúa khi xưa. Trên ngọn núi này cũng là nơi tọa lạc của hàng chục công trình kiến trúc lớn nhỏ khác nhau.
Lăng vua Minh Mạng có kiến trúc uy nghi và được thiết kế theo đúng chuẩn mực của thời đại khi ấy và nằm cách trung tâm của thành phố Huế chỉ khoảng 12km.
Địa chỉ: Núi Cẩm Khê, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
2.2. Hướng dẫn cách di chuyển
Do nằm ở vị trí khá gần với trung tâm thành phố Huế nên du khách có thể chọn nhiều phương tiện khác nhau để di chuyển đến lăng Minh Mạng mà vô cùng thuận tiện. Có hai loại phương tiện chính mà du khách có thể lựa chọn để di chuyển đến lăng mộ vua Minh Mạng là xe máy và taxi.
Đối với xe máy: Ngoài việc bạn tự sử dụng phương tiện của mình thì du khách cũng có thể tham khảo và thuê xe máy tại các cửa hàng cho thuê xe bên trong trung tâm thành phố Huế.
Giá thuê xe máy khá rẻ, chỉ khoảng từ 120 ngàn đồng đến 150 ngàn đồng cho mỗi chiếc, tùy vào loại xe. Di chuyển bằng xe máy sẽ trở nên thuận tiện hơn nếu bạn sử dụng bản đồ điện tử và chạy theo chỉ dẫn của nó để đến thăm quan lăng Minh Mạng.
Còn đối với các bạn e ngại thời tiết nắng nóng của xứ Huế hay không thích việc tự lái xe thì cũng có thể chọn taxi để di chuyển. Với phương tiện này, du khách có thể đặt xe ở trên các ứng dụng đặt xe để có thể biết trước được giá tiền cũng như hành trình di chuyển của mình. Bên cạnh đó thì các loại taxi tại Huế đến lăng mộ hoàng đế Minh Mạng khá đa dạng cho du khách lựa chọn.
Một phương tiện khác tuy không phổ biến lắm nhưng cũng rất đang thử trong hành trình đến thăm lăng Minh Mạng của du khách là ngồi thuyền và xuôi ngược dòng sông Hương mộng mơ xứ Huế. Phương tiện này sẽ giúp bạn được chiêm ngưỡng khung cảnh tuyệt đẹp của sông nước cũng như có những trải nghiệm tuyệt vời nhất.
3. Lịch sử của lăng Minh Mạng
Lăng Minh Mạng được xây dựng vào dưới triều nhà Nguyễn, là nơi an nghỉ của vua thứ hai của triều đại này – Vua Minh Mạng. Đây cũng là vị vua có thể nói là xuất chúng nhất trong triều đại này, những chính sách, đóng góp của vua Minh Mạng mang đến rất nhiều lợi ích cũng như nhữung ý nghĩa cho đất nước ta cả về sau này.
Thông thường, vào thời phong kiến thì các vị vua sẽ lên kế hoạch để xây lăng cho mình từ trước bởi thời gian xây lăng tốn khá nhiều thời gian. Vua Minh Mạng cũng không ngoại lệ nên sau khi lên ngôi và trị vì được 7 năm, nhà vua đã bắt đầu lên kế hoạch và tiến hành xây lăng vua Minh Mạng.
Mục đích sử dụng của lăng tẩm không chỉ là nơi để các vị vua an nghỉ sau khi băng hà mà nơi đây còn đóng vai trò như một lăng tẩm – nơi để các vị vua nghỉ ngơi sau thời gian thượng triều, phê duyệt tấu chương,…
Mặc dù được lên kế hoạch từ rất sớm nhưng thời gian tìm kiếm được địa điểm thích hợp cho xây dựng lăng Minh Mạng lại kéo dài tới khoảng 14 năm và địa điểm được chọn chính là núi Cẩm Khê.
Sự tìm kiếm vất vả trong quãng thơi fgian dài để cho ra địa điểm xây dựng của lăng vua Minh Mạng quả không uổng phí bởi núi Cẩm Khê là một địa điểm vô cùng đắc địa. Ngọn núi này nằm gần với ngã ba Bằng Lăng – Ngã ba nơi tụ hợp của hai con sông lớn ở Huế, tạo nên dòng chảy chính của dòng sông Hương thơ mộng – Sông Tả Trạch và sông Hữu Trạch.
