2 cách pha trà măng cụt giải nhiệt: “Tam tai” của măng cụt, đến vỏ cũng không tha

2023 thật sự là năm “tam tai” của măng cụt khi chưa kịp lớn đã bị bặt làm gỏi gà măng cụt, rồi khi chín thì vỏ cũng bị mang đi pha trà măng cụt. Cách pha trà măng cụt khá độc lạ, hương vị cũng khác biệt, bạn đã thử chưa?

Bạn đang đọc: 2 cách pha trà măng cụt giải nhiệt: “Tam tai” của măng cụt, đến vỏ cũng không tha

Giá trị dinh dưỡng của măng cụt

Măng cụt, tên khoa học là Garcinia mangostana hay còn gọi là trúc tử, là một loài cây thuộc họ Bứa. Thuộc loại cây nhiệt đới cho quả ăn được, rất quen thuộc tại Đông Nam Á. Cây cao từ 7 đến 25 m. Quả khi chín có vỏ ngoài dày, màu đỏ tím đậm. Ruột trắng ngà và chia thành nhiều múi có vị chua ngọt thanh thanh và có mùi thơm thu hút.

2 cách pha trà măng cụt giải nhiệt: “Tam tai” của măng cụt, đến vỏ cũng không tha

Giá trị dinh dưỡng của măng cụt (Ảnh: Internet)

Trong trái măng cụt chứa nhiều chất đạm, canxi, sắt, photpho,.. nên rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, ngoài phần ruột màu trắng chúng ta thường ăn thì phần vỏ màu tím sậm cũng rất tốt cho sức khỏe, nó chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa ung thư, tăng cường hệ miễn dịch và tốt cho tim mạch.

Măng cụt còn được ví như một loại “thần dược” làm đẹp da của các chị em phụ nữ. Loại quả này giúp giảm các chứng bệnh về da như mụn, nấm, viêm da,… nó còn hỗ trợ chống ung thư da và làm chậm quá trình lão hóa da ở tuổi trung niên.

Công dụng của măng cụt

Trái măng cụt có nhiều hỗn hợp kháng thể Xanthones thiên nhiên. Cho đến bây giờ công trình nghiên cứu y khoa đã khám phá ra trên 40 loại kháng thể Xanthones thiên nhiên trong vỏ măng cụt (Khoảng 20% của tổng số kháng thể Xanthones đã được khám phá trên địa cầu), và chưa có một loại trái cây nào có thể sánh bằng trái măng cụt về phương diện này.

2 cách pha trà măng cụt giải nhiệt: “Tam tai” của măng cụt, đến vỏ cũng không tha

Công dụng của măng cụt (Ảnh: Internet)

Trong phần ăn được của quả măng cụt rất giàu dưỡng chất như: chất đạm, chất béo, chất carbonhydrates, chất xơ, calsium, chất sắt, phốt pho,… và vitamin như B1, C.

Tăng cường sinh lực cho cơ thể

Trong quả măng cụt chứa axit trytophan – chất có liên hệ trực tiếp với Serotonin (một chất dẫn truyền thần kinh có liên hệ mật thiết với giấc ngủ, tâm trạng vui buồn và khẩu vị) tạo sự phấn chấn cho tinh thần.

Măng cụt chống ung thư, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường

Muốn chống ung thư thì phải ăn măng cụt, chất oxalthone trong măng cụt có chức năng chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự đe dọa của stress oxy hóa bằng cách tấn công các gốc tự do. Các nghiên cứu của Tạp chí quốc tế về độc chất thực phẩm và hóa chất (FCT) đã khẳng định măng cụt có tác dụng chống ung thư da mạnh , ăn vừa phải sẽ không gây tác dụng phụ cho cơ thể. Bên cạnh đó, măng cụt cũng có thể tăng cường các tế bào và mô của cơ thể để chống lại bệnh tim, đồng thời chứa kali, đồng, magiê và mangan, có thể làm giảm cholesterol trong cơ thể, tăng cường khả năng miễn dịch và giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường . .

Chống lão hóa

Xanthones và catechin cùng 3 loại vitamin có trong măng cụt đều là những thành phần cực tốt cho làn da và chống lão hóa vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, các hợp chất chống oxy hóa đa dạng trong măng cụt cũng có khả năng hạn chế các tế bào bị gây hại, đồng thời phục hồi lại các tế bào da bị tổn thương nên giảm thiểu tình trạng lão hóa da và mang lại cho bạn làn da trẻ trung đầy sức sống.

Măng cụt giảm mùi hôi của hơi thở

Bên cạnh việc hỗ trợ phòng ngừa ung thư, kháng thể xanthones trong vỏ quả măng cụt còn có khả năng diệt khuẩn. Vì vậy, khi ăn hoặc súc miệng bằng nước măng cụt bạn sẽ giảm được mùi hôi trong miệng.