Vào thời điểm đó, vua Minh Mạng cũng đổi tên ngọn núi Cẩm Khê thành núi Hiếu Sơn và đặt tên lăng tẩm của mình là Hiểu Lăng. Đây cũng chính là cái tên ban đầu của lăng mộ hoàng đế Minh Mạng.
Sau khi chọn được địa điểm hoàn hảo, lăng Minh Mạng được bắt đầu xây dựng vào năm 1840 và hoàn thành vào 3 năm sau đó. Quy mô lớn và sự công phu, tỉ mỉ và hoành tráng, tráng lệ của lăng đã cần đến hàng ngàn lính xây cùng thợ cùng nhau làm.
Tuy nhiên, đáng tiếc là vua Minh Mạng đã băng hà ngay sau khi lăng Minh Mạng được khởi công 1 năm, do đó, công trình được vua Thiệu Trị – người nối ngôi vua và cũng là con trai của vua Minh Mạng tiếp tục tiến hành. Sau khi vua Minh Mạng băng hà, ông được chôn cất tại Bửu Thành.
Và tới năm 1843, khi mà lăng mộ hoàng đế Minh Mạng chính thức được hoàn thiện thì hài cốt của ông mới được đưa về lăng chôn cất.
4. Những điều đặc biệt tại lăng Minh Mạng
4.1. Cấu trúc xây dựng độc đáo
Một trong những điểm đặc sắc nhất của lăng Minh Mạng có thể nói đến chính là thiết kế vô cùng chuẩn chỉnh theo phong cách nho giáo thời xưa. Tổng diện tích của lăng là khoảng 18 héc ta, trong đó bao gồm khoảng 40 công trình khác nhau và được chia thành 3 trục lớn.
Các trục lớn này được sắp xếp song song với nhau, trong đó, đường Thần Đạo là đường trung tâm. Theo các nghiên cứu thì lăng vua Minh Mạng mang hình dáng như một người đàn ông nằm nghỉ ngơi với chiếc gối đầu là núi Kim Phụng, phần cơ thể hướng về ngã ba Bằng Lăng và hai cánh tay buông thõng tự nhiên ở hai bên nửa hồ Trừng Minh.
4.2. Các công trình đặc sắc
Sở hữu khoảng 40 công tình khác nhau bên trong, lăng Minh Mạng là điểm thu út rất nhiều du khách ghé thăm và khám phá. Trong 40 công trình đó thì Blogamthuc365.edu.vn đã liệt kê được 6 công trình đặc sắc nhất dưới đây mà bạn không nên bỏ lỡ.
4.2.1. Đại Hồng Môn
Đại Hồng Môn là tên gọi của cửa chính và trong lăng vua Minh Mạng. Cổng được xây bằng gạch vôi là thiết kết hành 3 lối đi rộng rãi. Đại Hồng Môn được thiết kế với 24 mái, trong đó các phần mái đều được thiết kế chi tiết, tỉ mỉ với các họa tiết mang ý nghĩa lớn như hình ảnh cá chép hóa rồng,…
Theo ghi chép lịch sử thì Đại Hồng Môn của lăng mộ hoàng đế Minh Mạng chỉ được mở cửa 1 lần duy nhất, chính là vào thời điểm thi thể của vua Minh Mạng được đưa vào lăng và sau đó, cánh cổng luôn được đóng kín. Hiện nay, các du khách nếu muốn vào thăm lăng Minh Mạng thì phải đi qua Tả Hồng Môn và Hữu Hồng Môn.
4.2.2. Bái Đình
Đi vào bên trong lăng mộ vua Minh Mạng, ngay phí sau cổng chính Đại Hồng Môn, du khách sẽ bắt gặp một khoảng sân rộng được lát gạch Bát Tràng vô cùng sạch sẽ. Trưng bày trong sân là các hàng tượng quan văn, quan võ hay tượng các con vật như voi, ngựa,…
Bên trong sân còn trưng bày bia đá ghi chữ Thánh Đức Thần Công do chính tay vua Thiệu Trị viết nhằm tưởng nhớ và khắc ghi công ơn của vua Minh Mạng.