Giúp giảm cân an toàn

Nhờ đặc tính chứa nhiều xanthones, măng cụt giúp giảm cholesterol, hạ huyết áp rất tốt. Khi cholesterol xấu bị lão hóa sẽ sinh ra những mảng bám trong mạch máu. Kháng thể xanthones trong măng cụt có tác dụng làm giảm ảnh hưởng của cholesterol xấu và chống béo phì hiệu quả, rất thích hợp trong việc giảm cân.

Măng cụt giúp giảm cholesterol

Các công trình nghiên cứu cho thấy kháng thể xanthones trong măng cụt có tác dụng làm giảm cholesterol xấu và ngăn ngừa sự hình thành các mảng bám nguy hiểm. Tuy nhiên, ăn vỏ ngoài măng cụt hơi đắng. Do đó, trong Đông y thường kết hợp nó với một số vị khác để làm thuốc.

Măng cụt trị viêm da

Chiết xuất từ vỏ qua măng cụt có tác dụng điều trị hiệu quả các bệnh ngoài da như chàm, viêm da, mụn trứng cá, vẩy nến và ngứa mà ít gây ra phản ứng phụ

Măng cụt trị tiêu chảy

Dùng vỏ măng cụt khô 20g, vỏ thân cây ổi 12g. Đem tất cả nguyên liệu nấu với 300ml nước để lấy nước uống. Bạn có thể chia uống 2 lần trong ngày.

Măng cụt giúp giảm đau bụng kinh

Đối với những cô gái đang trong kỳ kinh nguyệt, măng cụt có thể giúp giảm bớt những khó chịu trước kỳ kinh nguyệt như tâm trạng thất thường và chóng mặt, trong khi ở Indonesia và Malaysia, người dân địa phương sẽ đun sôi rễ măng cụt để giảm cảm giác đau đớn cho các cô gái trong kỳ kinh nguyệt.

Măng cụt chống viêm, giảm chảy máu nướu răng

Măng cụt chứa Xanthones, một hợp chất Polyphenol tự nhiên (Polyphenol), có thể ức chế sự tiết ra histamin (Histamine) và prostaglandin (Prostaglandin), đồng thời làm chậm phản ứng viêm của cơ thể. Ngoài ra, gel làm từ măng cụt còn có thể hỗ trợ điều trị các vấn đề về nướu và giảm tình trạng chảy máu nướu.

Cách làm trà măng cụt hoa đậu biếc

2 cách pha trà măng cụt giải nhiệt: “Tam tai” của măng cụt, đến vỏ cũng không tha

Trà măng cụt hoa đậu biếc (Ảnh: Internet)

Nguyên liệu làm trà măng cụt

  • 3 trái măng cụt
  • 10 hoa đậu biếc khô
  • 25gr đường
  • 120ml nước nóng
  • 2 nhánh cỏ xạ hương
  • ½ trái chanh
  • 1 ít đá viên

Để mua được măng cụt ngon, bạn chọn mua loại măng cụt có núm còn xanh tươi, nhìn dưới đáy măng cụt có nhiều cánh hoa nhé! Ngoài ra không nên chọn những quả có vỏ màu nâu đỏ, không nên mua măng cụt vào mùa mưa và cuối cùng không nên chọn những quả măng cụt có kích thước to, những quả như thế thường phần thịt bên trong rất ít và không được ngon.

Mua hoa đậu biếc khô, bạn chọn mua những hoa có màu xanh tím đậm đặc trưng, nên chọn những gói hoa đậu biếc có nguồn gốc rõ ràng, không bị chảy nước hay ẩm mốc.

Cỏ xạ hương bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng bán thuốc Đông Y, bán hàng dược liệu hay trên các trang thương mại điện tử.

Cách làm trà măng cụt

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Măng cụt lột vỏ, lấy 2 trái tách thành từng múi nhỏ, giữ nguyên lại 1 trái để trang trí.

2 cách pha trà măng cụt giải nhiệt: “Tam tai” của măng cụt, đến vỏ cũng không tha

Cách làm trà măng cụt (Ảnh: Internet)

Bước 2: Pha trà hoa đậu biếc

Cho 10 hoa đậu biếc khô vào ấm trà, đổ vào 120ml nước nóng và khuấy đều, ủ trong vòng 15 phút.

Sau khi ủ xong, nước trà hoa ra màu xanh đậm, bạn nhẹ nhàng lấy từng hoa đậu biếc ra ngoài và cho 25gr đường vào khuấy đều.

Tìm hiểu thêm: Về Bình Phước ăn cơm lam, canh thụt 

2 cách pha trà măng cụt giải nhiệt: “Tam tai” của măng cụt, đến vỏ cũng không tha
Cách làm trà măng cụt (Ảnh: Internet)

Bước 3: Dằm măng cụt

Cho các múi nhỏ của măng cụt vào trong ly, dằm cho đến khi măng cụt ra hết nước là đạt.