4.2.3. Lầu Minh Lâu
Trong tiếng Nho thời xưa thì Minh có nghĩa là sáng nên Minh Lâu mang ý nghĩa là lấu sáng. Lầu Minh Lâu được đặt trong lăng Minh Mạng với ý nghĩa là nơi để người ta thanh tỉnh chính mình qua những đêm tranh thanh gió mát.
Công trình được thiết kế thành hai tầng, có tám mái và ẩn phía sau chính là vườn hoa chữ Thọ. Tất cả các chi tiết trong lầu Minh Lâu đầu mang đậm các triết lý, giáo lý của Nho giáo như ý nghĩa tổng thể trong thiết kế mà lăng vua Minh Mạng hướng tới.
4.2.4. Khu vực Tẩm Điện
Khu vực Tẩm Điện là nơi để vua nghỉ ngơi sau những giờ thượng triều mệt mỏi, do đó, không gian được thiết kế khá thanh tịnh, nhẹ nhàng. Tẩm Điện lăng Minh Mạng bao gồm hai công trình chính là Hiếu Đức Môn và điện Sùng Ân.
Trong đó, Hiếu Đức Môn là nơi được xây dựng trên khoảng đất hình vuông mang ý nghĩa tượng trưng cho đất, còn điện Sùng Ân là nơi đặt bài vị cũng như thờ cúng vua và hoàng hậu.
4.2.5. Hồ Tân Nguyệt
Hồ Tân Nguyệt có thể nói là công trình toát lên sự tinh tế, hài hòa giữa đất với trời trong lăng vua Minh Mạng. Khu vực hồ với mặt nước trong xanh, xung quanh là những tán lá cây xanh mát, ôm trọn lấy chu vi của hồ.
Thiết kế này không phải là ngẫu nhiên mà mang dụng ý tạo hình như Mặt Trời rực rỡ đang ôm trọn lấy Mặt Trăng hiền dịu trong lòng. Đặc biệt, mặt hồ Tân Nguyệt cũng hứng trọn ánh Mặt Trời chiếu rọi – như để biểu trưng cho vị vua tài ba yên nghỉ trong lăng Minh Mạng.
4.2.6. Cầu Thông Minh Chính Trực
Ngay từ cái tên của công trình thuộc lăng Minh Mạng này, hẳn du khách đã phần nào đoán được ý nghĩa của nó. Toàn bộ cây cầu được làm bằng đá và có tổng cộng 17 bậc thềm tất cả. Hai bên thành cầu cũng được dựng lan can để đảm bảo an toàn và cây cầu được bắc qua hồ Tân Nguyệt và dẫn vào Bửu Thành.
Hai bên đầu của cầu Thông Minh Chính Trực là cổng tam quan với thiết kế rồng phượng vô cùng uy nghi, thể hiện thêm phần trang trọng cho công trình dẫn vào nơi an nghỉ của vị vua trong lăng mộ vua Minh Mạng.
5. Hình ảnh lăng Minh Mạng
Nếu bạn chưa có cơ hội đến thăm lăng Minh Mạng thì cũng đừng lo, chúng tôi đã chọn lọc ra nhữung hình ảnh đẹp nhất của lăng mộ của vua Minh Mạng để bạn có thể chiêm ngưỡng trước khi đến thăm địa điểm này ngay sau đây.
Lăng Minh Mạng cùng nét kiến trúc cổ xưa và mang đậm dấu ấn lịch sử cũng như thiết kế vô cùng nổi bật tạo nên sức hút vô cùng lớn đối với các du khách. Blogamthuc365.edu.vn cũng hy vọng bạn sớm có cơ hội đến thăm Huế và ghé qua lăng Minh Mạng để viếng thăm vị vua tài ba của dân tộc.
Kinh nghiệm du lịch Nha Trang chi tiết từ A-Z mới nhất
Kinh nghiệm du lịch Mũi Né chi tiết mới nhất
Kinh nghiệm du lịch Sầm Sơn – điểm đến ”hot” nhất miền Bắc
Bỏ túi Kinh Nghiệm Du Lịch Hội An chi tiết nhất