2 cách pha trà măng cụt giải nhiệt: “Tam tai” của măng cụt, đến vỏ cũng không tha

Cách làm trà măng cụt (Ảnh: Internet)

Bước 4: Trang trí

Cho đá vào khoảng tầm nửa ly, cho vào 2 nhánh xạ hương, măng cụt còn lại và tiếp tục đổ đá cho đến khi đầy ly.

Sau đó cho phần trà hoa đậu biếc vào đầy ly, vắt ½ quả chanh. Cuối cùng trang trí trái măng cụt khi nãy lên trên thành ly và thưởng thức thôi!

2 cách pha trà măng cụt giải nhiệt: “Tam tai” của măng cụt, đến vỏ cũng không tha

Cách làm trà măng cụt (Ảnh: Internet)

Món trà măng cụt có màu xanh – tím vô cùng đẹp mắt, uống vào có vị chua của chanh quyện với vị ngọt thanh của măng cụt rất hấp dẫn! Uống món trà này vào ngày hè giúp bạn giải nhiệt và còn tốt cho sức khỏe nữa đấy nhé!

Cách làm trà măng cụt từ vỏ

Trà măng cụt được làm từ vỏ măng cụt, được chế biến và ủ để có được một thức uống tốt cho sức khỏe. Nó có thể bổ sung dinh dưỡng phong phú cho cơ thể con người, tăng cường khả năng miễn dịch, nuôi dưỡng làn da, trì hoãn sự lão hóa của cơ thể.

2 cách pha trà măng cụt giải nhiệt: “Tam tai” của măng cụt, đến vỏ cũng không tha

>>>>>Xem thêm: Cách làm thịt bò cuộn phô mai ngon miễn bàn

Cách làm trà măng cụt từ vỏ măng cụt khô. (ảnh: Internet)

Trà măng cụt giải nhiệt

Trà măng cụt là thức uống giải khát và tốt cho sức khỏe. Nó có thể thanh nhiệt và giải độc, và ngăn ngừa nội nhiệt quá mức. Thường thích hợp nhất với người có thể chất nóng, thường xuyên nóng trong, môi lở loét. Ngoài ra, người bệnh còn gặp phải các triệu chứng bất lợi như khô miệng, táo bón, nước tiểu vàng. Uống thêm trà măng cụt cũng có thể làm giảm nhanh các triệu chứng.

Trà măng cụt cải thiện chất lượng da

Trà măng cụt có tác dụng rất tích cực đối với làn da của con người. Nó rất giàu axit tannic, có thể thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương và ngăn ngừa mụn trứng cá, sắc tố, mụn trứng cá và các triệu chứng bất lợi khác. Uống trà măng cụt thường xuyên có thể làm cho làn da mịn màng và dịu dàng. Sau khi các tế bào da được hấp thụ, nó cũng có thể ngăn ngừa mất độ ẩm của da và giữ cho làn da mềm mại, mịn màng và khỏe mạnh.

Kháng khuẩn và chống viêm

Trà măng cụt cũng chứa một số thành phần dược liệu, đặc biệt là axit tannic và vitamin C, có thể tăng cường khả năng chống viêm của cơ thể sau khi được cơ thể hấp thụ. Chúng có thể loại bỏ các vi khuẩn nhạy cảm và vi khuẩn gây bệnh như tụ cầu vàng, tụ cầu và phế cầu trong cơ thể người, đồng thời có thể ngăn chúng gây tổn hại cho tế bào người. Mọi người thường uống trà măng cụt trong nước để cải thiện khả năng chống viêm của cơ thể và cũng làm giảm tình trạng viêm trong cơ thể.

Trà trái măng cụt có rất nhiều lợi ích cho cơ thể con người, tuy nhiên nếu uống quá nhiều sẽ có tác dụng phụ rõ rệt. Do tính lạnh, giải nhiệt nên uống nhiều trà măng cụt sẽ dễ gây ra các triệu chứng bất lợi khác nhau như lạnh bụng, đau bụng, tiêu chảy, tiêu chảy và phân lỏng.

Nguyên liệu làm trà măng cụt từ vỏ

  • Vỏ măng cụt thái mỏng phơi khô
  • Mật ong
  • Chanh

Các bước pha trà măng cụt từ vỏ khô

Bước 1: Rửa sạch vỏ quả măng cụt, thái mỏng, phơi khô, bảo quản trong hũ thủy tinh sạch ở nơi khô ráo.

Bước 2: Pha trà

Dùng một nắm nhỏ vỏ măng cụt phơi khô, cho vào ấm hãm với nước ấm đã đun sôi (nhiệt độ lý tưởng nhất là 70-75°C). Ủ trà trong khoảng 15 phút cho các hoạt chất trong vỏ măng cụt được tiết hết ra nước.

Bước 3: Cho thêm nước cốt chanh tươi và 2 thìa mật ong để tăng hương vị và thưởng thức thôi.

Một số công thức món ăn ngon khác có thể bạn quan tâm:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *